Luật nhân quả do ai tạo ra?
Trong nhà Phật có nói: Nhân quả không phải dễ hiểu, phải là bậc “sáng mắt” mới thấy rõ nhân quả. Chúng ta còn rất mù mờ về nhân quả. Chúng ta gieo nhân đắng nhưng lại đòi quả ngọt. Như các ngài Tổ Sư thường nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.”
Nhân quả là lẽ tự nhiên, tất yếu, không có ai tạo ra nó. Ví dụ như khi Thầy nói một tiếng, âm thanh phát ra va đập vào không trung và sau đó tiếng vang trở lại. Khi đó, tiếng nói của Thầy chính là nhân và tiếng vang trở lại chính là quả.
Cho nên, nhân quả chính là quy luật của sự tác động, giống như chúng ta bị đấm thì phải đau, có tiếng thì phải có vang, có hình thì phải có bóng,... Nó là một chu trình tất yếu của thời gian, là cái trước và cái sau.
Luật nhân quả không có ai làm ra, chỉ có con người chúng ta có nhận thức được nó hay không. Nếu nhận thức và hiểu được luật nhân quả thì chúng ta vận dụng được nó và có được rất nhiều điều tốt đẹp từ nhân quả.

Cho nên, nhân quả chính là quy luật của sự tác động, giống như chúng ta bị đấm thì phải đau, có tiếng thì phải có vang, có hình thì phải có bóng,... Nó là một chu trình tất yếu của thời gian, là cái trước và cái sau.
Trong nhà Phật có nói: Nhân quả không phải dễ hiểu, phải là bậc “sáng mắt” mới thấy rõ nhân quả. Chúng ta còn rất mù mờ về nhân quả. Chúng ta gieo nhân đắng nhưng lại đòi quả ngọt. Như các ngài Tổ Sư thường nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.”
Chúng ta là chúng sinh, lúc gieo nhân thì gieo bừa bãi, lúc quả trổ ra thì kêu la, đấm ngực, trách trời, trách Phật,... Còn các bậc Bồ Tát khi gieo nhân, các Ngài rất cẩn thận, không gieo những nhân xấu ác. Ví dụ như nếu nhân này gieo mai sau mọc ra cái gai hay quả đắng, quả độc thì các Ngài sẽ không gieo. Các Ngài thường chọn gieo những nhân thiện và tốt đẹp.
Vậy, mỗi người chúng ta nên học theo các Ngài, gieo nhân thiện lành và từ bỏ làm các việc ác để được những quả tốt lành cho mai sau.
>> Mời quý vị cùng xem video "Luật nhân quả do ai tạo ra?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm