Ngũ nghịch tội và tội vô tình hủy Phật
Trong kinh Phật dạy, có năm tội rất nặng (Ngũ nghịch tội) mà khi phạm sẽ bị dọa vào Vô gián địa ngục. Đó là: Giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng và gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật.
Xin hỏi: Bằng cách nào và như thế nào là giết A la hán và gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật? Khi một người làm mất mạng A la hán và gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật nhưng vì vô tình, không có chủ ý thì người ấy có bị đọa vào địa ngục Vô gián không?
Đáp: Đức Phật là Đấng Toàn giác, là bậc hoàn toàn giải thoát và giác ngộ, viên mãn bi - trí, đầy đủ vô lượng công đức. A la hán là những bậc Thánh đã diệt tận phiền não, hoàn toàn giải thoát, tự tại trong sinh tử và thành tựu Lục thông. Phật và A la hán là những bậc Đạo sư của trời và người.
Từ vụ 'Thích Tâm Phúc' nghĩ đến tội phỉ báng Tam bảo
Do vậy, về nguyên tắc, không một chúng sinh nào, kể cả quỷ thần, có thể dùng uy lực hay sức mạnh của mình để xúc phạm đến pháp thể của Phật và các vị Thánh A la hán. Trừ trường hợp, do quán sát các dư báo còn sót lại trong tiền kiếp nên các Ngài chủ động thọ báo thì việc bị đả thương dẫn đến mất mạng đối với các vị A la hán và việc bị gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật mới xảy ra.
Trong thời Phật tại thế, ngài Mục Kiều Liên, một vị Thánh A la hán đại đệ tử của Phật, bậc Thần thông đệ nhất nhưng trên đường khất thực, Ngài đã bị một nhóm lõa thể ngoại đạo dùng gậy gộc tấn công đến chết. Ngay cả Đức Phật, vẫn bị ngoại đạo chửi mắng, vu oan và bị Đề Bà Đạt Đa thả voi say, lăn đá từ núi cao xuống nhằm sát hại Ngài. Chính Phật cũng bị thương, một mảnh đá rơi vào chân, làm thân Phật chả máu.
Tuy các Ngài đã diệt tận phiền não, không hề oán hận hoặc trả thù những người có dã tâm sát hại mình nhưng do các Ngài là bậc Thánh, thành tựu vô lượng công đức nên những ai xúc phạm đến các Ngài thì tự chiêu cảm lấy quả báo Vô gián địa ngục. Đây không phải là sự trừng phạt của Phật và A la hán như quan điểm trừng phạt của ngoại đạo mà chính tự thân của những người giết A la hán và gây thương tích thân Phật bị tổn giảm phước đức đến cùng tột nên đọa vào địa ngục Vô gián.
Hành vi giết A la hán và gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật tạo ra nghiệp cực ác. Giết A la hán là dùng bất kỳ một phương tiện nào đó như vũ khí, tay chân hay độc dược...có tác dụng cắt đứt, giết chết sinh mạng một vị Thánh A la hán. Gây thương tích, làm đổ máu trên thân Phật là những hành động xúc phạm đến Phật thân làm cho đau đớn, chấn thương và chảy máu. Thế nhưng, những hành vi tạo tội cực nặng như vậy ngày nay hiếm khi xảy ra và cũng khó xác định. Vì rằng Đức Phật đã nhập diệt từ lâu và những vị Thánh A la hán thì ít khi hoặc không bao giờ tiết lộ thân phận của mình, tuyên bố mình đã chứng đắc quả vị A la hán. Như vậy, Đức Phật vẫn tồn tại trên thế gian qua hình ảnh hoặc Phật tượng và những vị A la hán vẫn hiện hữu lặng lẽ trong chúng Tăng. Chỉ có những bậc Thánh A la hán, Bồ tát mới biết được nhau, còn đa phần phàm phu thì không thể biết và không thể phân biệt được thánh phàm.
Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?
Do đó, để tránh hai tội này thì phải tuyệt đối kính thờ, tôn trọng và giữ gìn tôn tượng Phật, Bồ tát. Bất kỳ một hành động nào như: xúc phạm, đập phá, triệt phá hoặc hủy hoại tôn tượng phi pháp đều không tránh khỏi quả báo. Điển hình nhất và gần đây nhất là việc Taliban dùng đạn pháo phá hủy những pho tượng Phật cổ được tạc vào vách núi ở hang động Bamiyan tại Afghanistan. Chính điều này làm cho chính quyền Taliban bị toàn thế giới lên án, dẫn đến sự sụp đổ và chắc chắn rằng: những người chủ trương phá hủy tượng Phật không thể thoát khỏi quả báo Vô gián địa ngục. Đối với chư vị A la hán cũng nên cẩn trọng, vì không thể phân biệt một vị A la hán trong chúng Tăng nên tốt nhất là tôn trọng, quy kính và bảo vệ chư Tăng. Dù rằng, trong chư Tăng ngày nay không nhiều Thánh tăng nhưng chúng ta đang ở trong cõi Phàm Thánh đồng cư nên người trần mắt thịt phải thận trọng để không mắc vào tội xúc phạm các bậc Thánh là điều nên tránh.
Khi một người có các hành vi trên, tức làm mất mạng một vị A la hán hoặc xúc phạm Phật tượng nhưng vô tình, không có chủ ý thì tất nhiên người này không bị đọa Vô gián địa ngục. Vì hành động ấy không có tác ý nên không tạo thành Cực trọng nghiệp. Tuy nhiên những hành động vô tình, không tác ý vẫn tạo ta Duy tác nghiệp và vẫn chịu quả báo một cách vô tình, có tính khách quan như do thiên nhiên gây ra chẳng hạn. Trong thực tế, do vô ý, một người có thể làm bể nát, giẫm đạp lên tranh tượng Phật hoặc làm mất mạng Tháng tăng. Như đã nói, tuy không bị đọa Vô gián địa ngục nhưng phải thành tâm sám hối, ăn năn về sự bất cẩn của mình. Duy trì sự sám hối ấy một cách liên tục đồng thời phát nguyện tu tạo, đắp vẽ Phật tượng cho đến khi tâm hồn thanh thản hoặc thấy được hảo tướng như nằm mơ thấy hoa sen hay thấy Phật xoa đầu thọ ký...thì lúc ấy tội vô tình xúc phạm Phật tượng và Thánh tăng mới được hóa giải.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm