Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/03/2020, 08:20 AM

Vợ chồng thổ địa quy y Tam bảo

Theo dân gian Trung Quốc các vùng nông thôn nghèo hoang vắng khắp nước ở đâu cũng đều có miếu thổ địa, họ như thân phận của vị trưởng thôn trong làng ở nhơn gian, niên hạn đến, mãn nhiệm kỳ, vẫn cứ phải đi luân hồi đầu thai, khó có thể gặp được duyên lành quy y Tam Bảo.

> Vị vua đầu tiên quy y Tam bảo?

Lại nói về chuyện của sư tỷ Trần Kiết, tám năm trước có một ngôi chùa ở vùng ngoại ô của Đài Trung, năm đó vẫn chưa có một sư phụ xuất gia nào đến ở, tuy nhiên những tín đồ tới lui lễ bái cũng khá đông. Sư tỷ Trần Kiết liền phát đại từ bi tâm, mỗi khi đến ngày mùng 1 và rằm (15) thì đến quét dọn sạch sẽ chánh điện và dạy người niệm A Di Đà Phật, cố gắng hết sức bổn phận của người đệ tử Tam Bảo là lợi mình lợi người. Sư tỷ có tinh thần đại bi như thế, do đó mà rốt cuộc có thể cảm hóa và giới thiệu thần thổ địa quy y Tam Bảo. Xin mời quý vị xem chuyện sau đây:

Ở gần ngôi chùa đó có một cái miếu thổ địa, do vì lâu năm không có sửa sang, đã hư cũ rất nhiều, cho nên những thiện tín ở vùng đó họp lại bàn, kết quả là quyết định dở bỏ cái cũ, xây dựng cái mới. Nhưng sau khi bốc dở miếu cũ ra thì có hai tượng thổ địa ông và thổ địa bà phải dời đi đâu? Nhất định phải tìm một chỗ để thờ phụng tạm thời. Có một người bàn: “Nhờ một chùa nào đó để thờ tạm, đợi xây cất xong lại thỉnh trở về. Như thế há chẳng phải là lưỡng toàn kỳ mỹ ư?”. Mọi người đều vui vẻ tán thành biện pháp đó, sau khi lấy biểu quyết xong, liền theo đó mà làm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhưng tập quán lễ bái thổ địa từ nào đến giờ của địa phương đó là vào ngày mùng 2 và 16 đều dùng tam sanh (ba thứ thịt bò, dê, heo) và rượu để lễ bái. Hiện giờ thần thổ địa đã tạm thời dời vào trên bàn thờ trong giảng đường của chùa, những người tin và cúng thổ địa lâu nay vẫn khó sửa đổi được tập quán của họ. Sư tỷ Kiết nhìn thấy người ta mang theo những thức ăn tanh (đồ mặn) như thế ra vào cửa Tam Bảo, mặc dù là không phải đem đi cúng Phật, Bồ Tát, nhưng cũng rất là xốn mắt. Có một hôm sư tỷ đến chùa, lúc quét dọn giảng đường, liền đối với tượng thổ địa nói:

“Ông thổ địa! Bà thổ địa! Các vị có lẽ đời trước không được nghe Phật pháp cho nên không biết những điều hay tốt của việc quy y Tam Bảo và việc tin Phật, học Phật, niệm Phật. Các vị hiện nay mặc dù làm thần, được người ta sát sanh hại vật, dùng những rượu thịt tanh hôi đó đến cúng cho các vị ăn, các vị cũng không biết là mình đã tạo tội, các vị không biết thời hạn làm thần một khi hết thì vẫn phải đi theo con đường luân hồi lục đạo, một mai đọa vào tam đồ thọ khổ, đến lúc đó hối hận thì đã không kịp! Vợ chồng già các vị nếu có thể đồng tu, quy y Tam Bảo, niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc thế giới, tức là đạt được con đường giải thoát sinh tử, lìa khổ được vui một cách rốt ráo vậy”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trần sư tỷ từ hôm dùng phương tiện ngữ khí nửa như hơi đùa nói với thần thổ địa xong về nhà thì sức khỏe có hơi lạ, như bệnh như không! Như thế kéo dài sáu tháng, Đông Tây y đều tìm không ra gốc bệnh. May mà sư tỷ có người con dâu lớn rất thông minh, bất giác nói: “Má à! con xem bệnh của má rất lạ, không hiểu má nói chuyện ở ngoài có mắc lỗi với quỷ thần không?”. Sư tỷ nghĩ tới nghĩ lui, nhớ được ngày hôm đó, cả lô cả lốc lời nói với thần thổ địa, nói ra cho con dâu nghe. Con dâu rất thông minh, lập tức nói: “Đúng rồi! Má độ người phải độ cho tới nơi tới chốn, má đã chỉ điểm cho họ quy y, lại vẫn chưa có giới thiệu sư phụ cho họ, chỉ nói lời trống rỗng, họ nghe má nói nhất định cũng lọt tai, nhưng muốn má hướng dẫn giới thiệu, cho nên đến tìm má quấy rối”.

Trần Kiết nghe con dâu nói có lý, chẳng kể đúng hay không, cũng đều phải trở lại chùa đó lo việc quy y cho thần thổ địa. Không đến mấy ngày, sức khỏe của sư tỷ đã bớt rất nhiều, liền đi đến chùa, thật là pháp duyên thuận lợi, có một vị đại pháp sư mới đến chùa (nhận trụ trì) sư tỷ liền nói rõ ý mình đến đây hôm nay, đem cái việc quy y này ra thỉnh giáo pháp sư. Pháp sư rất từ bi luôn miệng nhận lời. Sư tỷ liền chuẩn bị nghi thức sắm sửa hương hoa quả phẩ… Lúc bấy giờ liền đem tượng thần của thổ địa ông, thổ địa bà ra nhờ sư tỷ Trần Kiết, tay trái bưng tượng thổ địa ông, tay phải bưng tượng thổ địa bà quỳ trước Phật lãnh thọ pháp quy y và thay họ làm các nghi thức lễ bái cho đến xong. Pháp sư còn thuyết pháp cho họ nghe rất lâu. Sau khi hoàn tất, sư tỷ liền hướng vào thần thổ địa nói rằng: “Hôm nay các vị đã quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng rồi, là đệ tử chính thức của Tam Bảo, nhất định phải ủng hộ Phật giáo, làm nên thành pháp vương và phải niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật, cầu sanh Tây phương, về sau không còn can hệ gì với tôi, không được trở lại tìm tôi quấy phá”. Sự thật trên đây là hồi năm ngoái sư tỷ đến Hội Liên Nghị nói với tôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo dân gian Trung Quốc các vùng nông thôn nghèo hoang vắng khắp nước ở đâu cũng đều có miếu thổ địa, họ như thân phận của vị trưởng thôn trong làng ở nhơn gian, niên hạn đến, mãn nhiệm kỳ, vẫn cứ phải đi luân hồi đầu thai, khó có thể gặp được duyên lành quy y Tam Bảo. Mặc dù thần thổ địa chưa có mở miệng yêu cầu được quy y, nhưng sư tỷ Trần Kiết với một tấm lòng lành cũng thật khiến người khâm kính!

(Trích cuốn sách "Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe" - Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Khán Trị - Việt dịch: Thích Hoằng Chí)

> Từ A tới Z về NIỆM PHẬT 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bịnh “trời cho”

Tư liệu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Xem thêm