Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/04/2016, 11:36 AM

Méo mó về nhận thức trong gia đình “hoang dã”

Tôi không hiểu một đứa trẻ nhận định sức mạnh có được từ sự chết chóc và hủy diệt các loài thú thì tâm hồn em sẽ thế nào? Biết đâu sau này em sẽ trở thành một con người máu lạnh và vô cảm? Trong đầu lúc nào cũng nhớ về cảnh tàn bạo, sát hại thì đâu còn chỗ để nuôi dưỡng tâm từ bi và tình yêu thương?

Càng ngày tôi càng hiểu vì sao người xưa vẫn luôn nói: “nhàn cư vi bất thiện”, khi nhàn rỗi con người thường sinh ra những việc làm bất thiện.

Mẹ tôi có quen một cô bạn chơi với nhau từ ngày còn học cấp 3. Cô bạn đó khá may mắn khi được làm dâu trong một gia đình giàu có. Hôm cô mời mẹ tôi đến nhà ăn tân gia, ba mẹ con tôi đã bị sốc và thấy lạnh người. Sốc không phải vì căn nhà to như một cung điện thu nhỏ. Chúng tôi sốc khi nhìn thấy những thứ "đẳng cấp" trang trí bên trong căn nhà đó.

Nào là thảm da hổ, đầu hươu, linh dương hay đôi ngà voi bày nơi bàn nước. Cô bạn hào hứng khoe với mẹ tôi về “chiến lợi phẩm” của người chồng sau mỗi chuyến đi công tác ở Châu Phi. Một trong số đó cũng là quà tặng từ những người bạn thân thiết. 

Không chỉ chọn đầu thú làm vật treo tường, trong nhà còn dành hẳn một gian để “khoe” các loại rượu quý hiếm với khách tới thăm. Theo như lời cô nói thì không phải ai có tiền cũng sở hữu được những món đồ “độc” và “lạ” này.

Từ những bình đựng cao hổ, cao gấu đến các chai rượu trăn, rượu rắn lâu năm được ủ vô cùng kĩ lưỡng. Thứ khiến tôi ấn tượng nhất trong số đó chính là chai hồ lô nhỏ làm bằng gỗ, được mạ vàng và chạm khắc tinh xảo. Theo như lời cô vợ giới thiệu thì đây là bột sừng tê giác mới được người chồng “tậu về”.

Tôi gọi đây là căn nhà của sự chết chóc. Thật đáng sợ khi nghĩ đến sự đớn đau của những con vật đã phải chịu từ con người. Quả thực, chỉ có người giàu có, giới đại gia mới chịu chơi được như vậy. Chỉ có họ mới “đủ sức” và sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm triệu để mua những món đồ “độc nhất vô nhị” này. Chứ người làm công việc thường như gia đình tôi, tiền ăn và học nhiều khi còn không đủ. Nào có dám mơ tưởng tới việc mua những thứ thảo dược đắt tiền để sống trường thọ bao giờ?
 Ảnh chụp minh họa
Tôi trở về nhà mà lòng ngập những trăn trở và suy tư. Tôi bỗng thấy thương cho gia đình họ. Chỉ vì vô mình, chưa hiểu về chánh pháp của Phật giáo nên họ mới lao vào những thú vui ác độc đến vậy. Nếu biết được quả mà họ phải gánh chịu khi cướp đi sinh mạng của những con vật hoang dã ấy chắc họ sẽ thấy ân hận và sợ hãi lắm. Nếu có hình tướng thì sự oán hận của chúng chắc phải bao trùm hết thảy không gian. 

Ngoài ra, chính sự ngộ nhận về nhận thức đã khiến họ lạc lối và không tìm được lối ra cho mình. Họ tưởng rằng uống những thứ tiên dược đó sẽ khiến họ khỏe hơn. Chúng sẽ truyền cho họ sức mạnh về ý chí và hơn hết là đem lại may mắn cho gia đình. Họ quan niệm nếu treo đầu dê, đâu hổ, tê giác sẽ giúp họ “hấp thụ” được sinh khí từ chúng. Và sự dũng mãnh, hung tợn của loài chó sói sẽ đuổi được tất cả tà ma, duy trì được vượng khí cho gia chủ.

Quan trọng hơn cả, với những người có tiền thì thú chơi này giúp họ khẳng định được đẳng cấp, thương hiệu. Giờ đây, họ sẽ là những người thuộc tầng lớp trên. Thế giới họ đang sống là thế giới của những người có tiền, có quyền. Và họ cứ mải mê chạy theo ánh hào quang của địa vị như thế.

Nhưng điều làm tôi trăn trở nhiều nhất, ấy chính là sự méo mó về nhận thức và tư duy của những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình “hoang dã” ấy. Cậu con trai út trong gia đình lúc nào cũng tự hào khoe các bạn về “chiến lợi phẩm” của người bố. Trong con mắt thơ ngây của con, bố là một người đầy quyền lực khi đã giết được những con vật nguy hiểm và hung tợn nhất trong tự nhiên. 

Tôi không hiểu một đứa trẻ nhận định sức mạnh có được từ sự chết chóc và hủy diệt các loài thú thì tâm hồn em sẽ thế nào? Biết đâu sau này em sẽ trở thành một con người máu lạnh và vô cảm? Trong đầu lúc nào cũng nhớ về cảnh tàn bạo, sát hại thì đâu còn chỗ để nuôi dưỡng tâm từ bi và tình yêu thương?

Chỉ một hành động nhỏ nhưng đã để lại hậu quả to lớn. Việc săn bắn, bắt trộm động vật hoang dã không chỉ gây nguy hại cho môi trường sinh thái. Đáng sợ hơn cả khi những hành động tưởng như vô hại đó lại hủy diệt tương lai trẻ thơ, làm méo mó và “nhàu nát” nhận thức cũng như tư duy của các em. 

Một gia đình, một xã hội không thể bền vững và phát triển nếu những hạt giống, mầm non tương lai của đất nước có những lệch lạc và thiếu hụt về trí tuệ như vậy. Vì tương lai tươi sáng của trẻ nhỏ cũng như sự tồn vong của nhân loại, chúng ta cần bài trừ và lên án những hành động giêt hại, săn bắt và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Chúng ta - những con người sống trong xã hội hiện đại và văn minh cần định hướng nhận thức cho trẻ em. Các em cần hiểu: Sức mạnh không đến từ bên ngoài mà nó được kiến tạo trong chính suy nghĩ của chúng ta.

Nguyễn Linh Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm