Thứ năm, 25/02/2021, 07:27 AM

Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?

Đạo Phật luôn chủ trương và kêu gọi nhân loại hãy sống chung hòa bình. Từ ngàn xưa đến nay và có thể nói mãi mãi đến ngàn sau, đạo Phật lúc nào và ở đâu cũng đều nêu cao tôn chỉ đó.

Câu châm ngôn tuy rất ngắn gọn, nhưng nó đã gói trọn cái tôn chỉ từ bi, vị tha, bình đẳng của đạo Phật. Đạo Phật luôn chủ trương và kêu gọi nhân loại hãy sống chung hòa bình. Từ ngàn xưa đến nay và có thể nói mãi mãi đến ngàn sau, đạo Phật lúc nào và ở đâu cũng đều nêu cao tôn chỉ đó. Chính vì thế, nên sự truyền bá của đạo Phật, theo dòng thời gian trải dài trong quá khứ, lịch sử nhân loại đã chứng minh cụ thể điều đó. Đạo Phật đi đến đâu chỉ mang lại tình yêu thương và lẽ công bằng, tạo sự hòa bình an vui hạnh phúc cho nhân loại. Có thể nói, trong sự truyền bá đó, đạo Phật chưa bao giờ gây ra đổ một giọt máu đào nào cho nhân loại. Đó là điểm đặc thù trong suốt chiều dài lịch sử truyền bá của đạo Phật.

Bởi những hiện tượng xung đột gây nên thù hận chiến tranh, đó không phải là bản chất cá tánh của loài người. Mà bản chất của loài người là bất bạo động, là yêu chuộng tự do và hòa bình. Đạo Phật cho rằng, Hòa bình hay chiến tranh không phải tìm kiếm ở bên ngoài mà có, mà nó nằm ngay trong lòng của mỗi con người. Nguồn gốc gây nên sự xung đột chiến tranh, theo Phật giáo, động lực chính là do vô minh chủ động. Mà hiện tướng của nó là “tham, sân, si”.

Phật giáo thực hành vì hòa bình trong kỷ nguyên số 4.0 và xã hội 5.0

Muốn cứu thoát con người ra khỏi cộng nghiệp khổ đau này, theo Phật giáo, chỉ có một cách duy nhất là mỗi người nên tự quán chiếu sâu vào nội tâm để chuyển hóa những hạt giống bất thiện, chính nó là nguyên nhân nội tại làm khổ đau cho mình và người.

Muốn cứu thoát con người ra khỏi cộng nghiệp khổ đau này, theo Phật giáo, chỉ có một cách duy nhất là mỗi người nên tự quán chiếu sâu vào nội tâm để chuyển hóa những hạt giống bất thiện, chính nó là nguyên nhân nội tại làm khổ đau cho mình và người.

Bao giờ nhân loại còn nuôi dưỡng chất chứa trong lòng ba thứ hạt giống độc tố này, thì đừng hòng nhân loại có thể sống chung hòa bình với nhau. Muốn có hòa bình, con người phải diệt trừ những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn nội tại. Nói rõ hơn là phải thường xuyên nhận diện và chuyển hóa hết những thứ vô minh phiền não. Chính những thứ này là nguồn gốc gây ra mọi sự khổ đau và làm cho thế giới trở nên thác loạn đảo điên không cùng.

Điều rõ nét nhất mà ngày nay cả nhân loại đang gào thét trong sự phá hủy tiêu diệt trái đất, mà nguyên nhân chính cũng bởi do lòng tham lam quá độ của con người mà ra. Hằng ngày, họ cho thải ra không biết bao nhiêu lượng khí độc, tạo nên tình trạng ô nhiễm môi sinh ngày càng khốc liệt hơn. Những trận thiên tai họa hại giáng xuống khắp nơi, đó là sự cảnh cáo đe dọa của thiên nhiên. Ngoài ra, còn biết bao những tệ nạn xã hội họa hại khác. Thật nói không thể hết. Phải chăng tất cả đều do con người gây ra!

Đạo Phật đã và đang vận dụng tận lực mọi khả năng trong sự đóng góp bằng con đường nhập thế phát triển mọi hướng, nhằm đem lại sự yêu thương hàn gắn mọi vết thương của nhân loại hiện nay.

Đạo Phật đã và đang vận dụng tận lực mọi khả năng trong sự đóng góp bằng con đường nhập thế phát triển mọi hướng, nhằm đem lại sự yêu thương hàn gắn mọi vết thương của nhân loại hiện nay.

Tư tưởng hòa bình qua lời dạy của Đức Phật

Phải thành thật mà nói, sự sống của nhân loại ngày nay như đang đứng trên bờ vực thẳm. Không biết mình sẽ rơi xuống hố sâu vào lúc nào. Chính vì ý thức được nỗi khổ niềm đau cộng nghiệp lớn lao của nhân loại, nên Phật giáo đã kêu gọi con người nên tìm mọi phương cách cứu thoát chính mình. Muốn cứu thoát con người ra khỏi cộng nghiệp khổ đau này, theo Phật giáo, chỉ có một cách duy nhất là mỗi người nên tự quán chiếu sâu vào nội tâm để chuyển hóa những hạt giống bất thiện, chính nó là nguyên nhân nội tại làm khổ đau cho mình và người.

Đó là con đường hóa giải những mâu thuẫn, hận thù, xung đột, tỵ hiềm, kỳ thị v.v… đã và đang tiềm ẩn sâu kín trong lòng của mỗi cá thể. Có thế, thì nhân loại mới thực sự mở rộng tâm thức bao dung, tha thứ và biết thương yêu nhau hơn trong sự hòa hợp sống chung trong tình huynh đệ. Đạo Phật đã và đang vận dụng tận lực mọi khả năng trong sự đóng góp bằng con đường nhập thế phát triển mọi hướng, nhằm đem lại sự yêu thương hàn gắn mọi vết thương của nhân loại hiện nay. Đó là con đường hóa giải tạo sự công bằng tự do nhân ái trong tinh thần từ bi, vị tha và bình đẳng của đạo Phật vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm