Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/08/2024, 18:07 PM

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?

MC Đại Nghĩa quan niệm ăn uống là để có sức khỏe làm việc, nên ăn chay hay ăn mặn đều có ý nghĩa. Tuy nhiên nếu ăn chay trong sự gượng ép, gò bó thì rất mệt.

MC - diễn viên Đại Nghĩa là khách mời trong tập mới nhất chương trình Kính đa chiều. Anh có những chia sẻ thú vị về lợi ích và ý nghĩa của việc ăn chay.

Empty

Tranh cãi cách gọi tên món chay như món mặn

Một trong những vấn đề gây tranh cãi trong ăn chay là cách gọi tên các món chay như món mặn.

Nhiều ý kiến cho rằng việc này làm mất đi ý nghĩa, cũng như sự thành tâm của người ăn chay.

Đại Nghĩa chia sẻ: "Tên gọi món ăn chỉ là cách để người nghe dễ hình dung, phân biệt là món gì và không ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc ăn chay.

Tôi thấy tranh cãi điều này thật vô nghĩa. Nhiều người không ăn chay tranh cãi tên gọi món ăn để làm gì".

Anh không đồng tình quan điểm "ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành".

Anh nói điều quan trọng là người ăn chay với mục đích gì. Chẳng hạn ăn chay vì ý thức về sức khỏe hay bảo vệ môi trường mới là điều tốt đẹp.

Với ý kiến ăn chay không được dùng trứng, tỏi, hành…, MC Đại Nghĩa cho rằng đây là lựa chọn của mỗi người.

Điều quan trọng sau khi ăn no (ăn chay hoặc ăn mặn), mỗi người đóng góp được gì cho bản thân, gia đình và xã hội.

"Có những người ăn mặn nhưng vẫn mang lại giá trị cho nhân loại. Tuy nhiên cũng có những người ăn chay nhưng không mang lại giá trị tốt đẹp cho những người xung quanh" - MC Đại Nghĩa chia sẻ.

Ăn chay khoa học mới đảm bảo sức khỏe

MC Đại Nghĩa ăn chay trường khoảng 14 năm qua. Anh giữ được sức khỏe tốt, đảm bảo năng lượng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Đại Nghĩa ăn chay từ năm 2010 không vì một biến cố nào trong cuộc sống. Anh chuyển sang ăn chay một cách từ từ.

Anh khuyên những ai có ý định ăn chay cũng chuyển từ từ bởi nếu cơ thể không quen hoặc sức khỏe không tốt, việc chuyển sang ăn chay đột ngột dễ dẫn đến mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc.

Thách thức lớn nhất cũng khó vượt qua nhất đối với người chuyển sang ăn chay là sự thèm thuồng các món ăn mặn.

Empty

Từ kinh nghiệm bản thân, Đại Nghĩa khuyên mọi người không nên ép buộc bản thân quá mức.

Thời điểm nào cảm thấy thèm món mặn có thể ăn lại, rồi ăn chay trở lại sau đó.

Người mới bắt đầu ăn chay có thể ăn chay nửa buổi hoặc một ngày trong tháng. Sau đó tăng tần suất ăn chay nhiều hơn khi cơ thể thích ứng.

Người ăn chay cần giữ tâm trạng thoải mái, không bị gò bó hay ép buộc, nếu không thì rất mệt.

Một điều quan trọng dù ăn chay hay mặn cần có phương pháp khoa học, chế độ ăn hợp lý mới đảm bảo sức khỏe tốt.

Nguồn: Tuổi Trẻ online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Thuần chay 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Thuần chay 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Thuần chay 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

2 tin vui cùng lúc cho người thích ăn chay

Thuần chay 17:22 19/11/2024

Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm thực vật là khuyến nghị dinh dưỡng lâu đời để có sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm