Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/12/2023, 14:00 PM

Muốn tu Mật Tông thì cần có những điều kiện gì?

Muốn tu Mật Tông thì cần có những điều kiện gì? Phật tử theo tông phái khác, nay xem kinh sách rồi tự mình “trì Chú” và “bắt Ấn” như vậy có được không?

Hỏi: Muốn tu Mật Tông thì cần có những điều kiện gì?

Đáp: Cửa Phật rộng mở không ngăn chê ai nên không cần điều kiện. Chỉ cần người tu thực lòng muốn “cứu độ chúng sanh” là tu được thôi. Nếu ta đã sắn đức tin và có lòng từ thì ta tu đâu có gì trở ngại.

Hỏi: Điểm nào là điểm mà Mật Tông hơn hẳn các tông phái khác?

Đáp: Mật Tông chỉ đem so sánh với các tông phái khác để biết sự khác biệt thôi, chứ không phải để phân biệt hơn kém.

Hỏi: Vậy thì sự khác biệt ra sao?

Đáp: Điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất, đó là Mật Tông lấy “Chú” làm phương tiện, và do phương tiện này đem đến những lợi ích đặc biệt lớn lao.

Mật Tông thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa? Đường lối của Mật Tông ra sao?

01

Hỏi: Lợi ích đặc biệt thế nào?

Đáp: “Nghiệp” là cái đem con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, nay nhờ “Chú”, ta chuyển được Nghiệp, giải được Nghiệp để sớm giải thoát. Đó là điểm khác biệt quan trọng nhất của Mật Tông so với tông phái khác.

Hỏi: Còn điểm nào khác nữa?

Đáp: “Chú” còn giúp hành giả lập công bồi đức và tiêu tội nữa.

Đấy là chỉ kể những lợi ích thiết thực cho vấn đề giải quyết sanh tử luân hồi thôi, chứ chưa nói đến lợi ích chữa bệnh, tăng thêm thọ mạng…

Hỏi: Phật tử theo tông phái khác, nay xem kinh sách rồi tự mình “trì CHÚ” và “bắt ẤN” như vậy có được không?

Đáp: Được chứ, có ai cấm đâu! Tuy nhiên, tu học kiểu đó cũng giống như người mù chơi dao, lợi bất cập hại (lợi ít hại nhiều).

Hỏi: Tại sao lợi ít mà hại nhiều?

Đáp: Vì “Chú” là con dao hai lưỡi, nếu biết xài thì rất nhạy bén còn không biết xài thì dễ bị đứt tay.

Hỏi: Vậy là thế nào?

Đáp: Đã gọi là “Thần chú” vì có những linh nghiệm lớn, thì cũng có những tác hại không nhỏ cho người hành giả nếu không biết sử dụng.

Hỏi: Hại ra sao?

Đáp: Đã có biết bao nhiêu tu sĩ cũng như Phật tử trì chú lâu ngày trở thành khùng điên hoặc bất bình thường. Đó là phản ứng tất nhiên của “Chú”.

Hỏi: Như vậy, muốn “trì Chú” và “bắt Ấn” phải làm sao?

Đáp: Phải được truyền pháp một cách đúng đắn qua các tu sĩ Mật Tông, hoặc những người tu học Mật, chứ không nên tự mình làm ẩu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm