Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/04/2016, 08:40 AM

Nhà Phật nói gì về việc xuống tóc báo hiếu?

Chị Phượng cho biết, trong lúc tâm trạng rối bời, chị đã quỳ xuống giữa ngã tư đường, vái lạy Phật bà Quan âm phù hộ cho con mình tai qua nạn khỏi. Chị nguyện rằng, nếu bé sớm quay trở về, chị sẽ xuống tóc để tạ ơn Trời Phật. Sau khi tìm lại được con, chị Phượng đã lên chùa thực hiện lời hứa của mình. "Mạng sống của con gái là điều quan trọng nhất nên có phải xuống tóc nhiều lần nữa tôi vẫn vui lòng"

Những ngày gần đây, việc con gái của nhà giáo danh tiếng Văn Như Cương tự cạo đi mái tóc óng ả của mình để tỏ lòng biết ơn Trời Phật, vì đã độ trì cho cha mình được khỏe lại đã thu hút sự chú ý của dư luận. Các nhà sư nói gì về việc này?
 
Xuống tóc tạ ơn Trời Phật


Trước đó, bà Thùy Dương có tâm sự về tình hình sức khỏe của PGS Văn Như Cương trên trang cá nhân đang khá nguy kịch. Nằm bên cạnh bố, nhìn bố đang yếu dần đi, bà vô cùng đau lòng và lo lắng. Trong lúc ấy, bà chỉ biết thành tâm cầu nguyện và hứa nếu sức khỏe của bố tốt hơn thì sẽ hy sinh mái tóc của mình để tạ ơn Trời Phật.

Đúng theo lời cầu nguyện của bà Văn Thùy Dương, đến sáng ngày 21/3, sức khỏe của PGS Văn Như Cương dần khỏe lại. Ông đã có thể ngồi được máy tính và truy cập Facebook. Ngay buổi chiều, bà Văn Thùy Dương cùng gia đình đã tới chùa để làm nghi lễ xuống tóc tạ ơn. Hành động hiếu thảo của bà Văn Thùy Dương đã khiến những người có mặt trong buổi lễ xuống tóc xúc động.

Bà Thùy Dương đã chia sẻ: “Các con tôi hiểu được việc mẹ làm mới quan trọng. Về mặt nào đó, việc tôi xuống tóc có ý nghĩa giáo dục các con. Tôi muốn nhắc các cháu, lời hứa không cần nói ra mới cố gắng thực hiện cho bằng được. Chỉ cần tự hứa, dù không ai biết cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc”.

Không riêng gì bà Văn Thùy Dương, trước đó cũng có một số người Việt xuống tóc để tạ ơn trời Phật khi lời cầu nguyện của họ được linh nghiệm. Từ những hành động trên mà một số người cho rằng, việc xuống tóc cũng là báo hiếu cha mẹ.

Tuy nhiên, nói về điều này, Ni sư Thích Diệu Mơ - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Kinh Môn (Hải Dương), trụ trì chùa Nhẫm Dương cho rằng, quan điểm của nhà Phật không phải vậy. Không phải cứ báo hiếu cha mẹ là phải xuống tóc. Cái đó là tại gia hộ thế, tức là tự gia đình làm chứ không bắt buộc, chỉ khi người nào xuất gia thì mới phải xuống tóc.

Quyền lợi của phận làm con

Bàn rộng hơn về việc báo hiếu, Ni sư Thích Diệu Mơ nói rằng, theo đức Phật dạy, khi cha mẹ còn tại thế, các con cần săn sóc, phụng dưỡng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng xuất phát tự đáy lòng của người con hiếu thảo, đó sẽ là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại.

Theo ông Minh Thạnh, tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về Phật giáo, hiếu thảo với cha mẹ không phải là nghĩa vụ mà là quyền lợi đem lại hạnh phúc cho chính đứa con. Báo hiếu cha mẹ không phải cần đợi khi trưởng thành, giàu sang mà có thể làm bất cứ khi nào. Thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói và hành động.

Cách báo hiếu đơn giản cha mẹ là hãy sống tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình. Cha mẹ nào cũng chỉ muốn con mình thực sự đàng hoàng, biết lo cho bản thân. Khi cha mẹ còn tại thế hãy săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó là tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo với thái độ tôn trọng mới thực sự là cách báo hiếu làm cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại. Thực tế có không ít gia đình giàu có, dư giả nhưng cha mẹ nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.

Ni sư Thích Diệu Mơ cũng nói thêm rằng, con cái muốn báo hiếu cha mẹ cần xuất phát từ cái tâm, từ trong việc làm của mỗi con người.
 
Ngoài trường hợp của con gái PGS Văn Như Cương xuống tóc để tạ ơn Trời Phật, cách đây ít ngày, chị Nguyễn Thị Kim Phượng (38 tuổi), mẹ cháu Lưu Ngọc Kim Ngân (6 tuổi, ở quận 1, Tp. HCM) cũng có hành động tương tự. Nguồn cơn của hành động này là bởi chị đã tìm lại được đứa con bé bỏng của mình. Trước đó, vào sáng ngày 28/2, bé Ngân đã bị một người lạ mặt dụ lên xe máy chở đi. Chị Phượng cho biết, trong lúc tâm trạng rối bời, chị đã quỳ xuống giữa ngã tư đường, vái lạy Phật bà Quan âm phù hộ cho con mình tai qua nạn khỏi. Chị nguyện rằng, nếu bé sớm quay trở về, chị sẽ xuống tóc để tạ ơn Trời Phật. Sau khi tìm lại được con, chị Phượng đã lên chùa thực hiện lời hứa của mình. "Mạng sống của con gái là điều quan trọng nhất nên có phải xuống tóc nhiều lần nữa tôi vẫn vui lòng", chị Phượng bày tỏ.

Cách báo hiếu cha mẹ của một số quốc gia trên thế giới

Nhật Bản: Giống như Việt Nam, người dân Nhật cũng có ngày lễ báo hiếu cho riêng mình vào khoảng tháng 7 dương lịch với tên gọi là lễ Obon.

Obon mang nghĩa “Ngày của người chết”. Đây là một phong tục truyền thống của phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời.

Nguồn gốc của ngày lễ cũng giống như Việt Nam chúng ta, liên quan đến tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Qua thời gian, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên để “báo hiếu”.

Khác với Việt Nam, lễ báo hiếu của người Nhật Bản kéo dài 4 ngày, từ 13 đến 16/7 Dương lịch. Trong đó, ngày 16 là ngày tiễn đưa linh hồn người thân về trời.

Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.

Không những thế, vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.

Hàn Quốc: Với người Hàn Quốc, lễ báo hiếu diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi ngườ i thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.

Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau, từ việc làm nhỏ như tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng món quà đắt tiền... tất cả đều như một lời cảm ơn chân thành dành cho người nhận. Tuy nhiên, có một thứ mà người Hàn Quốc không bao giờ quên chuẩn bị trong ngày lễ báo hiếu này đó là một bông hoặc một lẵng hoa cẩm chướng.

Gần giống như ở Việt Nam, trong ngày này, những ai may mắn còn mẹ sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ, còn những ai thiệt thòi không còn mẹ thì cài lên ngực mình đóa hoa cẩm chướng màu trắng.

Đ.Tùy – H.My
Nguồn: Báo Gia đình & Xã hội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm