Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/11/2014, 10:13 AM

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nói về sư tử ở chùa

Với đề tài "Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam", nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trong buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng tại chùa Phật học Xá Lợi (Q.3, Tp.HCM) diễn ra chiều 01/11/2014 đã bàn đến vấn đề “nóng” là linh vật (sư tử).

 Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tại buổi nói chuyện chuyên đề "Di sản văn hóa Phật giáo VN" - Ảnh: Bảo Toàn
Theo đó, đây là vấn đề đẩy dư luận đến chỗ phản ứng rất mạnh, chính quyền quan tâm, mà tiêu biểu là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ngày 08/08/2014 đã có công văn số 2662 đề nghị không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ra công văn ngày 19/08/2014, giới thiệu các mẫu tượng linh vật của Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, ở các chùa cổ, đặc biệt là chùa Phật Tích miền Bắc vẫn còn tượng sư tử đá từ thời Lý. Đó là những hình tượng sư tử đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh sư tử là những con thú rất thân thuộc như voi, tê giác, trâu, ngựa là những vật ăn chay - một sự gởi gắm của ông bà ta về mặt tư tưởng.
Buổi nói chuyện thu hút đông người quan tâm, tham dự
So với các nước khác trong khu vực thì hình tượng sư tử rất hung dữ nhưng khi vào Việt Nam thì tượng trở thành tươi vui, rất hiền hòa, cho thấy sự tiếp biến văn hóa của tổ tiên ta rất tinh tế.
Mẫu sư tử thời Lý được nhà nghiên cứu giới thiệu tại buổi nói chuyện
Ngoài ra, tại buổi nói chuyện, định nghĩa di sản của Phật giáo cũng được ông Trần Đình Sơn chia sẻ, “khi nói đến di sản văn hóa tức là người ta muốn nói đến tài sản của ông bà tổ tiên chúng ta đã để lại nhiều đời nay trên đất nước này. Và đó là di sản chung của các dân tộc Việt Nam. Còn truyền thống là những cái mà tổ tiên ta từ đời này qua đời khác tôn trọng và làm theo”.

Như Danh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm