Thứ tư, 02/11/2022, 15:09 PM

Lời thề nguyền và oán thù vay trả

Một lời thề nguyện không có hình tướng mà không mất, cứ tìm nhau đòi oán trả thù rất đáng ghê sợ, bởi vậy chúng ta cần phải cẩn trọng trong mọi lời nói và hành động là vì lẽ như vậy.

Phất Già Sa Vương được người bạn thân là Bình Sa Vương tặng quyển kinh “Thập nhị nhân duyên”, đêm ngày đọc tụng suy nghiệm đạo lý, hiểu thấu đạo mầu, ông nhận thấy ngũ dục là gốc rễ khổ não, đã nhiều kiếp mê man vì nó, nay tỉnh ngộ, nhìn lại quyền quí danh lợi càng thêm ghê sợ.

theywere2

Vua bèn mời các quan đại thần giao phó việc nước, nhường ngôi cho Thái tử, rồi xuất gia cạo đầu, mặc áo cà sa, bưng bình bát làm vị Sa Môn, một mình đi đến La Diệt, tìm đến chỗ Phật cầu thọ giới pháp. Không may giữa đường vua bị con bò mới sinh, sợ người ta bắt mất con, chạy lại húc ông vỡ bụng chết ngay. Người chủ bò thấy thế sợ quá, vội bán bò cho người khác. Người kia mua bò dắt về định nuôi lấy sữa, vừa dắt về đến nhà lại bị bò húc, người chủ chết luôn. Con người chủ bò nổi giận, giết bò đem thịt bán. Người nhà quê mua đầu bò gánh về, đi được nửa đường mệt, treo đầu bò lên cây rồi nghĩ mát. Bỗng nhiên đầu bò đứt dây rơi trúng anh nhà quê, sừng bò trúng vào bụng anh chết ngay. Trong một ngày ba người bị chết vì một đầu bò.

king_bimbisara_and_the_buddha

Bình Sa Vương cho là điềm quái gở, lo sợ, vội vàng cùng quần thần đi đến hầu Phật. Ðến nơi, vua cung kính đỉnh lễ rồi đứng hầu một bên:

- Bạch Thế Tôn, một đầu bò làm chết ba người, việc đó không biết duyên do vì sao? Xin Ngài chỉ dạy cho.

Phật bảo:

- Ðại Vương này, các tội lỗi đã tạo ra, có nguyên nhân rồi phải trả báo, không phải tình cờ mà có.

Vua thưa:

- Xin Ngài dạy cho con biết để tránh điều tội ác.

indian-woman-preparing-dough_0

Phật dạy:

- Trước kia có ba người lái buôn, cùng nhau thuê chung cái nhà của một bà già. Ở được mấy tháng ba người thấy bà già có một mình đau yếu, chờ khi bà đi vắng, ba người rủ nhau lén đi, không trả tiền thuê nhà cho bà. Bà đi chơi về, thấy nhà vắng không có ai, hỏi người hàng xóm mới biết ba người đã trốn đi rồi. Bà vừa giận vừa tiếc tiền, hấp tấp chạy theo cho kịp ba người, khi gặp, bà đòi tiền thuê nhà mấy tháng nay. Ba người xúm nhau mắng thậm tệ, nói tiền nhà đã trả rồi còn đòi chi nữa, ai công nợ chi mụ... Bà già cô đơn yếu đuối cãi không lại nên giận hờn, buồn tủi, khóc lóc, kêu trời vang đất, rồi bà nguyền rủa thề rằng: “Trời đất quỷ thần làm chứng cho tôi cùng cực bị ba người này khinh khi lường gạt, lại mắng nhiếc sỉ nhục. Tôi nguyện đời sau sinh ra chỗ nào, gặp ba người này tôi sẽ trả oán, làm cho mất mạng, ví dầu đặng đạo cũng phải trả nợ này”.

21b43544b48437dfcdea5635146ba80d

Phật bảo Bình Sa Vương: “Bà già khi ấy là con bò ngày nay, ba người lái buôn thuê nhà xưa là ba người bị bò húc chết ngày nay vậy”. Bình Sa Vương và các vị đại thần nghe Phật dạy ai nấy đều sợ hãi, cung kính đỉnh lễ phát nguyện từ nay về sau không dám lường gạt dối trá, gây thù kết oán nữa.

Một lời thề nguyện không có hình tướng mà không mất, cứ tìm nhau đòi oán trả thù rất đáng ghê sợ, bởi vậy chúng ta cần phải cẩn trọng trong mọi lời nói và hành động là vì lẽ như vậy.

(Trích "Truyện cổ Phật giáo" - HT. Thích Minh Chiếu

Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 - 1994)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm