Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/01/2024, 12:22 PM

Lão thật niệm Phật tiêu nghiệp vãng sanh thành Phật

Phật Thích Ca nói: Oai thần ánh sáng của Phật Vô Lượng Thọ cao xa tuyệt diệu.

Oai thần ánh sáng chỉ cho Phật A-di-đà có đầy đủ công đức, công năng của hai lợi ích hiện tại và tương lai, rất to lớn vĩ đại không có cách gì tưởng tượng được cả, dù Phật Thích Ca Mâu Ni cả ngày đêm một kiếp cũng không nói hết được. Đã là công đức vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn, đều đầy đủ tất cả sự cảm ứng trong Phật pháp, nếu không thì Phật Thích Ca cho đến hằng hà chư Phật trong mười phương làm sao đồng thanh ca ngợi công đức không thể nghĩ bàn cho được. Niệm Phật có thể đạt được hai lợi ích hiện tại và tương lai, trong đời ác năm trược đây là pháp khó tin. Pháp khó tin siêu việt hẳn triết học, khoa học, y học, người càng coi trọng học vấn lại càng khó tin hơn. Bởi, khoa học, triết học, y học đều là cái thấy nghe của thế gian như chúng ta đây làm tiêu chuẩn, mà muốn đo lường cảnh giới không thể nghĩ bàn của Phật A-di-đà là điều tuyệt đối không thể được. “Lời nói phi thường, không lọt vào tai người thường được”. Đó là điều chúng ta phải hiểu thấu, buông bỏ vạn duyên. Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, đạt được cảnh giới như vậy, không những quyết định vãng sanh, mà có thể “tùy hỷ vãng sanh”, “tự tại vãng sanh”.

Bởi nghiệp duyên tâm tánh chúng sanh cang cường khó điều khó phục, Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Người kiêu mạn, gian dối, lười biếng, khó có thể tin vào pháp môn nầy. Hàng phàm phu thường hiểu càng nhiều thì càng cảm thấy mình ghê gớm lắm, cao hơn người một bậc, không thể cùng với người làm điều thiện, không thể theo điều thiện như dòng nước chảy. Kiêu mạn, hoài nghi, là căn bản phiền não. Tham, sân, si, mạn, nghi rất khó đoạn trừ được, bởi nội tâm của mỗi người đều có chất ngang ngược, rắn rỏi khí khái, mà lại thiếu đi tính khiêm tốn, dịu dàng. Giống như bản thân là kẻ vô tri vô thức mà ngược lại bướng bỉnh không thuần, rất nguy hại khó điều phục. Đối với người niệm Phật vấn đề nầy càng chú tâm điều phục nhiều hơn, để tâm được thanh tịnh, ý chí tinh thần tập trung vào một câu Phật hiệu, kiên nhẫn, dịu dàng câu Phật hiệu nầy niệm liên tục, thì không có phiền não, cũng không có tri kiến. một câu Phật hiệu thật sự đem mọi vọng tưởng, chấp trước, thị phi phá bỏ đi. Đây là pháp môn tiêu nghiệp chướng bất khả tư nghì. (Xưng một câu danh hiệu Phật, trừ được năm mươi ức kiếp tội sanh tử).

Đừng ngờ một tiếng siêu thập địa

Phải biết sáu chữ thâu Tam thừa

Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm là ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp, tạo ác thì làm chướng ngại lòng thanh tịnh. Suốt ngày đến tối suy nghĩ lung tung, miệng đầy những lời không đâu vào đâu thì nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ được. Còn trong cả ngày đến tối khởi tâm động niệm, trong lòng tưởng nhớ A-di-đà Phật, miệng niệm A-di-đà Phật, thân lễ bái A-di-đà Phật. Đây gọi là tu hành tam nghiệp, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng. Niệm Phật là thiện trong các thiện, thiện nhất không sao qua được một câu sáu chữ hồng danh nầy. Pháp môn niệm Phật thù thắng ở chỗ không câu nệ hình thức. Ở nhà hay làm việc bất cứ hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được. Chướng duyên các pháp môn khác rất nhiều, còn pháp môn niệm Phật thì ít. Ví dụ, niệm Phật có người ghét ta, thì ta niệm ở trong lòng, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Oan gia đến phá ta, hãm hại ta, chướng ngại ta thì chỉ có thể chướng ngoài hình thể, không thể làm trở ngại nội tâm. Họ đánh ta cũng tốt, chửi rủa ta cũng chẳng sao, trong lòng mình cứ “Lão thật niệm Phật”, câu Phật hiệu trong tâm không gián đoạn, không xen tạp, không hoài nghi, công phu ta không bị gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.

“Niệm Phật thành Phật” là nhất hướng xưng danh, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, phương pháp để tiêu trừ nghiệp chướng là dùng nhất tâm niệm Phật.

“Niệm Phật thành Phật” là nhất hướng xưng danh, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, phương pháp để tiêu trừ nghiệp chướng là dùng nhất tâm niệm Phật.

Để thực hiện pháp môn niệm Phật được rốt ráo, tâm thanh tịnh càng phải thường thực hành pháp nhẫn nhục, dịu dàng, an trụ trong từ, bi, hỷ, xả. Cho nên hy vọng mỗi chúng ta đều có thể bồi dưỡng sự dịu dàng nhẫn nhục, từ bi, hỷ xả, đồng thời nương tựa vào sự gia trì thệ nguyện của Phật A-di-đà. Phật pháp ngoài pháp môn nầy ra, bất cứ pháp môn nào cũng đều phải nhờ vào đoạn hoặc kiến chân (đoạn mê hoặc thấy cái chân thật) của chính mình, không có cách nhờ tha lực, duy chỉ có pháp môn niệm Phật có sự trợ giúp của tha lực, đó là lúc vãng sanh, Phật A-di-đà sai hóa thân Phật, hóa Bồ Tát Quán Thế Âm, hóa Bồ Tát Đại Thế Chí đến trước mặt hành giả, khen rằng: “Thiện nam tử, vì ông xưng danh hiệu Phật, nên các tội tiêu diệt, Tôi đến đón ông”.

“Niệm Phật thành Phật” là nhất hướng xưng danh, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, phương pháp để tiêu trừ nghiệp chướng là dùng nhất tâm niệm Phật. “Nhất tâm” là mình niệm câu: “A-di-đà Phật” này, cái gì cũng không nghĩ tưởng. Nhìn thấu, buông xuống, tùy duyên, tự tại, niệm Phật. Nhìn cho ra bản thân chúng ta, nhìn cho thấu mình là kẻ không có cơ hội xuất ly, phiền não đầy dẫy, thiện căn cạn mỏng, lưu chuyển tam giới, chẳng thể ra khỏi nhà lửa. Ta là người như thế, điểm nầy nhìn cho thấu triệt liền dứt bỏ chỉ hướng về phía đức Phật A-di-đà. Dùng tâm thanh tịnh niệm câu Phật hiệu nầy, càng niệm càng thanh tịnh, trong lòng tất không có nghiệp chướng.

Chúng ta học Phật, tương lai vãng sanh nếu bị bệnh thì rất khó coi. Người ta đứng mà đi, ngồi mà đi, chúng ta không thể đứng mà đi, thì cũng phải ngồi mà đi. Rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, ra đi mà không bị bệnh, vậy mới phải. Quán Thế Âm dạy chúng ta: “Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo”, dùng phương pháp nầy niệm Phật, được “nhất tâm” nhanh, công phu sẽ đắc lực. Đó là “Đô nhiếp lục căn” do Đại Thế Chí Bồ tát đã nói. Mắt chúng ta nhìn bên ngoài, bây giờ chúng ta nhìn bên trong, tai nghe bên ngoài, nay lắng nghe bên trong. Bên trong là tự tánh. Hồi đầu nghe, thấy tự tánh, lục căn đều quay lại, đây là  “Minh tâm kiến tánh”. Còn như chúng ta thực hành pháp môn niệm Phật càng cần phải hội đủ “Tín, Nguyện, Hạnh” hơn, tin sâu thật sự, phát nguyện khẩn thiết, cố gắng niệm Phật, câu Phật hiệu nầy tuyệt đối không rời cửa miệng. Người xưa nói: “Châu bất ly thủ, Phật bất ly khẩu”, tâm khẩu tương ưng, đây mới thật là “Lão thật niệm Phật”. Chỉ cần lão thật niệm suốt câu Phật hiệu nầy, tự nhiên tâm khai ý mở. Đây là “Niệm đạo chi tự nhiên” không có tơ hào miễn cưỡng. Lão thật niệm Phật là học trò tốt của Phật, đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều quên hết, niệm đến tâm thanh tịnh, niệm đến khai mở trí tuệ. Niệm đến tâm thanh tịnh, trí tuệ tự nhiên hiền tiền. Đây là hạnh phù hợp với bản nguyện của đức Phật A-di-đà: “Chúng sanh trong mười phương, nếu chuyên niệm danh hiệu Tôi thì vãng sanh về Tịnh Độ Tôi”, nên khi chúng ta niệm Phật thì liền phù hợp với bản nguyện của Phật thì được ánh sáng nhiếp thủ, nhờ hoàn toàn nương theo sức bản nguyện của Phật, nên mười người niệm Phật đều được vãng sanh cả mười, trăm người niệm Phật thì vãng sanh cả trăm. Lại còn không trái với lời Phật Thích Ca đã khẩn thiết khuyên dạy chúng sanh phàm phu trong ba kinh Tịnh Độ. Hạng phàm phu trong đời ác ngũ trược, ít thiện căn phước đức nhân duyên, không thể vãng sanh về cõi Niết-bàn Cực Lạc kia, nghe nói về đức Phật A-di-đà, nếu chấp trì danh hiệu, chuyên niệm Di-đà thì quyết định được vãng sanh. Vì vậy, chúng ta chuyên tu niệm Phật là tùy thuận theo lời của đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã khuyên dạy trong kinh A-di-đà.

