Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhân cách và giáo dục 

Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc, làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát…

Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn.

Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc, làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.

Giáo dục trong xã hội:

Herbert George Wells (1866 - 1964): Như vậy một nền giáo dục có giá trị thật sự là tự thân nó phải đóng góp tích cực cho sự văn minh và tiến bộ của con người, nhằm đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi loài. 

Bài liên quan

Trên thế giới, ngành giáo dục luôn quan tâm cải tiến cho thích hợp thời đại. Các quốc gia có nền giáo dục ưu việt như: Phần Lan, lấy học sinh làm đối tượng điều chỉnh giáo dục, Mỹ lấy tự do làm nền tảng để phát triển. Nhật phép tắc ứng xử, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm xã hội. những Trẻ em ở đây luôn được giáo dục đạo đức từ nhỏ nên có tinh thần tự giác rất cao. Nền giáo dục Úc: Khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê và sở thích của mình.

Một GS phát biểu: "Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Và đây là định nghĩa đã được tập thể cánh buồm đồng thuận chọn và theo: Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc.

Bài liên quan

Theo định nghĩa này, giáo dục sẽ tôn trọng người học. Giáo dục không làm công việc “dạy dỗ dân” theo quan điểm Khổng Tử. Giáo dục dù cao quý đối với dân với nước, nhưng không có quyền tự coi mình đứng trên mọi con người mà về bản chất “sinh ra đã là tự do”. 

Định nghĩa này quy định cách hành xử của Giáo dục là làm công việc tổ chức sự học của con người, chứ không phải là làm công việc dạy con người. 

Khi đó, “tự học” không phải là một lời khuyên mà là một phương pháp, một lối sống, một thói quen, một thành phần của năng lực người.  

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cần phải có cách học khiến con người tôn trọng sự tự do của mình. Đó là cách học để người học bị cuốn hút tự nhiên vào con đường học cho mình và xây dựng dần dần được tinh thần học vì tôi – học vì chúng ta. 

Theo W. O. Lester Smith, Giáo Sư Đại Học Luân Đôn, Chủ Tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh Quốc đã nói: "Khi nghĩ về giáo dục chúng ta không được quên rằng giáo dục có tính cách trưởng thành của một cơ thể sinh động. Trong khi có những tùy thuộc thường xuyên nó vẫn liên tục thay đổi tự thích ứng với những nhu cầu mới và hoàn hảo mới".

Trong quyển "Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống" của Krishnamurti viết: "Mục đích của giáo dục đích thực là rèn luyện trau dồi mối tương giao chính đáng không chỉ giữa các cá nhân, nhưng cũng giữa cá nhân và xã hội".

Bài liên quan

Nếu gọi là giáo dục để con người tiến hóa gần với hạnh phúc, đạt được hạnh phúc trần gian, đó là một ảo tưởng; ngày nay, con người sống  trong nhung lụa, quyền lực vẫn phải đau khổ vì bệnh hoạn, vì lo sợ, vì áp lực, kể cả bị áp lực bởi khối tài sản khổng lồ. Để thoát khỏi những áp lực đó, các nhà tỷ phú như Tỷ phú Mỹ Bill Gates  hay “James Bond” của giới từ thiện vừa cho đi phần tài sản cuối cùng của mình. Khi giới truyền thông hỏi tỷ phú Chuck Feeney vì sao phải quyên tặng hết? Ông trả lời rất đơn giản, bởi vì “vải liệm không có túi” và tỷ phú Tiến sĩ Supachai Verapuchong người Thái Lan với tư cách một doanh nhân theo đạo Phật tỷ phú nói: 'Nếu ai đó nói rằng kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc nghĩa là họ không hiểu được bản chất sự sinh ra của con người' - …

Trên thế giới còn rất nhiều tỷ phú thầm lặng bố thí, một tỷ phú Bình Dương đã biến khách sạn thành chỗ cư trú cho người vô gia cư và cung cấp mọi nhu cầu cuộc sống cho họ. Hầu hết sau khi bố thí toàn bộ tài sản vì ích lợi cho mọi người, họ đều cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn khi chưa bố thí. Đó là một trong những lối giáo dục tự thân khi ý thức vật chất không phải điểm đưa đến hạnh phúc.

Giáo dục trong Phật giáo:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong phạm vi giáo dục thế tục, luôn cập nhật và chuyển hóa cho thích hợp trình độ tiến hóa xã hội; kiến thức càng uyên thâm, hạt giống phàm tục càng ngấm ngầm chìm sâu phát triển một bản ngã vững chắc được che đậy một nhân cách mỹ miều; nhưng khi gặp những trường hợp thuận lợi cho hạt giống phát triển, hạt giống “tam độc” bùng vỡ biến nhân cách trí thức thành nhân cách phi trí thức.

Vậy quan niệm giáo dục Phật giáo như thế nào? Giáo dục Phật giáo thế nào tránh được những bất toàn về nhân cách?

Bài liên quan

Ngày xưa, khi xã hội chưa phát triển, khoa học kỷ thuật chưa bùng nổ, mái chùa vẫn là môi trường giáo dục mang tính “gia giáo”; không những tình thầy trò khắn khít mà sự truyền đạt kiến thức giáo lý và sự hành trì giữa thầy trò vô cùng sâu nhiệm. Người đệ tử luôn được thầy theo dỏi tứ oai nghi để chỉnh sửa cho đúng với nhân cách của một tu sĩ. Với tinh thần đó, việc giáo dục mang tính "Khai hóa, Nhiếp hóa, chuyển hóa, khuyến hóa”…không mang tính áp đặt từ chương, khuôn mẫu, mục đích đưa đến sự chuyển hóa tự thân. Việc giáo dục trong nhà Phật không có đích đến của danh vọng, địa vị. Vì thế không có từ trở thành, thành đạt mà là chuyển thành một nhân cách thấp nhất là 24 oai nghi, vượt khỏi quy phạm oai nghi trở thành nhân cách Thiên nhân sư, nhân cách khiêm hạ mà cao thượng, không chỉ vô ngã mà là phi ngã.

Mối quan hệ giữa thầy và trò trong việc giáo dục, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, Ta cho phép vị thầy tế độ. Này các Tỳ kheo, vị thầy tế độ sẽ gợi lên nơi người ở cùng phòng (đệ tử) thái độ của một người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ thái độ của một người cha. Như thế, trong khi sống cùng với nhau, họ có sự kính trọng, tôn trọng, có sự tương kính nhã nhặn với nhau; họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển trong Pháp và Luật này…

Nhận định của HT. Thích Thiện Siêu trong bài viết: "Bàn về mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo", Hòa Hòa Thượng đánh giá như sau: "Bao lâu ý nghĩa hạnh phúc chưa được xác lập thì xã hội còn phải mò mẫm phương hướng phát triển. Lịch sử đã ghi nhận bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục tiêu sai lạc trong phương hướng phát triển... chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật suy thoái đạo đức, ô nhiễm môi sinh...là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẻ trách nhiệm và xã hội trước những hậu quả gây khổ đau khôn lường đó".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đúng như lời Phật dạy: “Một trái tim bao la, một lời nói chân thành, một cuộc sống phụng sự, và từ bi tâm là những điều giúp làm mới tình người”.

Theo nhận định của T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục" trong Phật Học Khái Luận ở trang 60 có ghi: "Ngài cho rằng một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh."

Giáo dục Phật giáo không nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, vì nhu cầu xã hội mỗi ngày một phát triển, chạy theo nhu cầu là tự đánh mất chính mình. Con người đánh mất chính mình sẽ là con người nổi loạn mà các nước công nghiệp phát triển từng phát triển bệnh lý trầm cảm, thần kinh và tự sát hoặc thảm sát tập thể.

Bài liên quan

Đáp ứng nhu cầu giáo dục theo tiêu chuẩn xã hội biến con người hoặc thành đạt tột đỉnh vinh quang hoặc tận cùng thất bại cho chính tự thân; dù vinh quang hay thất bại cũng  không còn là chính mình.

Con người là đối tượng cơ bản để chuyển hóa, xây dựng một xã hội công bằng, trong sáng và yêu thương, vì con người được xây dựng trên tinh thần vị tha, vô ngã, từ bi vô điều kiện, khác xa với lối giáo dục nhằm mục đích đạt được để thỏa mãn lòng tham vị kỷ. Lối giáo dục con người hoàn chỉnh mà không cách biệt xã hội, tuy hòa nhập mà không bị hòa tan trong guồng máy cơ học; đó là tinh thần tự giác, làm chủ cảm xúc chiến thắng mọi cám dỗ, vì thế: “chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến công hiển hách nhất”. Nho giáo từng nói: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trước nhất là tu bản thân, làm chủ bản thân được mới làm chủ ngoại cảnh.Đó là cách giáo dục phương Đông khác với phương Tây.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giáo dục Phật giáo ngày nay không thể tách rời phương pháp giáo dục thế học, đòi hỏi giáo dục Phật giáo duy trì vững mấu chốt cơ bản chuyển hóa thân tâm để không bị pha tạp phương pháp giáo dục học đường đại trà. Tuy học đường cung cấp kiến thức phổ thông, cơ sở khoa học, giúp cho một căn bản nhận thức và ý chí vươn lên, giáo dục cùng luôn dựa trên căn bản: “văn-tư và tu”, đó là dây cương dẫn đường khỏi sa lầy vào chân trời viễn mộng duy vật. Tuy nhiên tu sĩ vẫn không quên nghĩa vụ với xã hội trước những thiên tai, hoạn nạn.

Giáo dục thế học có: “đức dục - thể dục và trí dục thì nhà Phật có: "giới định huệ”. Phước huệ song tu được gọi là: "Phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật”.

Khai giảng niên học mới, cố HT Thích Minh Châu huấn đạo: "...Là sinh viên Phật giáo trong thời kỳ xã hội hóa, hiện đại hóa, tiến lên văn minh toàn cầu hóa. Với tinh thần Duy Tuệ Thị Nghiệp, sống bằng pháp hạnh vô ngã vị tha, bổn phận và trách vụ của chúng ta phải luôn luôn tinh cần phát huy toàn triệt khả năng ‘Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức’ phải tập trung hơn nữa, nỗ lực chuyên sâu hơn nữa các môn Phật học lẫn thế học. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời nêu cao gương hạnh Phật trong sứ mệnh lịch sử giao phó là ‘truyền trì mạng mạch - tiếp dẫn hậu lai - hoằng pháp lợi sanh - Báo Phật ân đức’ ngay trong cuộc đời này."

Sử gia triết học người Anh đã nhận định: "Phật giáo mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại.

Một học giả khoa sử Việt Nam nhận định về giáo dục như sau: "Nền giáo dục Phật giáo của khối óc và con tim. Khối óc sáng suốt và con tim quả cảm. Tư tưởng giáo dục Phật giáo là tư tưởng giáo dục hiện thực và hành động."

Bài liên quan

Điều mà Carl Roges gọi là: "Self concept" mà An dras Angyal gọi là: "Self - organization" một sự thâm nhập vào cái tôi của tự mỗi người mới có thể giúp người ấy nhận thấy cái nguyên nhân khổ đau trên đời. Nói thế cũng chưa đủ, vì thiếu bản đồ dẫn đường để đương sự nhận thấy cái tôi nào chịu đau khổ và nguyên nhân khổ đau để đương sự tự thân chuyển hóa “tam độc”

Đức Phật trong kinh Thiện Sanh, thuộc Trường Bộ kinh: quy định 6 quan hệ vào quyền hạn của mỗi thành viên giữa cha mẹ - con cái; giữa thầy – trò; giữa chồng - vợ; giữa bạn bè; giữa chủ - thợ; giữa tu sĩ - cư sĩ.

Hòa thượng Thích Chơn Thiện phân tích cặn kẽ hai nội dung “Con người là Năm uẩn”, “Tu tập Năm thủ uẩn là giáo dục” (từ trang 105 đến trang 176); từ đó Hòa thượng đã đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục Phật giáo trong một đoạn văn ở trang 169:

Sự tu tập năm thủ uẩn là công phu giải thoát có hai việc để thực hiện:

- Chế ngự thói quen của con người nghĩ về các hiện hữu như là có một ngã tính thường hằng từ đó dục vọng dấy khởi.

- Phát triển cái nhìn sự vật là vô ngã từ đó vô dục khởi sinh.”

Điều quan trọng, ngoài kiến thức chuyên môn, cần phát triển khả năng tư duy và phán đoán độc lập, không quá tùy thuộc vào những huấn thị truyền đạt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giáo dục thế học chủ yếu giải phóng ngu dốt, u trệ, lạc hậu, bất công, áp bức, bóc lột…được mệnh danh giải phóng dân tộc, giải phóng nghèo đói, giải phóng nô lệ…để đem lại hạnh phúc cho con người, thật ra, các nước công nghiệp tiên tiến hiện nay, người dân chưa hẳn thỏa mãn một hạnh phúc trên cơ ngơi vật chất và thủ đắc nhiều tiện nghi. Ngược lại, một vài sắc dân như Bhutan, Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza phía bắc Pakistan; một bộ tộc từ chối mọi tiện nghi trong đời sống khoa học, chỉ dùng xe ngựa làm phuong tiện đi lại ở bang Pennsylvania, PittsburghHoa Kỳ…đa phần sống thân thiện với thiên nhiên, họ cảm thấy rất hạnh phúc, không bị chi phối bởi các tiện nghi hiện đại. Chứng tỏ, một xã hội quá đầy đủ tiện nghi luôn bị chi phối những nhu cầu phụ, đưa đến lo toan phiền não.

Bài liên quan

Phật giáo có khác, luôn lấy con người làm tâm điểm để giải quyết khổ đau; hệ thống giáo lý từ lúc Đức Thế tôn xuất hiện giáo hóa cho năm anh em Kiều Trần Như đến lúc nhập Niết Bàn, luôn là tiêu chí giúp con người tự thoát vượt mọi ách tắt trong đời sống, dĩ nhiên từ đó một nhân cách sống thánh thiện phải xuất hiện. Tự chuyên hóa tam độc bằng “lục độ”, “Bát chánh đạo”…đến với mọi người bằng “tứ nhiếp pháp”, sống với tập thể bằng pháp “lục hòa”…mọt khi đã thấm nhuần “tứ đế” để thoát khỏi lục đạo luân hồi”…

Tự thân đã nhuần nhuyễn thì nhân cách khiêm hạ luôn có mặt, tránh được cống cao ngã mạng dễ xuất hiện đối với những trí thức thiếu căn bản đạo đức từng xuất hiện trên bục giảng học đường ngày nay.

UNESCO đã khẳng định trong tuyên bố ngày 20/12/1999 “Giáo dục không còn là một quá trình mà con người chỉ tham gia trong thời gian đầu cuộc đời”. Đối với việc giáo dục của Phật giáo, tự giáo, tha giáo là suốt quá trinh một đời người. Mục đích giáo dục của Phật giáo giúp con người nhận chân sự thật từ óc phán đoán nhận xét bằng trí tuệ chứ không bị khuôn đúc trong quy tắc thọ giáo. Phật dạy: “Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì được nghe nói. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì do truyền thống. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ do tuyên truyền. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì phù hợp với kinh điển của mình …"Vì thế, chuyên ngành giáo dục Phật giáo đề cao: Duy tuệ thị nghiệp” làm tiêu chí.

Trí tuệ và đạo đức là nhân cách giáo dục của Phật giáo là vậy.

Pháp Cú kinh phẩm Song Yếu, Đức Phật dạy: 

Như mái nhà vụng lợp,

Mưa liền xâm nhập vào.

Cũng vậy tâm không tu,

Tham dục liền xâm nhập.

"Như ngôi nhà khéo lợp

nước mưa không thấm vào

tâm khéo tu cũng vậy

tham dục khó lọt vào" (PC 14)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm