Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/10/2019, 07:36 AM

Những quan điểm giáo dục của Phật giáo

Quan điểm giáo dục thiết thực của Phật giáo đã hoàn thiện con người chính nó, nghĩa là con người đầy đủ tổ hợp năm uẩn, kế đến là đặt con người trong mối tương quan duyên sinh, con người ấy luôn được xuất hiện dưới hai mặt: con người tự thân và con người xã hội.

 >>Góc nhìn Phật tử

Trong 45 năm thuyết giảng, vấn đề được Đức Phật lập lại nhiều lần qua kinh tạng Nìkàya: “Chư Tỳ Kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và con đường thoát khổ.” Như thế, điều then chốt ở đây và ngay bây giờ, con người phải biết tri nhận khổ đau, hơn là cứ mãi phiêu lưu trong thế giới lý luận siêu hình để tìm kiếm những điều vô bổ. Làm sao con người có thể biết được sự thật của vũ trụ trong khi con người không biết được mảy may về chính mình! Giáo dục Phật giáo giúp cho con người trở về với chính mình để biết được mình là ai, ở đâu và đang làm gì, và giúp cho con người nhìn vào thế giới này đúng như thực, nhìn vào thân thể này đúng như thực v.v. Từ đó, con người sống có thái độ tích cực hơn, tự tin và đầy trách nhiệm hơn. Đó chính là nhân sinh quan, thế giới quan đặc biệt của Phật giáo được hình thành trên cơ sở Duyên sinh Vô ngã.

Với 12 chi phần nhân duyên, Đức Phật đã trình bày rõ về sự tồn tại và hiện hữu của thế giới và con người trong 3 cõi, nhất là đối với con người, sự có mặt của con người cũng chính là sự có mặt của vô minh ái thủ. Mặt khác, chúng ta thấy rằng con người mới đầy đủ các chức năng giao tiếp giữa sáu căn và sáu trần.

Với 12 chi phần nhân duyên, Đức Phật đã trình bày rõ về sự tồn tại và hiện hữu của thế giới và con người trong 3 cõi, nhất là đối với con người, sự có mặt của con người cũng chính là sự có mặt của vô minh ái thủ. Mặt khác, chúng ta thấy rằng con người mới đầy đủ các chức năng giao tiếp giữa sáu căn và sáu trần.

Như chúng ta đã biết, đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người. Cho đến bao lâu, con người chưa hiểu rõ về chính mình, thì giáo dục Phật giáo luôn là vấn đề cần phải quan tâm. Để giáo dục có kết quả – hướng mọi người đi đúng con đường thoát khổ, giáo dục Phật giáo đã đưa ra những quan điểm rất rõ ràng về vũ trụ nhân sinh và đặc biệt là về con người Năm uẩn. Đứng trên quan điểm đúng đắn này, con người sẽ có cái nhìn như thật về chính mình và thế giới xung quanh.

 1, Quan điểm về vũ trụ

Bài liên quan

Trải qua 49 ngày đêm thiền quán dưới cội Bồ đề, Đức Thế Tôn đã chứng ngộ sự thật duyên khởi và trở thành Bậc Chính Đẳng – Chính Giác. Từ đây, từ sự thật duyên khởi này, Đức Phật tuyên bố sự hiện hữu của thế giới và con người chỉ là một tràng nhân duyên sinh diệt. Tiến trình tư duy Thiền định này được xem như một quá trình biện chứng thực tại ngay trong đời sống nội tâm của Ngài. Nó không phải là mẫu thức lý tưởng hay bản sao chép từ những ý niệm, vì tự thân nó không hề có một ngã thể độc lập, mà nó là chiếc kính như thật trong dòng sông hiện hữu.

Với 12 chi phần nhân duyên, Đức Phật đã trình bày rõ về sự tồn tại và hiện hữu của thế giới và con người trong 3 cõi, nhất là đối với con người, sự có mặt của con người cũng chính là sự có mặt của vô minh ái thủ. Mặt khác, chúng ta thấy rằng con người mới đầy đủ các chức năng giao tiếp giữa sáu căn và sáu trần. Duyên khởi cũng nói lên sự hình thành của thế giới, vì ngay chi phần “Sinh” và “Hữu” đã có sự hiện hữu của 3 cõi. Điều ấy nói lên rằng, không thể tách rời con người ra khỏi thế giới, nghĩa là sự hiện hữu của con người chính là sự hiện hữu của thế giới, và tất cả đều diễn ra bởi tính tương duyên hòa hợp.

“Duyên khởi là thực tính của mọi hiện hữu, sự thật này không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện.”

“Duyên khởi là thực tính của mọi hiện hữu, sự thật này không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện.”

Bài liên quan

Hơn nữa, qua sự thật duyên khởi thì vấn đề bản chất, bản thể hay siêu hình v.v đều không phù hợp với giáo lý nhà Phật. Nó thuộc tư duy nhị nguyên mà không phải là thực tại. Đức Phật luôn từ chối trả lời các câu hỏi siêu hình về bản thể, vì rằng, những câu hỏi đã đi xa khỏi thực tại, thì những câu trả lời cho những câu hỏi đó càng đi xa khỏi thực tại hơn. Cái thiết thực thực tại của giáo lý Phật giáo là chỉ cho con người và cuộc đời thấy rõ cái khổ, nhận chân ra chúng và nỗ lực tu tập để ra khỏi khổ. Như vậy, bao giờ con người còn vướng mắc vào cái “Một” của sinh thể như: Bản ngã, Thượng đế, Brahman, đấng tạo hóa… thì không thể tự tri bản chất của sự vật thế giới hiện tượng như chính thế giới sự vật hiện tượng đó. Vì thực chất cái “Một” đó vốn tự nó không thể hiện hữu theo chiều cô lập, phân ly, nó chỉ thực sự có mặt trong thế giới tương quan giao hòa. Nói chính xác hơn, không có một vật gì tự hữu chính nó, mà chỉ có tiến trình của hiện hữu, hàm chứa trùng trùng nhân duyên. Do đó, sự có mặt của một pháp dù vật thể hay sinh thể, dù con người hay thế giới đồng thời cũng là sự có mặt của tiến trình hiện hữu. Tất cả sự sống của con người và thế giới đều bị chi phối bởi mối tương duyên trùng trùng ấy. Từ các vật vô tri vô giác như cỏ cây, núi sông, thác ghềnh, cho đến sinh thể có tri giác như động vật, con người v.v đều được hiện hữu trong tràng nhân duyên ấy. Nó chính là điều kiện sinh tồn, là hệ sinh thái mà con người và sự vật cần phải nương tựa vào nhau, bảo vệ nhau để tồn tại.

Đến đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, không thể nào đưa ra một định thức khác hơn về con người và thế giới ngoài lý duyên khởi, như Đức Phật đã khẳng định: “Duyên khởi là thực tính của mọi hiện hữu, sự thật này không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện.”

Từ quan điểm này, giáo dục Phật giáo giúp cho con người ý thức rõ về con người tự thân và môi trường tự nhiên xã hội không thể tách rời nhau, mà là tồn tại độc lập với nhau thành một khối nhất thể. Do đó, con người sống và bảo vệ hạnh phúc cho mình chính là bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ hạnh phúc cho mọi người và ngược lại. Đây là tinh thần giáo dục thiết thực và đầy nhân bản của Phật giáo.

Giáo dục Phật giáo khích lệ con người sống đời đạo đức thiện lành để có cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại và tương lai cũng được tốt đẹp. Con người sống có ý thức và luôn có trách nhiệm về mình, nỗ lực xây dựng cuộc sống lành mạnh, cũng như vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, con người sẽ không ngồi đó than thân trách phận, hay đổ lỗi cho người khác.

Giáo dục Phật giáo khích lệ con người sống đời đạo đức thiện lành để có cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại và tương lai cũng được tốt đẹp. Con người sống có ý thức và luôn có trách nhiệm về mình, nỗ lực xây dựng cuộc sống lành mạnh, cũng như vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, con người sẽ không ngồi đó than thân trách phận, hay đổ lỗi cho người khác.

 2, Quan điểm về nhân sinh

Thế giới là duyên sinh, con người được hình thành trên cơ sở duyên sinh, do vậy nhân sinh quan của Phật giáo cũng được nhìn nhận dưới ánh sáng duyên sinh. Học thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi vừa là hệ quả của giáo lý Duyên khởi, vừa là một thực tế khẳng định sự sống, khẳng định trách nhiệm của con người về hành động có ý thức của chính mình.

Đức Phật nói đến nghiệp hay hành động có tạo tác là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. “Nghiệp quyết định hiện tại của mỗi người, nhưng nghiệp cũng làm thay đổi vận mệnh hiện tại của con người và quyết định vận mệnh tương lai của người ấy”.

Bài liên quan

Giáo lý nhân quả luân hồi là một sự giải thích về đời sống của con người; rằng không có sự chết mà là sự thay đổi dạng thức sống cho phù hợp với điều kiện mới. Do đó, giáo dục Phật giáo khích lệ con người sống đời đạo đức thiện lành để có cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại và tương lai cũng được tốt đẹp. Con người sống có ý thức và luôn có trách nhiệm về mình, nỗ lực xây dựng cuộc sống lành mạnh, cũng như vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, con người sẽ không ngồi đó than thân trách phận, hay đổ lỗi cho người khác. Đây là tinh thần giáo dục rất tích cực và sinh động, nền tảng đạo đức của nhân loại cũng được hình thành ngay đây. Vì rằng, giáo lý Nghiệp quả luân hồi giúp con người cảm nhận được trong niềm tương ứng luân lưu của vạn hữu, họ có thể là bà con quyến thuộc của nhau nên không vì cuộc sống của mình mà làm hại lẫn nhau. Ngược lại, con người sẽ yêu thương chia sẻ lẫn nhau. Họ sẽ cảm thông và tha thứ cho nhau, cùng nhau xây dựng một cuộc sống an lành không còn ganh ghét và hận thù.

Quan điểm giáo dục thiết thực của Phật giáo đã hoàn thiện con người chính nó, nghĩa là con người đầy đủ tổ hợp năm uẩn, kế đến là đặt con người trong mối tương quan duyên sinh, con người ấy luôn được xuất hiện dưới hai mặt: con người tự thân và con người xã hội.

Quan điểm giáo dục thiết thực của Phật giáo đã hoàn thiện con người chính nó, nghĩa là con người đầy đủ tổ hợp năm uẩn, kế đến là đặt con người trong mối tương quan duyên sinh, con người ấy luôn được xuất hiện dưới hai mặt: con người tự thân và con người xã hội.

Giáo lý Duyên khởi Vô thường có thể rút ra từ kinh nghiệm về thế giới hiện tượng hay cõi hữu vi này. Vì các pháp duyên sinh nên tụ tán và phân ly cũng tùy theo duyên, chúng thay đổi không dừng. Giáo dục Phật giáo có trách nhiệm cảnh tỉnh con người phải thấy rõ bản chất của cuộc đời là vô thường, là đau khổ, là duyên sinh giả hợp, để đừng bám víu hay đau buồn khi vô thường xảy đến. Vì rằng, vô thường là một quy luật tự nhiên của cuộc đời. Có ý kiến cho rằng, quan điểm này của Phật giáo là bi quan yếm thế, thì thật là một ngộ nhận đáng tiếc. Bởi bi quan hay yếm thế nó thuộc về thái độ sống, thái độ tâm lý; còn giáo lý về khổ, vô thường của đạo Phật nói lên sự nhận thức về một vấn đề. Nhận thức thì có thể đúng hay sai, nó giống như đáp số của một bài toán, chúng ta không thể nói đáp số của một bài toán này là lạc quan hay bi quan, mà chỉ có thể nói nó đúng hay sai mà thôi. Do vậy, cái nghĩa bi quan yếm thế không có mặt ở đây. Toàn bộ những gì đã trình bày ở trước đủ cho thấy giáo dục Phật giáo dựa trên một nhân sinh quan tích cực và trong sáng.

 3, Quan niệm về con người

Bài liên quan

Theo cái nhìn duyên sinh của đạo Phật, con người là một tập hợp Năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Hay nói cách khác, cái mà gọi là con người này thực ra chỉ là một quá trình tâm lý và vật lý hòa quyện vào nhau, chúng không có cái ta thực thể. Từ đó, giáo dục Phật giáo giúp cho con người có cái nhìn như thật về chính mình, để không bị đè nặng bởi những ảo tưởng về cái ta hữu hạn này.

Mục đích của giáo dục Phật giáo khi phân tích về con người năm uẩn không phải để hình thành một hệ thống triết lý về con người và thế giới hiện tượng, mà để nhìn thấy toàn diện về bản chất của con người và thế giới hiện tượng. Chúng chỉ là một hợp thể vô ngã, vô thường và rất tạm bợ. Nhưng cần chú ý rằng, mặc dù con người là một tập hợp năm uẩn do duyên sinh nhưng từ khi sinh ra cho đến trưởng thành, con người chịu vô số mối quan hệ tương tác từ môi trường sống và do hoàn cảnh nhân duyên khác nhau kể từ vô thỉ, cho nên hình thành nên đời sống tâm tư, tình cảm của mỗi cá nhân khác nhau và nhân cách của họ cũng không giống nhau. Cho nên, giáo dục Phật giáo phải dựa theo tính vô ngã của con người mà phân tích cho được hoàn cảnh của từng cá nhân, để giúp họ có cơ hội hoàn thiện mình. Do đó, giáo dục Phật giáo không chỉ là việc dạy và học, mà còn là một quá trình chuyển hóa nội tại, cải tạo cái xấu, bồi dưỡng và phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng đắn, có ý chí và đạo đức nhân bản, để cá nhân ấy làm hành trang tư lương cho cuộc sống hạnh phúc của mình, của người và của toàn xã hội.

Giáo dục Phật giáo có cái nhìn như thật về vũ trụ, về con người và cuộc đời. Cái nhìn đầy trí tuệ này giúp con người ra khỏi khổ đau, tiến đến cuộc sống hạnh phúc.

Giáo dục Phật giáo có cái nhìn như thật về vũ trụ, về con người và cuộc đời. Cái nhìn đầy trí tuệ này giúp con người ra khỏi khổ đau, tiến đến cuộc sống hạnh phúc.

Tóm lại, quan điểm giáo dục thiết thực của Phật giáo đã hoàn thiện con người chính nó, nghĩa là con người đầy đủ tổ hợp năm uẩn, kế đến là đặt con người trong mối tương quan duyên sinh, con người ấy luôn được xuất hiện dưới hai mặt: con người tự thân và con người xã hội. Sau cùng, chính nguyên lý duyên sinh vô ngã này đã phủ định luôn cái bản chất cá biệt mà nó được mệnh danh là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Đây là chỗ mà mọi chướng ngại đã bị triệt tiêu, mọi thiên kiến, định kiến về tha nhân cũng vắng mặt, mọi nuối tiếc đã lùi về quá khứ, mọi mơ ước đều gởi trọn tương lai, khoảnh khắc ấy chính là thực tại.

Bài liên quan

Giáo dục Phật giáo có cái nhìn như thật về vũ trụ, về con người và cuộc đời. Cái nhìn đầy trí tuệ này giúp con người ra khỏi khổ đau, tiến đến cuộc sống hạnh phúc. Xưa nay, lịch sử vốn vô tư khách quan không để cho sự kiện nào ở ngoài dòng chảy của nó. Thế nhưng, những gì không phù hợp với giá trị đạo đức và không đem lại hạnh phúc cho con người thì sẽ bị lịch sử bỏ lại bên lề. Về mặt này, giáo dục Phật giáo hơn 25 thế kỷ qua luôn xuôi dòng cùng lịch sử, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho muôn triệu người phương Đông, rồi dần đến phương Tây trong vấn đề xác định lý tưởng sống của họ. Thế cho nên, xã hội công nghiệp dù phát triển đến đâu chăng nữa, thì giáo dục Phật giáo vẫn không có gì lỗi thời, vẫn không có gì chống trái với khoa học, mà ngược lại còn bổ sung cho nhau. Vì thế, cho đến bao lâu, con người năm uẩn được giáo dục một cách toàn diện thì mọi việc ở đời sẽ đi dần vào ổn định. Hay nói cách khác, giáo dục Phật giáo sẽ giải đáp tất cả mọi vấn đề bức bách mà xã hội quan tâm như: Tự do, nhân ái, công bằng, vấn đề bảo vệ môi sinh v.v qua cái nhìn như thật về thế giới nhân sinh và về chính con người mà bài viết ngắn gọn này đã trình bày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm