Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/12/2019, 11:29 AM

Người trẻ hôm nay và những thế hệ không còn trẻ

“Vấn đề” này với người viết là chuyện lớn, suy tư nhiều, va đụng hang ngày ở cuộc sống và trên các trang báo, màn hình, mọi chốn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Phật giáo và người trẻ 

Thế hệ dễ thương 

Bài liên quan

Một thế hệ búp măng xì tin, năng động, hòa nhập mạnh mẽ với bên ngoài đất nước, hấp thu nhanh mọi làn sóng mới, người của các trào lưu và công nghệ… tung tăng hằng ngày trên phố, đường làng, học đường, siêu thị, tiệm game, trong từng mái nhà…Thế hệ tung tẩy điệu đàng với thời trang mới mẻ, với ba lô, dế, máy tính, các chương trình phần mềm, phong cách ngôn ngữ phá cách và mọi thứ, cứ như có thể dễ hình tượng hóa bởi sự nứt vỡ chứa hạt bên trong từng giây trong nỗ lực nảy mầm mới. Người trẻ khát vọng mảnh liệt trải nghiệm nhanh mọi thứ, thử mọi thứ, khẳng định bản thân… Khó cưỡng lòng ngưỡng mộ khi ngẵm cánh trẻ tung tăng đến trường trong cánh áo học trò ngày nay, nói tiếng nói ngày nay, lạ lẫm, lại có phần...thân thiết! Các thế hệ trước chưa từng nếm trải những gì người trẻ ngày nay có, từ hòa bình đến công nghệ, từ mức độ tiếp cận thế giới đến sự mạnh bạo về tư tưởng…

Bạn tôi, anh Bùi Lê Thanh Điền công tác ở Ban bạn đọc báo Tuổi Trẻ cùng bà xã Lê Nguyễn Hồng Việt chia nhau sự mến yêu hai cục cưng Pepsi và Đalat, hàng ngày cập nhật từng bức họa mới vụng về hay cảnh con trên phố, một câu chuyện ngộ nghĩnh…Cũng ở báo Tuổi Trẻ, chị Nguyên Trân nay đã về hưu có hai cục cưng giống anh chị như khuôn đúc, niềm hạnh phúc từng giây cùng các con khiến khuôn hình chia sẻ trên mạng của chị đem đến bạn bè niềm hạnh phúc lây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới ngày hôm qua thôi, khi cùng thọ chay ở nhà hàng Vietchay ở khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, anh bạn nhà báo Việt Dũng xích lại gần khoe chuyện cậu con trai: anh xem, em cắt tóc cao như vậy, Thụy Nguyên (tên cậu con trai) nhận xét mới ác chứ “sao bố chơi tóc giống các bạn con trong lớp!”- đấy là người  trẻ hôm nay, dễ thương lạ. Nhà báo Phan Hữu Dương chăm mấy bé đáng yêu trên tầng 18 cao ốc Memory ở Hà Đông, săn sóc không khác phụ nữ, gọi cho cậu ấy thường nghe tiếng các bé…

Bài liên quan

Ngày nay, theo logic chung dễ hiểu, những bậc làm bố mẹ có xuất thân tốt, từ những mái gia đình ấm áp tình thương, lại có học thức, công việc ổn định, dễ chia sẻ với các bé của mình hơn và cả các bé hang xóm, con cháu bạn bè đồng nghiệp… Họ hiểu được suy nghĩ, tâm lý, xu hướng của con trẻ để chia sẻ, hỗ trợ, nắn chỉnh..

Ở những gia đình bậc cha chú ông bà có khoảng cách về các phương diện tiếp cận xã hội, từ học vấn đến những ahnj chế mang tính hoàn cảnh lịch sử, sự chia sẻ thông cảm khó hơn, thậm chí dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung động. Ở đây, vấn đề khoảng cách thế hệ đặt ra từ âm ỉ đến gay gắt. Những câu thường nghe kèm tiếng thở dài than thở, trách cứ: tụi nhỏ ngày nay hát gì không hiểu, mặc chi khó coi, nghĩ ngợi toàn chuyện viễn vông xa vời… có thể nghe trong các bàn luận mọi nơi từ cà phê vỉa hè đến mọi chỗ khi có dịp ngừoi lớn gặp nhau chung tâm sự.

Hệ giá trị chuẩn mực, sự căn bản và cái mới

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiến hóa – quy luật không hề mới, và xung động do tiến hóa cũng vậy, vốn có. Ở Việt Nam, những tác phẩm có khía cạnh phản ánh vấn đề này sâu sắc, ví như Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng trong văn học phản ánh va đụng cái cũ và cái mới thời thuộc địa, trong văn học; hay vỡ cải lương nổi tiếng Tô Ánh Nguyệt có câu nhấn khá đúng chỗ phản ảnh va đụng Nho giáo và văn minh Tây Phương, Đả cựu nghinh tân và Thủ cựu bài tân cho thấy loay hoay xoay xở của thế hệ trước trước cái mới.

Bài liên quan

Quay lại người trẻ và khoảng cách thế hệ. Sự phát triển, tiến hóa đến đâu vẫn từ các giá trị căn bản và lấy căn bản làm nền. Các trào lưu của người trẻ Đông Tây nếu chịu khó quan sát phân tích cảm nhận kỹ với tâm thế tinh nhạy, nhân văn, thông cảm mở long sẽ nhận ra cái hay cái đẹp – sự tiến bộ tích cực bên trong vỏ bọc phá phách, phủ định mọi thứ của các bộ phận người trẻ, bắt chước ngôn ngữ và cách tiếp cận của triết học, đấy là sự nứt vở tất yếu của lớp vỏ bên ngoài do sự lớn lên của hạt bên trong ở quá trình hình thành cây con, nguwoif trẻ muốn được hiểu và nhìn nhận đúng những giá trị họ có thay vì ép mình theo các “tiêu chí” duy ý chí của người lớn.

“Vấn đề” của người trẻ chính ở nền tảng căn bản các chuẩn mực giá trị phải có để sự phát triển bản thân vững vàng thay vì đập phá, phiêu lưu, chóng vánh bạo phát bạo tàn, như trào lưu sống thủ cả trong tình ái, thử cả với ma túy và đốt mình trong thế giới ảo hay mài xe trên xa lộ tìm cảm giác. Sự căn bản đến từ chăn chút giáo huấn của gia đình, đại gia đình họ tộc, nhà trường và môi trường xã hội, từ nỗ lực cá nhân và có khi, cả may mắn. Có sự căn bản, cái mới ở người trẻ khiến sự dễ thương càng thuyết phục bố mẹ ông bà hơn, càng khiến thầy cô họ tộc và xã hội an tâm hơn. Có căn bản, các khác biệt dễ tìm được tường  dồng, khoảng cách thế hệ trẻ nên bài toán có lời giải thay vì loay hoay bế tắt, xung động.

Đấy, góc nhìn riêng của người viết về chuyện của mọi nhà ngày nay, xin chia sẻ….

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm