Mật Tông thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa? Đường lối của Mật Tông ra sao?
Đối với người tu Mật Tông thì việc trì “Chú” là gì? Muốn tu thành Phật bằng phương tiện trì “Chú” thì phải làm sao?
Hỏi: Những ai đọc “Chú” được?
Đáp: “Chú” là phương tiện của Phật cho mượn nên ai mà chẳng có quyền đọc. Tuy nhiên khi ta mượn một cái xe thì điều cần thiết là ta có biết sử dụng nó hay không. Nếu không thì xe sẽ trở thành một trở ngại, một khó khăn cho ta, làm cho ta dừng lại với xe mà không tiến được trên đường Đạo. Bởi vậy, những người biết lái xe, hiểu bệnh của xe, phải là những người được huấn luyện chuyên môn. Do đó đọc “Chú” thì ai cũng có thể đọc được, nhưng có kết quả hay không, nhiều hay ít, đó mới là vấn đề, ấy là chưa nói đến cái hại có thể đến nữa.
Nói thế không hẳn là chỉ những người tu chân ngôn mới được đọc “Chú” mà bất cứ ai nếu với tâm thành thật, hướng đến sự tốt lành cho mình, cho người, vẫn có thể dùng “Chú” mà vẫn thấy linh nghiệm.
Hỏi: Đọc “Chú” đòi hỏi những điều kiện gì?
Đáp: Đương nhiên là cần một số điều kiện. Thông thường ta phải có:
- Sự tin tưởng vững chắc vào “Chú”,
- Lòng thành khẩn khi đọc,
- Hướng về làm lợi ích cho tha nhân hay các chúng sanh.
Đối với người tu Mật Tông thì còn cần nhiều điều khác nữa như:
- Phải xả thế nào.
- Phải dụng tâm ra sao
- Phải dụng ý thế nào
- Phải dụng lực làm sao
- Phải trì tụng thế nào trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.
- Phải làm thế nào Tam mật tương ứng
- Phải làm lợi ích cho chúng sanh thế nào, và
- Phải hồi hướng công đức ra sao.
Tất cả những điều đó, nói riêng cho người tu Mật, sẽ được giải đáp trong phần II, nói về người tu Mật Tông phải làm gì?
Hỏi: Khi nào nên đọc “Chú”, khi nào không nên đọc?
Đáp: Nên đọc những lúc tâm thanh tịnh, hướng về làm lợi lạc cho người khác, cho chúng sanh.
Tuy nhiên lúc Tâm rối loạn thì “Chú” cũng giúp cho tâm được an ổn. Không nên đọc “Chú” khi tâm ác, có ý hại người.
Đối với những người tu Mật Tông thì không lúc nào là không nên đọc “Chú”, vấn đề là nên đọc “Chú” nào và vào trường hợp nào để làm lợi lạc chúng sanh.
Hỏi: Đối với người tu Mật Tông thì việc trì “Chú” là gì?
Đáp: Mục đích tối hậu là giải thoát cho mình và để cứu độ người khác. Mục đích là phải tu thành Phật bằng phương tiện trì “Chú” ngay trong hiện kiếp này.
Hỏi: Muốn tu thành Phật bằng phương tiện trì “Chú” thì phải làm sao?
Đáp: Thì người hành giả tu Mật Tông phải thực hiện được “Tam Mật tương ưng”, nghĩa là làm sao cho “Thân, Khẩu, Ý giống như Phật”.
Hỏi: Làm thế nào để được “Tam Mật tương ưng”?
Đáp: Muốn được “Tam Mật tương ưng” thì phải qua một quá trình tu tập hành trì. Đi nhanh hay chậm là do sự tự ngộ và mở Tâm của mình.
Hỏi: Người tu Mật Tông đối với Giới, Định, Huệ như thế nào?
Đáp: Tu theo Phật đạo mà muốn thành tựu thì chẳng Tông Phái nào mà không có GIỚI – ĐINH - HUỆ cả.
Đối với Mật Tông, GIỚI là Tâm giới, tịnh giới. Như vậy có nghĩa là tự lòng mình thấy cần giữ giới, tự mình trở về với cái tịnh, cái sạch, đó là “thân tương ưng”, nếu không giới tịnh thì việc tu không kết quả. Khi đã giới rồi thì vào ĐỊNH chẳng khó, vì tự giữ giới đã sinh Định, rồi lại còn nương vào oai lực của chơn ngôn nữa thì kết quả phải đạt. Do Định đó mà Huệ phát là chuyện tất nhiên vậy. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn thì ĐỊNH HUỆ là một, không có rời nhau. Do đó, nếu giữ giới rồi sau đó nương vào chân ngôn mà hành trì thì tự nhiên đủ cả Định, Huệ.
Hỏi: Mật Tông thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?
Đáp: Phân chia Tiểu thừa, Đại thừa chỉ là tạm tách ra cho dễ hiểu về đường hướng tu tập và qua niệm hành trì mà thôi. Mật Tông không nằm trong thừa nào kể trên cả, mà đường đi của Mật Tông là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, một bước đến giải thoát mà người ta gọi đó là “TỐI THƯỢNG THỪA”.
Hỏi: Thế nào là “Tối thượng thừa”?
Đáp: Tối thượng thừa là một bước đi lên “thành Phật”.
Tối thượng thừa là: vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tâm vô cấu nhiễm, lìa các pháp tướng đi thẳng vào TÂM Phật.
Hỏi: Đường lối của Mật Tông ra sao?
Đáp: Đối với Mật Tông tu là để “cứu độ” chúng sinh chứ không phải là để “giải thoát” cho riêng mình. Do đó, đường lối của Mật tông là: ở mọi nơi, trong mọi lúc đều nhằm làm lợi lạc cho chúng sinh.
Hỏi: Mật Tông khác với các tông phái khác như thế nào?
Đáp: Về mục đích sau cùng của các tông phái đều đạt đến Giác ngộ giải thoát. Vậy thì Mật Tông cũng không đi ra ngoài mục đích đó, nếu có khác chăng chỉ khác trên phương diện hành trì đối với các Tông phái khác mà thôi, hay nói khác đi là chỉ khác nhau về cách dùng phương tiện để đạt đến mục đích “cứu cánh”. (Vấn đề này sẽ được bàn rộng hơn ở phần III nói về “Quan niệm của người tu Mật”). Còn về sự khác nhau trên phương diện độ sanh thì tôi không nói đến, vì tất cả đều “tùy duyên” mà đáp ứng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm