Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/11/2020, 08:13 AM

Người Phật tử cần làm gì để xây dựng niềm tịnh tín với Tam Bảo?

Tịnh tín Tam bảo là nhân tố quan trọng cần phải thành tựu để làm nền tảng cho sự tu tập trong nhà Phật vì lòng tin chân chính sẽ biểu hiện qua sự tôn trọng và thực hành các chuẩn mực đạo đức, góp phần làm cho thiền môn hưng thạnh, Phật pháp trường tồn.

Nghe pháp và thực hành giáo pháp

Kinh Tăng Chi Bộ đức Phật dạy: Nghe pháp được năm điều lợi ích: “Được nghe điều chưa nghe, làm cho trong sạch điều đã được nghe, đoạn trừ nghi, làm cho tri kiến chánh trực, làm cho tâm tịnh tín”. Trên thế gian này, nghe pháp là một trong những phương tiện căn bản, dễ thực hiện và nhiều ưu điểm nhất. Phật pháp chính là giáo lý uyên áo, cao thượng và giải thoát được thuyết giảng từ bậc đại giác, từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bậc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác Bậc trí tuệ, nhân từ, thanh tịnh, giác ngộ và bình an.

Với mục đích hoằng dương Chánh Pháp, Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài hãy tiếp tục ra đi, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của Chư Thiên và loài người. “Nầy các Tỳ kheo, hãy đem lại sự tốt đẹp, hoằng pháp lợi ích cho nhiều người, hãy hoằng dương Chánh Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, toàn hảo cả trong tinh thần và văn tự, hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng và toàn thiện” (Kinh Mahàvagga - Sanyatta – Nikaya). Kho tàng Giáo lý mà đức Phật để lại cho nhân gian ví như ngọn đèn trong đêm tối, như la bàn cho người đi biển, các vị đều thiện, thuần nhất thanh tịnh, phạm hạnh thanh bạch, diễn nói chánh pháp vi diệu. lành thay, nên gặp! Lành thay nên đi đến! Lành thay nên cung kính thừa sự”.

Tịnh tín Tam bảo là nhân tố quan trọng cần phải thành tựu để làm nền tảng cho sự tu tập trong nhà Phật

Tịnh tín Tam bảo là nhân tố quan trọng cần phải thành tựu để làm nền tảng cho sự tu tập trong nhà Phật

Niềm tin vào Đức Phật

Do vậy, trong hành trình học Phật và tìm cầu chân lý, muốn có chánh kiến thì ngoài sự tư duy, học kinh luật luận, thì phải nghe nhiều pháp thoại vì pháp thoại chính là những lời đức Phật dạy được quý thầy truyền đạt bằng nhiều phương tiện và pháp môn khác nhau để đi cuối cùng là đưa đến sự giác ngộ và giải thoát. Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, Kinh Phật dưới dạng văn bản chưa hình thành. Nghe Đức Phật hay chư Tăng thuyết pháp là những phương tiện tối ưu để học giáo lý.

Trong Ðạo Phật có ba loại trí tuệ: văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ. Văn Tuệ: Trí tuệ hiểu biết bằng cách tích lũy kiến giải trong kinh sách, hoặc nghe thuyết giảng từ lời dạy của chư Phật, các bậc đạo sư hay các vị giảng sư. Tư tuệ: Trí tuệ do suy tư, triển khai sự hiểu biết của riêng mình, còn gọi là trí thông minh. Tu tuệ: Trí tuệ do tu tập thiền định trên cơ sở giới và định mà phát sinh tuệ giác.

Chính văn tuệ là nền tảng đầu tiên làm cơ sở cho tư tuệ và tu tuệ. Nghe pháp để có chánh kiến đưa đến sự thực hành đúng đắn là nhiệm vụ căn bản của người con Phật. Người Phật tử muốn thiết lập chánh tín phải được học, được nghe giáo pháp nhằm khai mở trí tuệ, hoàn thiện bản thân và không bị sai lạc vào mê tín dị đoan. Nghe pháp là phương tiện thù thắng nhất vì có tính chất trực quan, sinh động giữa người giảng và người nghe, có thể thảo luận trực tiếp nhằm phá tan tà kiến, nghi hoặc đưa sự thấu hiểu và thông suốt giáo pháp của Đức Phật.

Đức Phật khuyên tất cả các hàng đệ tử đã dứt bỏ được tham, sân, si hãy phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỉ, xả gọi là bốn vô lượng tâm , nhờ đó sẽ được an lạc và hạnh phúc, ở ngay kiếp sống này cũng như các kiếp sống về sau. Ảnh minh họa.

Đức Phật khuyên tất cả các hàng đệ tử đã dứt bỏ được tham, sân, si hãy phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỉ, xả gọi là bốn vô lượng tâm , nhờ đó sẽ được an lạc và hạnh phúc, ở ngay kiếp sống này cũng như các kiếp sống về sau. Ảnh minh họa.

Niềm tin tôn giáo trong đời sống Phật tử

Thực hành giáo pháp của đức Thế Tôn với niềm tin vào hải đảo tự thân

Người Phật tử tại gia cần xác định rõ tất cả các pháp môn của nhà Phật đều quay về hải đảo tự thân. Nền tảng căn bản của giáo pháp đều dựa vào chính mình. Biết được căn bệnh của con người vốn ưa vọng ngoại và chạy trốn chính mình nên đức Phật đã dạy: “Hãy là hải đảo của chính mình, là nơi nương tựa cho chính mình”. Bởi vì nếu bao giờ ta chưa có khả năng sống với chính mình được thì ta sẽ không thể nào có được nguồn an lạc chân thật cả.

Đối với những người mới bước đầu học Phật, họ bắt gặp những lời dạy của Phật, những nội dung trong kinh điển có vẻ như mâu thuẫn, trái ngược nhau, khiến cho họ hoang mang, không biết nên nhận định những vấn đề đó như thế nào, khiến học hoài nghi. Sự hoài nghi, hoang mang ấy, nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ làm cho họ lung lay niềm tin đối với lời dạy của đức Phật, nghi ngờ cả tăng đoàn Phật giáo. Thật ra, tất cả Kinh Luật Luận đều mang tính nhất quán mà người giảng sư có trách nhiệm làm rõ tính nhất quán ấy. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật khẳng định rằng: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và Luật của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát”.

Quả thật, đời sống này mỗi người một vẻ. Có khi pháp tu này không thích hợp với ta, nhưng lại giúp nhiều người tu thành tựu. Rõ ràng là không phải ở pháp môn tu mà là ở chính con người của mình. Cho nên, trở lại lời Phật dạy trong kinh Kalama: Không phải mình bỏ thời giờ sàng lọc pháp môn, mà chính là tìm hiểu chính mình, rồi mới chọn pháp môn thích hợp với con người mình! Có như vậy thì việc tu tập mới mong có tiến bộ.

Nghe pháp để có chánh kiến đưa đến sự thực hành đúng đắn là nhiệm vụ căn bản của người con Phật. Ảnh minh họa.

Nghe pháp để có chánh kiến đưa đến sự thực hành đúng đắn là nhiệm vụ căn bản của người con Phật. Ảnh minh họa.

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Thuở Đức Phật còn tại thế, ở Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo, nhiều triết phái, học thuyết. Ai cũng cho rằng của mình là chân lí và bài bác, đả kích các tôn giáo, triết phái và học thuyết khác là sai lầm. Những người Kalamas ở thị trấn Kesaputta đâm ra hoang mang không biết đâu là phải, trái, đúng, sai. Họ đem sự hoài nghi, phân vân đó nói với Đức Phật, khi Ngài đến Kesaputta. Đức Phật không bắt đầu từ chủ thuyết của mình, cũng không phê phán chủ thuyết của người khác. Thái độ của đức Phật khác hẳn với thái độ của mọi giáo chủ và luận sư mà người Kalamas thường gặp. Đức Phật đã khen người Kalamas hoài nghi và phân vân như vậy là đúng và đức Phật giải thích rằng lòng tin chân chính không nên dựa trên 10 căn cứ sai lầm sau đây: Thần Khải (revelation); truyền thống; người tu, hay người thân; Kinh sách hay Thánh điển; lý luận suông hay siêu hình; những dữ kiện không phản ánh được vấn đề; dựa vào một quan điểm nào đó như một tiêu chuẩn; dựa vào quan điểm, thành kiến riêng của chính mình; dựa vào bậc đạo sư hay quyền uy làm chỗ tin cậy hay nương tựa.

Sau khi đã giới thiệu 10 căn cứ không đáng tin cậy của niềm tin chân chính, đức Phật Thích Ca khuyến cáo những người Kalamas hãy nên tự biết mình, tự mình thấy, chứ không nên dựa vào quyền uy nào khác. Những điều gì là ác, là thiện, phải hay trái, đều phải thông qua sự kiểm nghiệm của tự thân mình mới thấy rõ: nếu thực hiện những điều gì mà đem lại đau khổ, bất hạnh lâu dài cho mình và cho người khác thì đó là điều bất thiện, sai trái cần phải gạt bỏ đi; ngược lại, nếu thực hiện những điều gì đem lại hạnh phúc và an lạc lâu dài cho mình và cho những người khác, thì đó là những điều thiện, đúng đắn, cần phải duy trì và phát huy. Đức Phật khuyên tất cả các hàng đệ tử đã dứt bỏ được tham, sân, si hãy phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỉ, xả gọi là bốn vô lượng tâm , nhờ đó sẽ được an lạc và hạnh phúc, ở ngay kiếp sống này cũng như các kiếp sống về sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Xem thêm