Ni sư Chiếu Huệ nhận Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38
Vừa qua, Tổ chức Hòa bình Niwano thông báo Ni sư Chiếu Huệ, một tu sĩ theo tinh thần nhập thế, nhà hoạt động xã hội, học giả và tác giả, sẽ nhận Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38.
“Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38 sẽ được trao cho Ni sư Chiếu Huệ nhằm ghi nhận những đóng góp của Ni sư trong việc xây dựng hòa bình. Ni sư đã hành động để góp phần bảo vệ sự sống, giáo dục đạo đức, bình đẳng giới và đặc biệt, tiếp cận với các nhà lãnh đạo của các tôn giáo, tổ chức xã hội khác nhau thông qua những cuộc đối thoại cởi mở. Trên nền tảng tín tâm đối với Phật giáo, Ni sư đã luôn lãnh đạo với tinh thần vô úy, hướng đến việc phát triển một nền hòa bình khả thi và vững chắc. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá rất cao công lao của Ni sư Chiếu Huệ”, đại diện quỹ Niwano cho biết.
Giải thưởng sẽ được trao tại một buổi lễ chính thức vào ngày 2-6 tại Tokyo, Nhật Bản. Giải thưởng Hòa bình Niwano gồm giấy chứng nhận, huy chương và phần thưởng tiền mặt trị giá 20 triệu yên (188.000 USD).
Ni sư Chiếu Huệ là một học giả nổi tiếng, tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 70 bài nghiên cứu. Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống (The Life Conservationist Association), Ni sư đã thẳng thắn ủng hộ luật bảo vệ quyền động vật, với nhiều bài báo về bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Ni sư cũng là người lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới và là nhân vật quan trọng trong phong trào ủng hộ việc xuất gia của phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

Ni sư Huệ Chiếu, một gương mặt Ni giới với nhiều cống hiến cho xã hội.
Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam
Ni sư Chiếu Huệ sinh năm 1965 tại thành phố Rangoon, Miến Điện (nay là Yangon, Myanmar) trong một gia đình người Hoa. Năm 8 tuổi, Ni sư cùng gia đình chuyển đến Đài Loan. Tại đây, Ni sư đã có những thành tựu đáng kể, thành tích xuất sắc khi còn là sinh viên. Sau khi theo học Đại học Sư phạm Quốc tế Đài Loan, Ni sư Chiếu Huệ đã xuất gia theo đạo Phật.
Năm 1994, Ni sư bắt đầu giảng dạy tại Đại học Công giáo Phụ Nhân; đến năm 1997, bắt đầu giảng dạy môn Nghiên cứu Tôn giáo học tại Đại học Tư thục Đài Loan. Ni sư cũng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức Ứng dụng vào năm 2004, và giữ vai trò giám đốc.
Ni sư Chiếu Huệ cũng là trưởng khoa nghiên cứu sau đại học tại Trường Cao đẳng và tu viện Phật giáo Hồng Thi, đồng thời là chủ nhiệm khoa Tôn giáo học tại Đại học Tư thục Đài Loan. Tại đây, Ni sư giảng dạy môn Triết học và Đạo đức học Phật giáo. Năm 2007, Ni sư Thích Chiếu Huệ được trao tặng Huân chương Văn học và Nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 48 vì những đóng góp xuất sắc trong việc đối thoại giữa các nền văn hóa. Năm 2009, Ni sư nhận Giải thưởng Phụ nữ xuất sắc trong Phật giáo. Ni sư Chiếu Huệ cũng là cố vấn tinh thần cho Mạng lưới gắn kết Phật tử toàn cầu (INEB).

Ni sư Chiếu Huệ, sinh tại Myanmar, hành đạo tại Đài Loan, là một học giả nổi tiếng, tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 70 bài nghiên cứu. Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống (The Life Conservationist Association)
Nhận thức về tinh thần nhập thế của Phật giáo
TS.Ranjana Mukhopadhyaya, thành viên của Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Niwano cho biết: “Ni sư Chiếu Huệ là một tu sĩ nhập thế nổi tiếng thế giới. Ni sư tham gia vào phương diện học thuật và đã thành lập các cơ sở giáo dục. Ni sư còn là một nhà hoạt động vì quyền bình đẳng giới và bảo vệ quyền động vật. Được soi sáng bởi các giáo lý Phật giáo về việc cứu độ tất cả chúng sinh, các hoạt động của Ni sư tập trung vào việc bảo vệ sự sống dưới mọi hình thức. Tôi nghĩ đây là một nhân vật thích hợp cho Giải thưởng Hòa bình Niwano”.
Tổ chức Hòa bình Niwano được thành lập bởi Nikkyo Niwano (1906-1999), đồng sáng lập viên và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức Phật giáo Rissho Kosei Kai, Nhật Bản. Tổ chức này được thành lập từ năm 1978 với nguyện vọng hướng tới việc thiết lập hòa bình thế giới, thúc đẩy nghiên cứu và các hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, văn hóa và triết học. Tổ chức này đã thành lập Giải thưởng Hòa bình Niwano, được trao hàng năm kể từ năm 1983, dành tôn vinh và khuyến khích những người đang cống hiến hết mình cho sự hợp tác giữa các tôn giáo nhằm thúc đẩy hòa bình.
Mỗi năm, Tổ chức Hòa bình Niwano đề nghị các học giả, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức đại diện cho 125 quốc gia cùng các tôn giáo khác nhau trên thế giới đề cử các ứng cử viên phù hợp. Các đề cử này được sàng lọc nghiêm ngặt bởi Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Niwano, bao gồm bảy nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Thiện Quang lược dịch từ Buddhistdoor - GNO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tổ Như Hiển - Chí Thiền
Tăng sĩ
Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, thế danh Nguyễn Văn Hiển, sinh năm 1861 tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học và kính tin Phật pháp, từ nhỏ, Ngài đã được hun đúc tinh thần đạo đức và lòng yêu nước sâu sắc.

Đạo nghiệp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Đạt Pháp
Tăng sĩ
Trưởng lão Hòa thượng Thích Đạt Pháp (1923-2014), được lấy tôn hiệu Đại giới đàn do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An vừa tổ chức đầu tháng 3/2025. Cổng thông tin Phật giáo - Phatgiao.org.vn đăng lại tiểu sử của Ngài.

Người khổ hạnh nhất
Tăng sĩ
Endo Mitsunaga - vị Tăng sĩ Nhật Bản hoàn thành lộ trình tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất thế giới.

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Tăng sĩ
Hòa thượng Thích Tâm Tịch, pháp hiệu Như Sơn, thế danh là Nguyễn Đình Khuê, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Mão 1915, tại phố Hội Bình, tỉnh Yên Bái (nay là phường Hồng Hà, TP Yên Bái - tỉnh Yên Bái). Ngài nguyên quán tại làng Đình Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội; sinh trưởng trong một gia đình làm nghề thủ công mỹ nghệ. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Văn; thân mẫu là cụ bà Lê Thị Cúc. Ngài là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Năm 4 tuổi thân phụ qua đời và sau đó 10 năm thân mẫu cũng tạ thế.
Xem thêm