Người sanh ra ở cõi Ta-bà, vì ái dục quá nặng, “Ái bất trọng bất sanh Ta-bà”, “Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ”, vãng sanh Tịnh Độ phải nhờ A-di-đà Phật, then chốt là ý niệm phải chuyên nhất, chỉ có một câu “A-di-đà Phật”, quyết không có tạp niệm thứ hai. Đời nầy chỉ có một mục tiêu, muốn gặp A-di-đà Phật, muốn đến Thế giới Cực Lạc, trong kinh dạy chúng ta: “Chấp trì danh hiệu” thì có thể đi. Vậy chúng ta phải công phu câu danh hiệu nầy, quyết không lơi lỏng, chỉ cần nắm chặt câu danh hiệu nầy, những thứ khác đều có thể buông bỏ, vì “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, mọi thứ đều không mang đi được. Chỉ cần xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật, trên suốt một đời, dưới cho đến mười niệm, chắc chắn vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Pháp Nhiên thượng nhân có câu nói về bốn chữ “Niệm Phật vãng sanh” chúng sanh và Phật đã phân công với nhau: “Niệm Phật là việc chúng ta làm, vãng sanh là việc Phật làm”.

Vãng sanh rất đơn giản, thù thắng dễ dàng! Chúng ta không cần lo lắng: “Tôi niệm Phật tâm chưa thanh tịnh, công phu chưa sâu... chỉ cần “lão thật niệm Phật” với câu danh hiệu A-di-dà Phật thì đều được vãng sanh, không cần phải hoài nghi. Cũng giống như đứa trẻ chẳng cần biết tình thương của mẹ bao la nhường nào, nó chỉ cần ngả mình vào lòng mẹ bú sữa là được rồi. Chúng ta niệm Phật chỉ tin tưởng thệ nguyện của đức Phật A-di-đà chẳng hư giả, xưng niệm danh hiệu thì tất nhiên được vãng sanh, như vậy vô lượng ánh sáng của đức Phật A-di-đà liền chiếu đến chúng ta nhiếp thủ không bỏ, trong lòng liền nở hoa ưa thích, đây gọi là “chí tâm tin nhạo”. Có tin thì liền có ưa, không tin thì sẽ không ưa, sẽ khổ não. Đại sư Thiện Đạo nói với chúng ta nguyên lý căn bản để nhất định vãng sanh là ở nơi bản thệ nguyện chắc chắn không hư dối. Vì đức Phật A-di-đà không lừa dối chúng ta. Khi nào chúng ta vãng sanh, vãng sanh ra sao, đều là nhờ đại nguyện, đại nghiệp, đại lực của đức Phật A-di-đà ban tặng cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần “lão thật niệm Phật”, đợi Ngài đến tiếp dẫn là đủ rồi. Giống như ngồi thuyền đi biển vậy. Lên ngồi trên thuyền là việc của khách đi thuyền, vượt biển là việc của thuyền trưởng. Chúng ta chỉ cần leo lên thuyền, đợi qua đến bờ bên kia là được rồi. Cũng vậy, chúng ta chỉ biết niệm Phật, còn việc vãng sanh cứ giao cho đức Phật A-di-đà lo. Vì Ngài đã phát ra thệ nguyện thứ 18: Bạn không vãng sanh thì Tôi không thành Chánh giác.

Nhất cú Di-đà vô biệt niệm

Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Xem thêm