Nghĩ về sự chịu đựng
Chịu đựng là điều mà ai cũng từng trải qua, dù ít dù nhiều, tùy tâm thế đón nhận và sự hiểu biết, năng lực chuyển hóa những điều bất như ý mà ta cảm thấy áp lực hay không.
Theo đó, ta từng chịu đựng những gì đang diễn ra trước mắt về hoàn cảnh, số phận và cả tương lai mà ta đang cố gắng bỏ ngoài tai hay thôi kệ để chờ đợi ngày mai “trời lại sáng”.
Ranh giới giữa chịu đựng và cam chịu rất mong manh, bạn cần tinh tế nhận diệnđể không tiếp tục tàn nhẫn với bản thân và tạo cho người cơ hội tàn nhẫn với mình...
Ta chịu đựng với người ta yêu dẫu người ấy không còn tôn trọng và tha thiết gì nữa. Ta chịu đựng bởi ta còn hy vọng và đợi chờ người đó sẽ thay đổi, sẽ nhìn lại và sẽ khác đi.
Ta chịu đựng người cùng chung máu mủ ruột rà đang đối xử với ta một cách bạc bẽo, vô tình, không nhìn mặt nhau cũng chỉ vì đồng tiền và nghe lời nịnh hót, rồi cũng vì chung cùng máu mủ - mà ta... nhắm mắt làm ngơ để miệng đời không dị nghị.
Ta chịu đựng một công việc nhàm chán đến tận cổ mà ta chưa hề mong muốn hay ưa chịu cũng chỉ vì tạm thời có “đồng vào đồng ra” để sống, để tồn tại - dẫu biết nó cũng không đâu vào đâu cho những gì mà ta hằng mơ ước; rồi ta thầm an ủi: Ôi thôi! Tới đâu hay tới đó - lấy ngắn nuôi dài hoài cũng được.

Ta chịu đựng những môn học, những bài vở ngập đầu mà ta cứ mệt mỏi hỏi hoài cái câu: Rồi để áp dụng vào đâu? Ta thở dài, tắt đèn và nằm ngay trên bàn để ngủ. Cũng vì ta đợi, ta chờ cho cái gọi là cho có bằng cấp với người ta, rồi xa xa là gia đình, là sự nghiệp.
Ta chịu đựng những người bạn trên trời dưới đất, hết giận rồi lại thương, chán chường rồi từ bỏ, hẹn hò rồi quên mau. Để rồi ta dòm, ta ngó có mấy ai sống thật lòng với ta khi ta đã luôn hết lòng với họ. Nên thôi - vì sợ cô đơn mà phải chấp nhận bị bôi sơn lên mặt dài dài để gượng cười với chúng bạn “dễ thương”.
Có rất nhiều sự chịu đựng mà ta đang cố gắng, đang đắn đo và chưa dám chấp nhận từ bỏ để ra đi, để làm lại từ đầu, hay mạnh mẽ nói câu: Mọi thứ nay đã đủ, từ nay ta sẽ khác.
Vì theo nghĩa tích cực thì chịu đựng là một dạng cảm xúc tốt như kiểu nhẫn nại, chịu khó hay biết đủ mà vui sống.
Nhưng theo nghĩa ngược lại thì chịu đựng cũng có thể là tàn nhẫn với mình, là áp đặt và khuôn khổ để dồn nén con người ta vào nanh gai, sắc nhọn. Hay đó là sự cam chịu!
Vì thế, có thể chấp nhận cũng là tốt - mà từ bỏ và thoát ra cũng có thể là tốt hơn cho đời mình - nếu ta đang cảm thấy ngột ngạt, khó thở quá nhiều rồi.
Nên chăng... Đối thoại trực tiếp với những người đang làm ta khổ. Phải thẳng thắn trong từng câu chuyện, vấn đề mà khi ta là người đang chịu đựng.
Thực ra không ai có cái quyền làm ta khổ nếu ta không "cho phép".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Bí quyết sống thọ của cụ bà 104 tuổi
Sống an vui
Bà María Segunda Pérez, 104 tuổi, sống lâu nhờ luôn suy nghĩ tích cực, tập trung cải thiện bản thân, tránh chủ đề gây tranh cãi và duy trì ăn uống lành mạnh kết hợp vận động.

Lợi ích của sữa chua với sức khỏe
Sống an vui
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, canxi, kali góp phần tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Về lại với mình, ta sẽ bình yên
Sống an vui
Về lại với thân ta, chăm sóc từng hơi thở/ Lạc khổ xả đan xen, biết chúng vốn không thật/ Thường gieo hạt giống tốt, vun tưới vườn tâm thức/Đất tâm không cỏ rác, hoa tâm toả ngát hương

Lợi ích của sữa hạnh nhân, yến mạch và đậu nành
Sống an vui
Sữa thực vật hạnh nhân, yến mạch và đậu nành đều là những lựa chọn thay thế sữa động vật phổ biến. Mỗi loại sữa này mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt.
Xem thêm