Người phát nguyện về Tây Phương, trong đời có 2 cơ hội vãng sanh Cực Lạc
Chúng ta phải nên biết rằng, vào những giây phút quyết định khi lâm chung, mà trong tâm vẫn còn khởi lên bất kỳ 1 vọng tưởng nào, vậy thì hỏng hết, vẫn là phải tuỳ theo nghiệp lực lưu chuyển mà đi vào lục đạo luân hồi.
1. Cơ hội thứ nhất: Là ngay trong lúc vẫn còn khoẻ mạnh đạt được tầng công phu thấp nhất là bất niệm tự niệm, hay còn gọi là công phu thành khối (Công Phu Thành Phiến) thì được vãng sanh tự tại, muốn đi lúc nào đi lúc đó.
Thế nào là công phu bất niệm tự niệm? Bất luận gặp phải hoàn cảnh nào thì mọi ý niệm trong tâm cũng là A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không có bất kỳ ý niệm nào khác, cũng không nghĩ đây là người thiện, kia là người ác... Tất cả đều không nghĩ đến.
- Với người thiện cũng A Di Đà Phật
- Với người ác cũng A Di Đà Phật
- Thuận cảnh cũng A Di Đà Phật
- Nghịch cảnh cũng A Di Đà Phật niệm Phật như vậy thì gọi là công phu Bất Niệm Tự Niệm.
Tầng công phu này nếu chăm chỉ, nỗ lực thì chỉ khoảng 3 năm là có thể đạt được. Người một lòng một dạ tu Tịnh Độ cần phải đặt ra mục tiêu, thứ nhất chính là "“ông phu thành khối "“
Cho nên tu hành không thể không có mục đích, không thể không có mục tiêu. Nếu như bạn không có mục đích, không có mục tiêu thì công phu của bạn liền lãng phí. Mục tiêu của chúng ta là gì?
- Là công phu thành khối.
Vãng sanh Tịnh độ phải nhờ A Di Đà Phật, then chốt ý niệm phải chuyên nhất
2. Cơ hội thứ hai: Là một niệm sau cùng lúc lâm chung.
Cho nên, ngày ngày chúng ta niệm Phật là để làm gì?
- Giống như "luyện binh" vậy, để chuẩn bị cho 1 niệm khi lâm chung là "đánh trận".
Chúng ta niệm Phật cần phải niệm cho được thuần phục. Khi lâm mạng chung, tâm vẫn nhớ đến Phật A Di Đà, như vậy là thành công. Đạo lý chính là như vậy.
Tại sao chúng ta cần phải niệm Phật từng giờ từng phút?
- Là để cho các vọng niệm khác không có cơ hội xen vào.
Chúng ta phải nên biết rằng, vào những giây phút quyết định khi lâm chung, mà trong tâm vẫn còn khởi lên bất kỳ 1 vọng tưởng nào, vậy thì hỏng hết, vẫn là phải tuỳ theo nghiệp lực lưu chuyển mà đi vào lục đạo luân hồi.
Vậy niệm A Di Đà Phật được vãng sanh Cực Lạc, có phải cũng là tuỳ nghiệp lưu chuyển hay không?
Đúng vậy.
- Nếu 1 niệm sau cùng là A Di Đà Phật thì chúng ta chắc chắn sẽ đến được Thế Giới Cực Lạc.
- Nếu 1 niệm sau cùng mà tâm tham khởi lên, bất luận là tham điều gì: tham danh, tham lợi, hay là tham ái... thì chắc chắn phải đi vào đường Ngạ Quỷ.
- Nếu như tâm sân uế khởi lên, niệm sau cùng là sân giận thì phải đi vào đường Địa Ngục.
- Nếu tâm hồ đồ, ngu si khởi lên là đi vào đường Súc Sanh.
- Nếu niệm sau cùng là Nhân Nghĩa Đạo Đức, Ngũ Luân Ngũ Thường thì liền đi đầu thai vào cõi Người.
- Được Thượng phẩm Thập Thiện Nghiệp (giữ 10 giới) thì đi vào cõi Trời Dục Giới.
Quý vị xem đều là "1 niệm sau cùng quyết định con đường tái sanh của chúng ta".
Cho nên, bình thường cần phải tu dưỡng tâm mình giống như người ở Thế Giới Cực Lạc vậy.
Trong cuộc sống hằng ngày, bất luận là hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng được mà nghịch cảnh cũng tốt, xung quanh chúng ta người thiện cũng tốt mà người xấu cũng không sao, đều có thể duy trì Chánh niệm, không để tâm mình bị ngoại cảnh bên ngoài quấy nhiễu, như vậy chắc chắn được sanh.
Nếu người niệm Phật mà trong sinh hoạt hằng ngày còn bị chuyển theo cảnh giới, thì phiền phức này rất lớn
- Thuận cảnh thì sanh tâm hoan hỷ
- Nghịch cảnh thì có oán hận. Niệm Phật như thế chẳng thể đến được Thế Giới Cực Lạc.
Dù có niệm suốt đời đi chăng nữa thì đời sau vẫn phải trôi lăn trong lục đạo, chúng ta không thể không biết điều này!"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm