Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/09/2021, 14:52 PM

Nghĩ về một tháp chuông hòa bình

Nếu như có 1 biểu tượng để xứng đáng trở thành di tích quốc gia, trở thành niềm tự hào và làm biểu tượng ở Quảng Trị, thì đó chính là tháp chuông hòa bình được xây dựng trên mảnh đất này.

Không được ưu ái như những vùng đất khác, Quảng Trị - Một tỉnh nằm ở đoạn thắt nơi khúc ruột miền Trung, tựa chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước:

“Quê tôi nằm giữa hai đèo

Ấm no thỉnh thoảng đói nghèo thường xuyên”

Chỉ từng đó thôi cũng đủ nói lên sự gian khó, vất vả mà người dân nơi đây phải ngày đêm đối mặt. Quảng Trị, lưng tựa dãy Trường Sơn hung vĩ, mặt hướng ra biển đông bao la. Quảng Trị từng được coi là mảnh đất một thời “chiến địa”, “trấn biên”, phên dậu”. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị vùng lên trở thành mảnh đất anh hùng, chứng kiến nỗi đau đất nước bị chia cắt dằng dặc suốt một phần tư thế kỷ. Trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cả nước có 72 nghĩa trang liệt sĩ, hơn 60.000 người con của dân tộc đã anh dũng hy sinh, riêng ở Quảng Trị có tới 2 nghĩa trang Quốc gia với gần 19.000 liệt sĩ, hơn 10,000 thương binh.. Mảnh đất nghèo này đã nhận chịu 328,000 tấn bom, 1,230,328 viên đạn và hơn 2000 lượt máy bay oanh kích trong chiến dịch xuân hè 1972. Riêng trong chiến dịch 81 ngày đêm, Quảng Trị đã gánh chịu sức công phá của 120,000 tấn bom đạn, gấp 7 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hirosima, Khoảng 1,8 vạn cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trong 81 ngày đêm… 

Nếu như có 1 biểu tượng để xứng đáng trở thành di tích quốc gia, trở thành niềm tự hào và làm biểu tượng ở Quảng Trị, thì đó chính là tháp chuông hòa bình được xây dựng trên mảnh đất này.

Nếu như có 1 biểu tượng để xứng đáng trở thành di tích quốc gia, trở thành niềm tự hào và làm biểu tượng ở Quảng Trị, thì đó chính là tháp chuông hòa bình được xây dựng trên mảnh đất này.

Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?

Nhắc đến những con số đau thắt ruột gan như trên là để chúng ta cùng nhìn lại mà thương, mà kính!Sinh ra tại Quảng Trị, xuất gia từ năm 10 tuổi, chứng kiến Thầy của mình là Thích Ân Cần và Thích Chánh Trực là những người đã đi nhặt xác bên dòng sông Thạch Hãn trong những năm chiến tranh; chứng kiến những dấu tích đau thương nơi mảnh đất quê mình, tôi đã phát nguyện cho đến hết cuộc đời, mỗi tháng đều lễ cầu siêu tại nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9. Xây dựng Tháp chuông hòa bình là một ý tưởng đã nhen nhóm từ nhiều năm trong lòng của một người con Quảng Trị đã chứng kiến một phần nhưng xót xa bội phần cho mảnh đất quê hương mình.. Tháp chuông hòa bình trên thế giới đã có mặt ở Nhật. Hiện nay trên thành phố được xây mới, người ta chỉ chừa lại một tòa nhà ngay vị trí bom nổ để làm chứng tích chiến tranh. Khách du lịch tới đây đều đi xem tòa nhà. Tòa nhà “A-bomb dome”.

Tại Canada, Tháp Hòa Bình, tại Centre Block của Parliament Hill, là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Ottawa. Ngọn tháp biểu tượng này tượng trưng cho đời sống chính trị của Canada và là đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh. 

Tại Ấn Độ, Tháp Hoà Bình (Shanti Stupa) tọa lạc tại thủ đô New Delhi do cố Thủ Tướng Nehru hiến đất và Hòa thượng Nichidatsu Fuji xây dựng theo kiến trúc của Phật giáo Nhật bản. Nhật bản đã xây dựng khoảng 80 bảo tháp hòa bình để thể hiện mong ước của mình trên khắp các quốc gia.Tại Việt Nam, Trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (Cách TP. Huế 7km) có công trình kiến trúc nổi bật là Tháp chuông hòa bình cao 7m được dựng trên đỉnh Ngũ Phong tri ân công chúa Huyền Trân đã hy sinh hạnh phúc riêng mình để đổi lấy hòa bình cho quê hương.Quảng Trị chưa có biểu tượng gì được dựng lên từ ước vọng hòa bình, từ lòng tri ân và tưởng nhớ những người đã ngã xuống cho độc lập nhưng bản thân hai tiếng Quảng Trị lại là biểu tượng ko thể quên của cả một dân tộc đã đi qua những cuộc chiến tàn khốc và quá nhiều mất mát, đau thương.Nếu như có 1 biểu tượng để xứng đáng trở thành di tích quốc gia, trở thành niềm tự hào và làm biểu tượng ở Quảng Trị, thì đó chính là tháp chuông hòa bình được xây dựng trên mảnh đất này. Tháp chuông, biểu tượng cho khát vọng hòa bình và niềm tự hào của 1 miền đất, một dân tộc khó nghèo nhưng anh dũng quật cường.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Quảng Trị hôm nay đã từng bước vươn lên phát triển và ổn định về mọi mặt, đặc biệt là phát triển về du lịch. Họ đến đây không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh ở đây mà còn mong muốn được nhìn về một thời quá khứ oanh liệt hào hùng đã qua với những chứng tích của chiến tranh và những di tích lịch sử - văn hóa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vấn đề hòa bình trong phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1965-1973)

Mỹ không quên Việt Nam. Trong diễn văn nhậm chức lần thứ nhất vào năm 2009 của mình, Tổng thống Obama đã nhắc đến Khe Sanh. Người Việt Nam không quên cha ông mình một thời đã lao vào đạn lửa để dành lấy hòa bình cho dân tộc hôm nay. Đất nước phát triển. Quảng Trị phát triển hơn. Du lịch phát triển. Không được thiên nhiên ưu ái nên Quảng Trị là nơi “nắng thì cháy da, mưa dầm lụt lội” nhưng những tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của miền quê này đã rất đỗi thân quen mà giàu chất sử thi, rất đỗi bình dị mà có sức lay động lòng người. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất Quảng Trị với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di tích lịch sử và giá trị văn hóa vô cùng quý như: Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, Thành Cổ Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo...

Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ, biển Cửa Tùng... Chúng ta cũng cần làm điều gì đó cho Quảng Trị. Xây dựng Tháp Chuông Hòa Bình chính là một hành động thiết thực và cần thiết để tôn vinh những người đã ngã xuống, để tạo một biểu tượng, một dấu ấn tâm linh cho người dân khắp mọi miền tìm về tưởng nhớ và tri ân, để tạo nên một thông điệp thể hiện khát vọng hòa bình cho thế giới và Việt Nam như đúng tên gọi của Tháp chuông.../.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm