Mở mắt trí tuệ để thấy đúng lẽ thật
Chúng ta học đạo thấy rõ như vậy rồi, phải mở mắt trí tuệ thấy đúng lẽ thật, không đi theo những sự mê lầm nữa. Học Phật phải thực hành đúng theo Phật pháp, là trừ bỏ lo buồn khổ não, thân này là vô thường nhất định phải chết, phải thấy đúng vậy không bỏ lờ qua.
Không lầm chấp thân này là mình, mình không phải cái chết đó, bản chất thân này là hoại diệt, phải thấy đúng lẽ thật như vậy là mở mắt trí tuệ của chính mình nhìn thấy, chớ không phải để hiểu.
Học Phật là học lời dạy của Phật, như nói thân này là vô thường thì chúng ta cũng hiểu được, nhưng đó là của Phật chưa phải của chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn quán chiếu chính mình, tự thấy như vậy mới chính là của mình, đó mới là quan trọng. Nhưng thường đa số người học Phật, chỉ học cái của Phật mà thôi. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, có bài kệ nói về cái chết như sau:
Thân thể nằm dài trên giường lần cuối
Miệng thì thào những lời trăn trối
Tâm ngắm nhìn ký ức lần cuối diễn ra
Bi kịch ấy khi nào sẽ đến với ngươi ?
Giáo lý Phật giáo có thể dạy gì cho đạo đức trí tuệ nhân tạo?
Cái thân khi nằm trên giường lần cuối, thì lúc đó miệng thì thào những lời trối trăn, dặn dò con cháu. Khi ấy, tâm ngắm nhìn ký ức lần cuối, diễn ra những cuộn phim của cả cuộc đời quay lại. Mỗi người hãy tự hỏi xem, cảnh ấy khi nào sẽ đến với mình đây? Phải thấy bằng chính con mắt trí tuệ của mình và tiến thêm một bước cảm nhận trong cái thân vô thường có cái không vô thường, trong cái sanh tử có cái vô sanh. Người mở được mắt tuệ rồi là tiến lên, chớ không chịu theo sự vô thường đó, mà phải vươn lên một cách tự tại bình thản, học Phật là phải như vậy. Nhưng đa số người thế gian đành chịu vậy, bởi vì nghĩ ông bà, tổ tiên, cha mẹ mình cũng chết, thì mình cũng chết, thôi đành chịu không làm gì khác được.
Do đó chúng ta phải noi theo sự tu hành của Phật, chính Phật là gương nhắc nhở cho chúng ta. Khi Phật dạo 4 cửa thành thấy cảnh người già, bệnh, chết thì Ngài liền tỉnh, hỏi Xa Nặc có ai khỏi chết không? Xa Nặc trả lời ai rồi cũng phải chết, Thái tử cũng chết luôn. Ngài băn khoăn hỏi ai sanh ra cũng chết, không cách nào vượt ra khỏi cái chết hay sao? Cho nên chính điều này thúc đẩy Ngài bỏ hoàng cung đi tìm giải thoát, quyết chí tìm cho ra cách giải quyết, tức là có sanh có tử phải có nguyên nhân của nó, chớ không phải ngẫu nhiên. Khi tìm ra nguyên nhân đó, chấm dứt được nguyên nhân đó, là giải quyết được vấn đề. Đức Phật làm được chuyện đó, tức là Ngài không chịu cúi đầu theo nó. Chúng ta học Phật cũng vậy, cũng không chịu như vậy, phải ở trong đó vươn lên, nhận rõ trong sanh tử có cái vô sanh, để sống trở về với cái vô sanh đó, vươn lên khỏi sanh tử, chớ không chịu cúi đầu theo sanh tử.
Trong quyển “Con người siêu việt” Ngài Milarepa có nói: “Vì sợ chết tôi đi vào trong núi, liên tục trầm tư về tính chất bất định của giờ chết. Bỗng bắt gặp thành trì bất tử vô tận của tâm bản nhiên. Bây giờ tất cả nỗi sợ hãi đều tan biến, và trong sanh tử mở cái thấy trí tuệ vô sanh”. Ngài sợ chết nên tìm cách giải quyết cái chết, bằng việc đi vào núi tu hành, trầm tư liên tục về giờ chết bất định. Ngẫm xét về cái chết khi nó đến với bản thân. Cuối cùng, Ngài giác ngộ, bắt gặp thành trì bất tử vô tận là tâm bản nhiên, chân tâm sẵn có của chúng ta, nhận được cái tâm bản nhiên, cái này không chết, tất cả nỗi sợ chết đều tan biến.
66 câu thiền ngữ thức tỉnh trí tuệ của bạn: Thay vì hận người, hãy tự cứu mình
Ngay trong sanh tử mở được trí tuệ vô sanh, thấy rõ mình không phải là cái chết này. Khi sống được với tâm bản nhiên rồi, cái chết đến thì chúng ta an ổn, vì đã có phao. Đó là kinh nghiệm. Ngài nhắc nhở chúng ta niệm về cái chết để vượt lên cái chết, mở sáng trí tuệ, không phải niệm về cái chết để mà chán đời.
Nhiều người ở thế gian, nghe học Phật nói gì cũng sanh tử vô thường, làm con người ta chán đời, không còn muốn làm gì cả. Cho nên, nhiều người phê bình đạo Phật là đạo bi quan, yếm thế, đó là chưa hiểu đúng về đạo Phật. Còn ở đây, đức Phật dạy rất rõ, Ngài chỉ cho chúng ta nhận định cái nào thật, cái nào giả để không lầm cái giả, trở về sống với cái thật. Niệm về cái chết, là để vượt lên cái chết, đó là con đường mỗi người con Phật phải đi. Muốn vậy, mỗi người phải có kinh nghiệm tu hành, nghĩa là phải quán chiếu trong từng tâm niệm của mình, giải quyết ngay trong từng tâm niệm để sáng tỏ được tâm bản nhiên. Nhận được tâm bản nhiên, là hết còn lo sợ chết, giúp tăng thêm kinh nghiệm hành thiền.
Đây là một trong những kinh nghiệm tinh yếu hành thiền của Phật giáo Tây Tạng.
Có bốn điểm chúng ta phải luôn quán chiếu, nhớ kỹ để rút thêm kinh nghiệm tu hành:
1- “Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt, mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ nguyên sơ, không bị thay đổi bởi một mảy may khái niệm nào, thuần là một sự tỉnh giác nguyên vẹn hay không? Đấy! Tâm bản nhiên là thế đấy”. Nghĩa là khi niệm trước diệt, niệm sau chưa sanh, liền có khoảng hở. Bây giờ chúng ta phải khéo thấy, làm sao nhảy vào khoảng hở đó, là chúng ta làm chủ được niệm, thì tâm bản nhiên ngay chỗ đó, chơn tâm nằm ngay chỗ đó.
2- “Tuy nhiên, nó không ở mãi trong trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên. Đấy chính là ánh sáng chiếu ra của tâm bản nhiên”. Chúng ta tu chưa được miên mật liên tục, nên một niệm khác khởi lên, phải khéo soi trở lại đừng theo nó.
Giới luật - một bầu trời lấp lánh những vì sao trí tuệ
3- “Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy, đúng như bản chất của nó ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác như trước, đây gọi là “dây chuyền vọng tưởng” và là nguồn gốc của sanh tử”. Nghĩa là ngay niệm sau khởi lên, không nhận rõ đúng ngay bản chất của nó, thì thành ra ý tưởng khác. Có niệm tưởng mới xen vào là thành ý tưởng khác dẫn đi trong sanh diệt nên gọi là “dây chuyền vọng tưởng” là niệm này tiếp nối niệm kia. Niệm trước diệt niệm sau chưa sanh thì có khoảng hở, phải nhảy vào khoảng hở đó. Nếu nhảy chưa được, chưa kéo dài được thì niệm sau sẽ sanh khởi nữa. Khi niệm sau sanh khởi, nhận rõ bản chất của nó, nếu không nó thành ra ý tưởng mới và lại tiếp tục sanh khởi mãi. Như vậy là niệm niệm tiếp tục sanh diệt không gì khác, con đường đó gọi là nguồn gốc sanh tử.
4- “Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (vọng tưởng), ngay khi nó khởi lên, thì cứ để yên đừng theo đuổi thêm. Bất cứ ý tưởng nào khởi lên, đều tự động tan vào khoảng bao la của tâm bản nhiên, và bạn được giải thoát”. Tức là ý tưởng khởi lên, chúng ta không theo nó thì nó sẽ tan, lỗi là tại chúng ta theo nó, nên bị nó dẫn. Do đó, chúng ta cần phải khéo tỉnh giác, thấy sâu vào lẽ thật ngay thân tâm của mình, đó là mở mắt trí tuệ, vượt lên sanh tử, chính ngay trong sanh tử là vô sanh. Vậy thân này chết nhưng ánh sáng đó không chết, tâm bản nhiên không chết, đó là con đường vượt qua sanh tử. Vì vậy, khi chúng ta niệm về cái chết là để vượt qua cái chết, cần phải nhớ như vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm