Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/02/2021, 14:16 PM

Người đi ngang đời ta

Người ta nói “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”, “ruộng ai thì nấy đắp bờ, duyên ai nấy hưởng đợi chờ làm chi”. Có duyên lấy người đó rồi, làm vợ làm chồng đi ngang đời mình thì thường nó lâu. Thường vợ chồng sẽ đi lâu hơn nếu như còn đủ thiện duyên.

Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng

Người nam, người nữ đi ngang đời nhau có khi kết thành vợ, thành chồng. Hôm đó có ba bà ngồi nói chuyện với nhau. Bà thứ nhất nói: tôi có ông chồng sống với nhau hạnh phúc lắm. Bữa đó tôi về tôi kêu: “Ông, đi làm về ông phụ rửa chén đi”. Hai bà kia nói: “Trời, bà kêu chồng bà rửa chén luôn hả? Rồi sao?”. Ngày đầu chẳng thấy ổng làm. Ngày thứ hai tôi cũng chẳng thấy ổng làm. Ngày thứ ba tôi thấy ổng lấy chén ra ổng rửa, mấy cái chén cũ trong tủ cũng lấy ra rửa luôn. Hai bà kia nói: “Bà thật là hạnh phúc, có người chồng thương bà”. Bà thứ hai nói: “Tôi bữa đó cũng kêu ổng giặt đồ đi”. Ngày đầu tôi thấy ổng không nói gì. Ngày thứ hai ổng cũng không nói gì. Ngày thứ ba ổng giặt đồ thiệt. “Bà hạnh phúc đó, bà có chồng thương bà!”, hai bà kia tiếp lời. Rồi tới lượt bà thứ ba: “Bữa đó tôi kêu chồng tôi quét nhà đi”. Ngày đầu tôi không thấy gì! Ngày thứ hai tôi cũng không thấy gì! Ngày thứ ba tui mới thấy! Hai bà kia sốt kia sốt ruột hỏi: “Bà thấy gì?”. Bà kia mới nói: “Tại vì khi mà tôi kêu ổng quét nhà đi ổng đánh tui bầm hai con mắt. Đến ngày thứ ba mắt bớt bầm tôi mới thấy!”. Cũng thấy nhưng mà bớt bầm con mắt rồi mới thấy!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người ta hay nói vui là: mấy cô chọn chồng mà chọn sai thì khổ cả đời. Nếu mà sau này vợ hoặc chồng mà làm khổ mình, thầy gợi ý cho quý vị một ý thôi này. Mình nhìn lại coi, mấy tỷ người trên thế giới ông không lấy ông đi lấy mình. Thấy ghê không? Vậy đó! Trong khi sự dễ thương của mình cũng có chứ không phải không có đâu. Nhưng mà sự không dễ thương nó nhiều hơn. Quý vị có đồng ý trong tâm của mình, điều xấu nó nhiều hơn điều tốt không? Người xưa nói: “Nhàn cư vi bất thiện, rảnh rỗi sinh nông nổi”, chứ không có “rảnh rỗi hay làm điều tốt”. Tại vì trong tâm mình, mình mà không có Phật pháp, không có chánh niệm, không có tỉnh thức, không có Đức Phật bên cạnh nhắc nhở mình, không có danh hiệu Phật, không có lời kinh tiếng kệ nhắc mình, là mình đi về nẻo xấu liền à. Cụ Nguyễn Du nói trong truyện Kiều là: “Ma đưa lối quỷ dẫn đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Vậy đó quý vị, giống như là mình không có tu tập, ác nghiệp nó thẩm thấu trong tâm mình, nó dẫn mình đi. Nhiều lúc, mình biết cái xấu đó nhưng mình vẫn cứ làm. Đôi lúc mình thấy trước mắt, mình muốn dừng lại rồi mà vẫn cứ làm. Tại sao vậy? Cái nghiệp lực nó mạnh quá và có khi mình cũng biết, mà cái biết của mình chưa đủ để mình dừng lại.

Có một ông ăn nhiều bụng ông bự quá rồi ổng bị vỡ cái bao tử. Vô bệnh viện nằm bác sỹ khâu lại. Bác sỹ nói ông khoảng thời gian này không được ăn uống gì. Cả tháng trời ông ăn không được ông thèm quá. Bệnh viện có cái tủ lạnh chứa đồ ăn cho các bệnh nhân khác ăn, ông ra ông ăn, ông ăn xong vết thương nó lở ra lại, ông đau quá. Ông viết lá đơn kiện bệnh viện “do bệnh viện để cái tủ lạnh ở đây nên tui mới ăn”. Chứ ổng không thấy là do ông thèm ăn, rồi ổng không làm chủ được cái ăn của ổng, mà ổng kiện bệnh viện do để cái tủ lạnh.

Giữa cuộc đời sóng gió, phong ba này, nếu mà mình có duyên mà gặp một người vợ hoặc chồng của mình, lúc giận nhau nên nhớ câu này “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời nào khê” để cho cuộc sống được hạnh phúc. Người ta nói “giận nhau thì ném bã trầu, chớ nên ném đá vỡ đầu nhau ra”. Vậy mình nên về chuẩn bị những cành hoa, khi giận ổng thì quăng, lỡ có gì cũng không sao!

Có quý thầy chia sẻ rất là vui, hồi thầy đi học cô giáo dạy: chim bay, bướm bay, cò bay, máy bay bay. Hôm đó thầy về nhà, thầy thấy anh chị của thầy cãi nhau ầm ầm “guốc bay, dép bay, xoong bay, chảo bay, nồi bay, ly bay”. Thầy mới nói: ủa sao kỳ vậy ta? Cô giáo dạy mình có “chim bay, cò bay”, sao giờ có “guốc bay, dép bay” luôn. Thì ra có những cái không cánh nó cũng bay. Đến với nhau mà không có hạnh phúc là như vậy, rất khổ!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Duyên nợ vợ chồng dưới góc nhìn Phật Giáo

Có những người đến với mình do thiện duyên, sống với nhau như vậy rất hạnh phúc giữa đời thường. Nhưng cũng có những người đi với nhau lâu dài không được. Giống như đến với nhau để làm khổ nhau vậy. Không hết nợ bỏ không được quý vị. Có những điều do mình không mạnh mẽ, không có cố gắng. Nhưng cũng có những điều giống như còn nợ mà mình bỏ không được. Người ta nói “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”, “ruộng ai thì nấy đắp bờ, duyên ai nấy hưởng đợi chờ làm chi”. Có duyên lấy người đó rồi, làm vợ làm chồng đi ngang đời mình thì thường nó lâu. Thường vợ chồng sẽ đi lâu hơn nếu như còn đủ thiện duyên.

Duyên vợ chồng với nhau trong đời, nếu như mà quý vị giận nhau, quý vị nghĩ coi tại sao bao nhiêu người ổng không thương, ổng thương rồi ổng lấy mình. Ngày đám cưới hai người có trao nhẫn, đeo chiếc nhẫn vô ngón kế út. Chiếc nhẫn nó hình tròn, hàm ý nhắc nhau ráng đi trọn vẹn con đường này. Chiếc nhẫn cũng nhắc mình biết nhẫn nhục, biết chịu đựng, biết chấp nhận lẫn nhau. Và chiếc nhẫn nó bằng vàng, mà vàng thì không sợ lửa. Người ta nói vui vui “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, thì ngón đeo nhẫn là ngón hỏa. Vàng đem vô lửa để thử lửa. Cho nên trong cuộc sống vợ chồng phải có những gian nan thử thách như vậy. Và người ta quan niệm trong các đầu ngón tay có những sợi dây thần kinh đi về trái tim tượng trưng cho tình cảm, giống như đó là những lời hứa với nhau trong cái ngày mà mình lạy ông bà tổ tiên để nguyện đi chung với nhau.

(Trích Pháp thoại “Người đi ngang đời ta” – Thầy Thiện Tuệ giảng)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Tội là gì?

Kiến thức 07:57 26/04/2024

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Xem thêm