Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/02/2023, 11:31 AM

Nâng tầm văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Số người ăn chay ở Tây Ninh rất đông. Thực phẩm địa phương để chế biến các món chay rất phong phú.

Audio

Văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh rất riêng, phong phú và đa dạng

Tây Ninh có 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cao đài giáo. Hiện Tây Ninh có hơn 127 chùa, tịnh xá. Các chùa cúng chay quanh năm. Người theo đạo Phật thường ăn chay vào ngày 30, mùng 1, 14, 15 Âm lịch hàng tháng. Tây Ninh còn được được xem là cái nôi của đạo Cao Đài, ăn chay là một trong những điều lệ đối với tín đồ Cao Đài; họ ăn chay mỗi tháng 10 ngày (hay còn gọi là Thập trường), vào các ngày Âm lịch: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (nếu tháng thiếu ăn chay thêm ngày 27).

nghe thuat chay Tay Ninh

Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa ẩm thực chay rất riêng, phong phú và đa dạng. Trong nghệ thuật chế biến các món chay của Phật giáo và Cao Đài giáo có những chi tiết khác biệt, như: quá trình khử mùi và làm thơm các món ăn, những nghệ nhân chế biến các món chay thuộc Cao Đài giáo đã sử dụng hành, tỏi; đối với Phật giáo thì không được dùng các gia vị này; kỹ năng, tay nghề của nghệ nhân nấu món chay đạo Cao Đài được đánh giá cao với hình tượng các con vật như: chim phượng hoàng, gà, cá, tôm, thịt heo quay… trình bày công phu, đẹp mắt; các món chay của người theo đạo Phật thường giản dị trong cách trưng bày và chế biến.

Lan tỏa vào dòng ẩm thực dân gian

Các món chay ở Tây Ninh đã tồn tại lâu đời. Nghệ thuật chế biến các món chay ở Tây Ninh không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của các tôn giáo Cao Đài, Phật giáo mà còn lan tỏa và hòa lẫn vào dòng ẩm thực dân gian, tạo nên nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực vùng đất Tây Ninh; tô điểm thêm nhiều sắc thái cho đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi đây.

Người dân Tây Ninh từ thời khẩn hoang đã gắn bó và quen với lối sống ở rừng nên họ thành thạo trong việc tìm kiếm, sử dụng sản vật của rừng chế biến món chay như: măng, nhất là măng le, để nấu canh măng rừng và rau tập tàng vườn nhà; măng chua nấu canh, trộn gỏi; măng luộc…; các loại nấm, đặc biệt là nấm mối, nấm mèo và nấm tràm dùng để kho, nấu canh, nấu cháo (ăn với rau đắng) tạo vị ngọt thay cho thịt. Cháo chay là một trong những món thể hiện nghệ thuật ẩm thực chay Tây Ninh, vừa phong phú về sắc màu của các nguyên liệu, vừa có tác dụng cân bằng âm dương (ngọt - đắng, hàn - nhiệt), bổ dưỡng.

Rau rừng Tây Ninh rất phong phú về chủng loại và có đủ các vị (ngọt, đắng, chát, chua, cay), đủ các màu sắc (xanh, đỏ, trắng, tím, nâu…) kết hợp hài hoà với nhau. Rau rừng có thể dùng với bánh tráng phơi sương nổi tiếng của Trảng Bàng; với bánh xèo, bánh khọt chay (chế biến với măng rừng, giá đỗ, đậu xanh, nấm…) hay dùng như món rau sống trong bữa ăn hằng ngày. Các loại sản vật khác như lá bứa, lá giang (dùng để nấu canh chua) hay trái điều (nấu canh chua, kho với đậu hủ, làm mắm điều chay…) trái cà na, trái trám… đều có thể chế biến thành món chay.

Sản vật của sông thì có rau nhút, rau dừa, đọt lục bình non, bông điên điển, sen, súng… làm gỏi hoặc nấu canh chua cùng trái bần mọc ven sông. Sen làm những món chay, đặc biệt là cơm ngũ sắc (cơm hạt sen) với nguyên liệu chính là hạt sen - nước dừa, cơm được gói trong lá sen và trưng bày trên đĩa với hoa sen. Cạnh các bờ sông, ven suối còn có rất nhiều loại rau như: rau chiếc, rau sơn, rau lụa, so đũa, quả bình bát… dùng để chế biến rất nhiều món chay. Ðặc biệt nhất là rau móp sông chỉ có ở vùng đất Trảng Bàng; rau này sau khi làm chua, chế biến thành món gỏi ăn với cơm và tàu hủ kho.

Hiện nay, số người ăn chay ở Tây Ninh rất đông. Thực phẩm địa phương để chế biến các món chay rất phong phú, từ các sản vật đặc trưng đến các thực phẩm thông thường như: đậu hũ, đậu hũ ki non, nấm rơm, nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm dai, bắp chuối, trái chuối, các lọai khoai, bột mì, bột gạo, các lọai rau cải, quả, muối, nước tương, các loại rau nêm và các gia vị khác… Từ việc ăn chay thường xuyên, người Tây Ninh đã sáng tạo, biến tấu những món rau, củ, quả trong vườn nhà trở thành những món chay giản đơn nhưng cực kỳ hấp dẫn, lạ miệng. Các nghệ nhân ẩm thực chay có thể sáng tạo và trình bày món ăn thành các tác phẩm nghệ thuật.

(Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cách làm món bánh cuốn nóng chay tại nhà

Thuần chay 11:51 26/04/2024

Bạn thích làm món bánh cuốn tại nhà mà lo ngại các dụng cụ lỉnh kỉnh, phức tạp? Dưới đây là cách làm bánh cuốn bằng chảo đơn giản nhưng bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon không hề thua kém ngoài tiệm đâu nhé!

Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường: Nấm hỗ trợ giảm đường trong máu

Thuần chay 16:30 25/04/2024

Nấm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa góp phần ổn định lượng đường trong máu, giảm triệu chứng bệnh tiểu đường.

Ăn chay là cách có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả

Thuần chay 10:14 24/04/2024

Ăn chay với những thực đơn lành mạnh là cách giúp bạn giảm cân hiệu quả trông thấy. Hơn hết, đây là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe.

Thực phẩm ngừa thiếu máu cho người ăn chay

Thuần chay 10:02 15/03/2024

So với các chế độ ăn khác, chế độ ăn chay thuần thực vật có nhiều lợi ích vì chúng chứa ít chất béo, calo và cholesterol, đồng thời có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đủ dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Xem thêm