Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mặc tình trôi...

Chúng ta nhìn trong tâm thức, nếu thấy nỗi buồn đến, hãy mỉm cười nhận diện nỗi buồn và thả trôi nó đi. Đối với tất cả cảm thọ khác như lo lắng, bất an, buồn phiền, chúng ta cũng nhận diện rồi mời chúng trôi đi. Phải chăng những thiền sư lớn trên hành tinh này khi tu cũng làm chừng ấy việc.

HT Thích Phước Tịnh kể về những câu chuyện liên quan tới việc buông bỏ và nuôi dưỡng từ bi quán với những câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc, gần gũi và dễ hiểu tới độc giả phatgiao.org.vn

Chuyện bà cụ bán bánh chuối

Có một câu chuyện kể về một cụ già đến đảnh lễ Hòa Thượng Triệu Châu. Bà thưa: “Xin Hòa Thượng dạy cho con một pháp môn tu.” 

Tăng chúng mỉm cười, nghĩ rằng pháp tu chỉ dành cho người thâm hiểu Phật pháp, cụ già nhà quê này làm sao có thể tu được. 

Thế nhưng ngài Triệu Châu không ngần ngại dạy cho cụ già: “Tu dễ lắm! Cụ có biết ba chữ ‘tùy tha khứ’ không? Ba chữ ấy nghĩa là ‘thả trôi đi’.  Cụ chỉ cần làm ngần ấy việc là tu thành Phật.”

Cụ già thưa: “Thưa Hòa Thượng, thả cái gì trôi?”. 

Ngài Triều Châu đáp: “Buồn vui đến, bà thả buồn vui trôi đi.  Những khó chịu về con cháu trong nhà, bà cũng thả những cảm giá khó chịu ấy trôi đi.  Làm như thế là tu!”

Bà nghe lời, về thực tập. Công phu thiền quán của bà ngày một dầy.  Rồi một hôm bà khi đứng chiên bánh chuối, nhìn những chiếc bánh trôi qua trôi về, bà giác ngộ.

“Buồn vui đến, bà thả buồn vui trôi đi. Những khó chịu về con cháu trong nhà, bà cũng thả những cảm giá khó chịu ấy trôi đi. Làm như thế là tu!”

“Buồn vui đến, bà thả buồn vui trôi đi. Những khó chịu về con cháu trong nhà, bà cũng thả những cảm giá khó chịu ấy trôi đi. Làm như thế là tu!”

Bài liên quan

Thả trôi nỗi buồn phiền

Nỗi buồn cứ ở lại với đời người do vì chúng ta không chịu thả nó trôi đi. Kỳ thật chúng ta thường nhớ rất dai những lỗi lầm của người thân trong quá khứ. Thiệt thòi đến với chúng ta trước tiên vì cứ mỗi lần gợi lại những bực tức về người thân, chúng ta làm lớn dần hạt giống giận hờn trong tâm thức. Chỉ cần có chút nhẫn, kèm thêm từ bi quán bên trong, chúng ta có thể thanh thản thả trôi những lỗi lầm người thân đã làm.

Sự thật nào ai tránh khỏi lỗi lầm? Đức Thế Tôn từng nói rằng người biết mình lỗi lầm, người đó là bậc Thánh. Vì thế nếu người thân của chúng ta đã một lần gật đầu chấp nhận về điều họ đã vụng về làm, chúng ta nên để qua một bên những sai lầm ấy.

Lửa đã cháy rồi, đừng đổ dầu thêm – đó là cách sống thông minh nhất. Hơn nữa, đừng quên rằng trong mỗi con người đều có hạt giống tâm thức hướng thượng; vì thế, sớm muộn gì người thân cũng sẵn sàng sửa sai.

Kỳ thật chúng ta thường nhớ rất dai những lỗi lầm của người thân trong quá khứ.

Kỳ thật chúng ta thường nhớ rất dai những lỗi lầm của người thân trong quá khứ.

Ngoài ra, khi người thân làm lỗi, đừng nghĩ rằng mình không đóng góp vào phần lỗi ấy. Nếu như mình xử sự tốt hơn, hoặc môi trường gia đình đầm ấm hơn, tình trạng tồi tệ đã không xảy ra.  Chúng ta nên biết nhận trách nhiệm phần mình và học hạnh thả trôi để bản thân được thanh thản, và đem lại an lạc cho người thân.

Thử hỏi đời sống là có thứ gì dừng lại, không trôi? Mùa xuân sinh lá, mùa hè kết trái, mùa thu lá rụng, mùa đông cây ngủ, mùa xuân cây sống lại. Đêm đến, buồn vui trong ngày có cơ hội lắng xuống trong giấc ngủ. Hôm sau vươn vai thức dậy, chúng ta là con người mới.  Vì thế, chúng ta nên sống với nhịp vận hành tự nhiên như đất trời, hình hài vật lý, như tâm thức của ta.

Hiểu được như thế vẫn chưa đủ! Đừng nghĩ khi tu học chỉ nghe hiểu mà không thực tập. Giống như cụ già kia, tuy không được học nhiều Phật pháp, nhưng nhờ công phu ngày đêm mà ngộ được đạo.  

Chúng ta có thể tìm một ít thời gian thảnh thơi, đốt một cây hương, ngồi yên bình buông lỏng thân tâm. Chúng ta có thể khép mắt, mỉm cười nhẹ giúp cơ trên mặt được thư giãn. Kế tiếp chúng ta nhìn trong tâm thức, nếu thấy nỗi buồn đến, hãy mỉm cười nhận diện nỗi buồn và thả trôi nó đi. Đối với tất cả cảm thọ khác như lo lắng, bất an, buồn phiền, chúng ta cũng nhận diện rồi mời chúng trôi đi. Phải chăng những thiền sư lớn trên hành tinh này khi tu cũng làm chừng ấy việc.

Bài liên quan

Thành công với việc nhận diện cảm thọ đến rồi đi, chúng ta thực tập bước kế tiếp là nhận diện tiếng nói thầm thì sinh khởi bên trong. Thông thường chúng ta bên ngoài lặng im nhưng thực chất bên trong ồn ào như chợ. 

Ví dụ vẫn ngồi yên đó nhưng nhìn thấy người bạn vừa xuất hiện trước cửa nhà, bên trong đầu của chúng ta đã nói: “Ồ, bạn mình vừa đổi xe mới.” Tiếng nói thầm thì như thế một ngày sinh khởi liên tục, làm hao tổn năng lượng rất nhiều. Tiêu phí năng lượng cho những chuyện vẩn vơ như vậy khiến cơ thể mòn mỏi sớm hơn tuổi thọ quy định.

Khi nhận diện thành thạo cả cảm thọ lẫn tiếng nói thầm thì, chúng ta không còn bị chúng dẫn đi xa; ví dụ ngồi đây nhưng chúng ta không suy nghĩ về những chuyện xảy ra ở nhà hay bằng tư tưởng, chúng ta không quay trở lại những nơi đã từng du lịch qua. Nói cách khác, chúng ta trở thành người nhận diện cảm thọ cũng như tiếng thì sinh khởi và không để chúng cuốn mình trôi đi. Chúng ta chỉ đơn thuần làm người nhận diện, không phê phán. Chúng ta không cần khởi ý loại trừ hay ghét bỏ. Điều gì đến, chúng ta nhận biết nó đến, rồi thả nó trôi đi nhẹ nhàng. Đó là pháp thiền quán rất thâm sâu mà các vị thiền sư ngày xưa đã truyền đạt cho chúng ta học hỏi.

Chiếc lá bên đường, viên sỏi dưới chân, hay một mảnh mây bay, hoặc một người hò hẹn đối diện – tất cả đều mang bài học đến cho ta.

Chiếc lá bên đường, viên sỏi dưới chân, hay một mảnh mây bay, hoặc một người hò hẹn đối diện – tất cả đều mang bài học đến cho ta.

Chiếc lá bên đường, viên sỏi dưới chân, hay một mảnh mây bay, hoặc một người hò hẹn đối diện – tất cả đều mang bài học đến cho ta.”

Can đảm giáp mặt với đau thương, bất an, buồn phiền của cuộc sống là bài học thứ hai. Không chỉ chạm mặt với các hiện tượng bên ngoài, chúng ta còn cần thực tập chạm mặt với những tâm hành bên trong. Nhận diện được cả trong lẫn ngoài, chúng ta giải quyết ngay được mọi việc.

Trở lại pháp môn “Tùy tha khứ”, có ba việc chúng ta cần làm khi thực tập pháp môn “mặc tình trôi” này.  Một là hãy để trôi đi tất cả những tâm hành vừa đến! Hai là hãy  nhận diện những dòng chảy thầm thì, mỉm cười nhìn nó đến rồi đi!  Và cuối cùng hãy là người nhận diện, không liệng mình vào dòng chảy và để bị trôi theo chúng! Mong rằng tất cả chúng ta đều chuyên cần thực tập pháp môn này để làm cuộc sống có được niềm vui và hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Xem thêm