Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/01/2023, 08:00 AM

Lời xót xa nhưng là sự thật

Chúng ta khuyên người khác hãy buông bỏ đi nhưng bản thân chúng ta lại đang cố cầm nắm mọi thứ có thể, nắm những thứ của mình và cả những thứ không phải của mình.

Chúng ta sợ bị phán xét, ghét những kẻ chuyên phán xét người khác nhưng chính chúng ta lại phán xét những người xung quanh không chừa một ai.

Chúng ta đánh giá người nọ, xét đoán người kia chẳng vì mục đích giúp đời mình hay đời họ tốt đẹp hơn mà chỉ để cho vui, để tỏ ra ta đây là người hiểu chuyện. Và khi chúng ta bị ai đó phán xét theo cách tương tự, ta sẽ tức giận mà cho rằng mình bị nói xấu, mình là nạn nhân đáng thương tội nghiệp.

Chúng ta cho rằng mình hiểu biết công lý, mình là người lương thiện, hiền lành. Chúng ta cho rằng mình tốt đẹp khi công khai lên tiếng "xử án" cho những điều sai trái mà không nhìn ra cái ác của chính mình. Chúng ta đòi "đóng đinh", đòi "ném đá", đòi "xử tử" những phạm nhân vì tội lỗi của họ nhưng không biết giây phút ta đòi làm những điều đó nhân danh công lý, là ta đã đi ngược lại với công lý rồi.

Chúng ta lên tiếng rao giảng về lối sống mới, dạy người khác cách để giữ hạnh phúc gia đình, cân bằng cuộc sống nhưng thực tế bao nhiêu người trong chúng ta đang thực sự có hạnh phúc gia đình, có cân bằng cuộc sống để mà chỉ dạy?

Trân trọng mọi nhân duyên gặp gỡ trong đời, hết lòng đối đãi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hay chúng ta chỉ là những kẻ đang vùng vẫy trong hố sâu đau khổ nhưng lại cố dạy người khác rằng đau khổ chính là hạnh phúc?

Chúng ta rao giảng về đạo đức nhưng bản thân chúng ta chỉ là những kẻ đạo đức giả mà thôi. Thứ đạo đức mà chúng ta rao giảng - cũng có đấy, nhưng nó không ăn sâu hơn làn da một chút nào. Cứ thử bị đụng chạm quyền lợi bản thân đi, ta sẽ thấy mọi đạo đức đều bị tróc vẩy khỏi làn da nhanh như một cơn gió.

Chúng ta khuyên người khác hãy buông bỏ đi nhưng bản thân chúng ta lại đang cố cầm nắm mọi thứ có thể, nắm những thứ của mình và cả những thứ không phải của mình.

Chúng ta khuyên nhau đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, hãy từ bi, nhưng chúng ta không thể từ bi với những người thân thiết nhất là vợ/chồng/ cha mẹ/anh em mình - đừng nói gì tới những người xa lạ.

Chúng ta dặn nhau hãy khiêm tốn, hãy biết đóng cửa lại mà nghĩ về những lỗi lầm của mình.

Nhưng thực tế khi đóng cửa lại để suy nghĩ, ta lại chỉ nghĩ về lỗi lầm của người khác, không phải những lỗi lầm của bản thân.

Nếu ta đủ khiêm tốn để nhìn thấy lỗi lầm của bản thân thì lỗi đó cùng lắm cũng không lớn hơn giọt sương hay một hạt cát, còn lỗi của người khác thì nhất thiết bao la như cả sa mạc, vĩ đại như bốn đại dương hay mênh mông như cả vũ trụ.

Đôi khi chúng ta cũng cố ráng nặn ra một vài lời xin lỗi để làm vừa lòng nhau, nhưng sâu bên trong, ta vẫn luôn cho rằng mình đúng. Mọi người đều luôn tin mình đúng, chỉ là người kia không hiểu. Và bất hạnh thay, người kia cũng nghĩ hệt như thế!

Chúng ta xây dựng những pháo đài, chạy đua vũ khí và tự hỏi bao giờ thế giới mới chấm dứt chiến tranh.

Chúng ta gắn cho cuộc đời hình ảnh đời là một cuộc đua tranh, một cuộc chiến rồi trách sao cuộc sống quá ư mệt mỏi, quá ư khắc nghiệt.

Chúng ta sống rất giả dối, rất hời hợt, rất trào lưu rồi lại than trách sao không thể tìm ra ý nghĩa sống của cuộc đời.

Chúng ta nói rằng mình muốn sống hạnh phúc nhưng chúng ta lại có thể dễ dàng tìm ra 1000 lý do để biện minh rằng cuộc sống này không dễ dàng, cuộc sống là khổ đau.

Và nếu ai đó yêu cầu ta hãy nghĩ về việc làm sao cho cuộc sống đơn giản hơn, hạnh phúc hơn thì ta sẽ nói họ điên, thiếu thực tế, mơ mộng, ngu ngốc.

Ai mới thật là ngu ngốc?

- Người cho rằng đời là bài toán hay người cho rằng đời là bài thơ?

- Người cho rằng đời là bể khổ hay đời là một cuộc vui lớn?

- Người cho rằng đời không như mơ hay người cho rằng đời chỉ là mơ?

- Người chỉ nghĩ tiêu cực và khóc than cho suy nghĩ của mình hay người nghĩ về những tiêu cực để vượt lên trên nó, hành động để những gì mình nghĩ biến thành thực tại mong muốn của mình

Phước lành thay cho người sớm nhận ra rằng có một lựa chọn rất quan trọng cuộc đời: Ta là ai? Ta muốn mình là ai? Là nạn nhân - hay là nguyên nhân của cuộc đời này?

Nếu ta cứ muốn mình là nạn nhân, thế thì ai có thể cứu? Một ngàn Jesus hay mười ngàn chư Phật giáng thế cũng không thể cứu nổi một người chỉ tin mình là nạn nhân. Còn nếu ta đủ trí huệ để thấy mình là nguyên nhân - thế thì có một nơi để ta tìm thấy “đấng cứu độ” của cuộc đời…

Đó là hãy nhìn vào GƯƠNG!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Xem thêm