Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/10/2013, 16:27 PM

Lễ Đolta cũng là Lễ Báo hiếu của người Khmer Nam Bộ

Nếu như lễ Vu Lan của người Kinh được xem là “mùa báo hiếu” của con cái với đấng sinh thành, thì lễ Đôlta (có nghĩa là cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer cũng có ý nghĩa tương tự. Lễ Đôlta, họ hàng anh em, con cháu trong gia đình quây quần bên nhau, biếu quà ông bà, cha mẹ và làm lễ cầu phước cho người quá cố.

Trong đời sống tâm linh của người Kinh theo đạo Phật có lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, được xem là mùa báo hiếu , thể hiện nét đẹp về lòng, tri ân, hiếu thảo của con cái với đấng sinh thành.

Cũng mang nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, đồng bào dân tộc Khmer có lễ Đôl ta là lễ cúng ông bà tổ tiên, là một trong những lễ lớn trong năm diễn ra trong 3 ngày, từ 29/8 đến 01/9 Âm lịch.
 Múa điệu truyền thống cúng dường

Theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch, bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Về Nguồn gốc lễ  Sene Dolta, có 02 truyền thuyết được đề cập từ lâu đời: truyền thuyết thứ nhất, phần đông người Khmer ở Nam bộ thường sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa nước. Vào vụ trồng lúa bắt đầu từ tháng 4 và đến đầu tháng 8 âm lịch là nhổ mạ cấy lúa, thời gian này cũng là vào mùa mưa, nước lũ dâng lên. Khi đã cấy lúa xong, bà con thường chống xuồng chèo ghe đi thăm hỏi ông bà, cha mẹ già yếu, có khi đi vài ngày mới tới.

Vì vậy, họ luôn chuẩn bị cẩn thận lương thực, thực phẩm mang theo dùng và phần quà bánh biếu cho ông bà, cha mẹ đều được chuẩn bị rất cẩn thận. 

Khi đến nơi ở của ông bà, cha mẹ, có người thì vui mừng sum họp, có người thì đau buồn chia ly vì có khi đến nơi thì một trong những người thân có người đã mất vì tuổi già sức yếu hay bệnh tật mà do phận làm con ở xa, đường xá cách trở, lo bận mưu sinh, không thường xuyên đến thăm hỏi nên không hay biết….

Dần dần những người cùng đi, họ hẹn gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn ông bà, cha mẹ và chia buồn với người cùng cảnh ngộ.

Truyền thuyết thứ hai: Lễ Sence Dolta được bắt nguồn từ sự tích kinh điển Phật giáo, kể rằng vào 01 đêm khuya, Vua  Ping-pis-sara bỗng nghe tiếng gào thét, khóc lóc thảm thiết, van xin: hãy cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi uống với, vì chúng tôi đang đói lắm… Sau đó nhà vua triệu tập các nhà tiên tri đến hỏi, tìm ra nguyên nhân “đây là các ma quỷ chết oan, chết ức, không cha mẹ, không nhà cửa anh em, nay họ đến xin ăn, uống”.

Nhà vua tìm đến chùa thỉnh ý của Phật Thích Ca, bảo rằng: đó là những đầu bếp (do gian lận ăn cắp cơm gạo, thức ăn trong các lễ cúng dường ở thời Quốc Vương Mahinta – cách nay đã 92 kiếp) khi chết đi thành quỷ ở cõi âm và bị phạt phải nhịn ăn, nhịn uống đến nay là 92 kiếp – nay biết Ngài (tức Vua Ping-pis-sara) là chủ của họ hồi tiến kiếp, nên họ mới đến đòi ăn.

Theo lời dạy của Phật, nhà vua cúng dường, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến cho bọn quỷ. Nhưng với ma quỷ, chúng ta không thể cho đồ ăn trực tiếp được, nên phải dâng cúng đồ ăn đến các vị tu sĩ, nhờ họ tụng kinh hồi hướng thì các ma quỷ thuộc ân nhân đã quá cố mới thọ hưởng được.

Qua đêm thứ hai nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp, vua lại đến thỉnh ý kiến Phật tiếp, đức Phật bảo rằng : "Đêm trước ma quỷ chỉ được ăn no, đầy đủ nhưng chưa có đồ mặc nên lại rên la tiếp vì bị rét lạnh". Nghe vậy, nhà vua lại cho người chuẩn bị y phục cùng đồ ăn làm lễ dâng cúng đến chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng tiếp.

Từ đó về sau, mỗi năm cứ đến mùa là nhà vua lại cho thỉnh mời chư tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỷ và những người đã quá cố. Từ sự tích trong kinh điển Phật giáo trên, nên người dân tộc Khmer Nam bộ tổ chức Lễ Sene Dolta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo, nhờ sư sãi tụng kinh cầu phước cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố được mau chóng đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.

Sau này, khi có sự xuất hiện của các ngôi chùa Phật giáo, thì bà con người Khmer tụ hội về chùa để làm lễ cúng ông bà và qui định với nhau rằng làm lễ Sene Dolta bắt đầu từ ngày 16 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm, với 04 nghi lễ chính tại Chùa và tại mỗi nhà người dân tộc Khmer, gồm: lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh), lễ cúng ông bà (Banh Sen Dolta), lễ hội (Banh phchum banh) và lễ tiễn ông bà (Banh chuônh Dolta).

Ngày nay, lễ Sene Đolta được người Khmer tổ chức với thời gian ngắn hơn, trong ba ngày chính:

Ngày thứ nhất (ngày cúng tiếp đón): Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn mâm cơm, bánh trái, rượu trà… và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn,  khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự ăn uống cùng con cháu. Đến chiều, mọi người ăn mặc tươm tất, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Ngoài ra, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn những người quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu.

Ngày thứ hai (ngày cúng chính): Vào buổi trưa, bà con người Khmer chuần bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính (cúng tập thể), sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con Phật tử trong phum sóc cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.

Ngày thứ ba (ngày cúng tiễn): Mỗi nhà, bà con chuẩn bị một mâm cơm, họ mời vài vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn người quá cố. Riêng phần chuẩn bị cho ông bà, người thân quá cố, bà con làm chiếc thuyền bằng bẹ chuối, có gắn thêm cờ phướn, 02 hình nộm (tương trưng cho tổ tiên) và các thức cúng mọi thứ một ít, có cả các gói gạo, muối, quần áo, tiền, vàng mã… rồi người nhà thắp nhang, đèn mang thuyền thả dưới dòng sông, kênh rạch gần nhà để đưa ông bà và những người thân quá cố về lại thế giới bên kia.

Lễ Sence Dolta của bà con người Khmer Nam bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu. Ngoài ra, Lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Phương Bối (Tổng hợp)

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm