Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/03/2023, 12:05 PM

Người học Phật có thể tranh chấp tài chính hay không?

Hỏi: Người học Phật có tranh chấp tài chính với nhau, liệu có thể kiện ra tòa không? Nếu không kiện ra tòa thì phải nên xử lý thế nào cho ổn thỏa ạ?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Giáo huấn của Đức Phật đối với chúng ta, điều đầu tiên chính là bố thí. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa thực sự của bố thí. Bố thí là buông xuống (buông xả), bố thí là xả. Trong Kinh giáo nói với chúng ta, nhân của tài phú chính là bố thí. Người ở trong đời này vô cùng giàu có, là do trong đời quá khứ bố thí tài (bố thí cúng dường tiền bạc, tài sản, vật chất...) nhiều, người mà trong đời này thông minh trí huệ, là tu bố thí Pháp nhiều (chia sẽ, in ấn Phật Pháp...), người khỏe mạnh sống lâu là tu bố thí vô úy nhiều (ăn chay, phóng sanh, từ thiện...), không gì không phải là từ bố thí mà được. Bạn hiểu rõ đạo lý này thì khi gặp phải tranh chấp tài chính, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề ở phương diện tài chính, hoặc là có người khuyên bạn đầu tư, hoặc là vay tiền của bạn.

Khi bạn cho họ vay tiền thì bạn phải nghĩ đến việc không hi vọng họ trả lại món tiền này, thì bạn sẽ lý đắc tâm an, bạn sẽ rất vui vẻ. Họ trả lại thì rất tốt, không trả lại thì cũng tốt, phải giữ được thái độ này. Thí xả! Trong mạng ta có tiền, có tài phú thì càng xả càng nhiều, cho nên nhất định không được vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp. Hiện nay, trong xã hội, tranh chấp tài chính là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

Đệ tử Phật phải làm ra tấm gương tốt, đối với tiền tài thì phải nhìn được thấu, buông được xuống, như vậy thì tốt. Nhất định không kiện cáo, nhất định không đòi nợ người khác, chính mình có khó khăn đến mấy, có khổ đến mấy, cũng đừng làm ra những sự việc này. Ta tin tưởng Nhân Quả là: “Khổ hết thì lại ngọt bùi”, về sau nhất định sẽ có tài phú lớn hiện tiền, đừng nghĩ đến những thứ này, đây là Thí xả thật sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao chọn ba tháng mùa hạ làm thời gian để An cư kiết hạ?

Hỏi - Đáp 16:05 08/05/2024

Hỏi: Tại sao ba tháng mùa hạ được chọn làm thời gian cho An cư kiết hạ mà không phải là thời gian khác?

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

Hỏi - Đáp 16:32 05/05/2024

Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Hỏi - Đáp 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Bị chướng duyên có phải là do thiếu phước không?

Hỏi - Đáp 15:20 03/05/2024

Hỏi: Thưa Sư Cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu Phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Xem thêm