Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhận diện thiền Đại thừa và Tối Thượng thừa

Nói về pháp môn Thiền là rất phong phú và đa dạng, bài viết này không đi sâu vào việc tu, thực hành của pháp môn này. Bởi thiền hiện nay đã phổ cập rộng rãi và thâm nhập vào đời sống con người khá sôi động. Thiền không còn là pháp môn độc tôn ở chốn thiền môn của Phật giáo.

Mặc dù Thiền ra đời ở châu Á, nhưng thiền hiện nay đã có sức hấp dẫn và lôi cuốn đặc biệt ở các quốc gia châu Âu và Tây phương.Thiền Phật giáo nền tảng thâm hậu là hướng con người đến lộ trình giác ngộ-giải thoát. Song, ở từng thời kỳ, từng giai đoạn Đức Phật dạy cũng có những phương pháp tu hành khác nhau. Có pháp tu Phật dạy giác ngộ-giải thoat thành tựu trong tam giới (giải thoát hoàn cảnh); có pháp tu Phật dạy giác ngộ-giải thoát thành tựu rốt ráo toàn triệt (trở về Phật giới). Để hiểu và khai thác được tinh thần hữu ích hay nói xa hơn là tư tưởng thâm hậu của thiền Chánh pháp Phật giáo, chúng ta cần phải có trí tuệ và tư duy có chiều sâu, đồng thời phải có sự hướng dẫn chuyên biệt,chuyên sâu của từng pháp môn. Bài viết này chỉ xin điểm qua đôi nét có tính nhận diện của thiền Đại thừa và Tối thượng thừa Phật giáo.

Theo Tổ Tông Mật: “Người đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ. Tâm này tức là Phật. Cứu cánh không khác, y đây mà tu thiền Tối thượng thừa, cũng gọi là thiền Như Lai thanh tịnh, cũng gọi là Nhất hạnh tam muội. Nếu người hay niệm niệm tu tập phòng ngừa ác nghiệp (bất giác vô minh) tự nhiên lần lần được trăm ngàn tam muội.”

Y cứ vào câu nói trên của Tổ Khuê Phong Tông Mật trong tác phẩm Nguồn thiền mà sư Ông Trúc lâm Thanh Từ (dịch và giảng). Ta thấy thiền Tối thượng thừa mà Ngài (Thích Ca Văn) tức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy vào 4 năm cuối (trước khi vào Niết bàn) thì ta thấy rất rõ thiền Tối thượng thừa lấy kiến tánh (trí vô sư) làm nền tảng chủ đạo cho giác ngộ; chứ không lấy (dụng công tu) như thiền Tiểu thừa, Trung thừa mà đức Phật dạy trong những năm đầu khi Ngài chuyển pháp.

thien

Tại sao vậy?

Vì ở thời kỳ đầu, đức Phật dạy thiền thành tựu giác ngộ - giải thoát chỉ trong phạm vi (giải thoát hoàn cảnh) trong tam giới, tức vẫn còn bị chi phối bởi luật nhân quả - luân hồi trong vòng xoáy tương tục của vật lý âm dương ở thế giới này; chưa phải là thành tựu giải thoát rốt ráo (toàn triệt) ra ngoài tam giới.

Để minh định rõ thông giữa thiền Đại thừa và Tối thượng thừa ở từng thời kỳ mà đức Phật truyền pháp. Ta nên hiểu đâu là pháp môn Ngài dạy thành tựu giác ngộ giải thoát (hoàn cảnh) thuộc phạm vi tam giới và thành tựu giải thoát (vẫy vùng) để trở về Phật giới.

Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật đã minh định và cho rằng: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa. Vậy, để nhận diện thiền Phật giáo trong từng thời kỳ đức Phật dạy, chúng ta cần xem xét nội hàm giáo kinh, kinh điển, giáo luật và những lời tổ thầy dạy được xác lập dưới đây:

1. Thiền Đại thừa và thiền Tiểu thừa.

Về nội hàm chữ pháp trong Phật giáo được hiểu: Pháp là chỉ cho tất cả mọi vật, mọi sự trên đời. Duy thức học nói: “Nhậm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải”. Cố HT. Thích Thiện Hoa giải thích: “Phàm cái gì tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho người khi trông thấy biết đó là vật gì, gọi là pháp. Như vậy, từ cọng cỏ, cây kim, cho đến một tư tưởng, những cảm xúc vui buồn, hay một hiện tượng, một quy luật v.v. đều gọi là pháp. Ngã cũng gọi là pháp. Nhưng trong câu nói trên không chỉ ghi pháp mà ghi cả hai, vì khi phân giải năm loại thiền, trong đó có thiền Tiểu thừa.

Tổ Tông Mật nói: “Người ngộ lý thiền chân thấy ngã không mà tu là thiền Tiểu thừa”. Do muốn phân định rõ các giai đoạn phá trừ chấp ngã và chấp pháp mà phần thiền Đại thừa vẫn ghi thành hai, dù ngã cũng là một pháp. Như vậy, có tên gọi Đại thừa hay Tiểu thừa là y vào đức đến, tức chỗ chứng quả sâu hay cạn, mà gọi là Tiểu hay Đại.

Chỉ mới phá chấp ngã, gọi là Tiểu thừa. Phá thêm phần chấp pháp, gọi là Đại thừa.-Chấp ngã là cái thấy có một chủ tể là chủ thân tâm này, cho thân tâm này là thật. Phá được chấp ngã thì thấy thân tâm này chỉ là giả hợp của năm thứ (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, không có một cái ngã trường tồn trong đó.

2. Thiền Đại thừa và thiền Tối thượng thừa.

Lễ bộ Thị lang Tô Phổ hỏi ngài Thần Hội:

- Vì sao gọi là Đại thừa?

Thần Hội đáp:

- Bồ - tát tức là Đại thừa. Phật tức là Tối thượng thừa.Nói đến Đại thừa là nói đến Bồ-tát. Nói Bồ-tát là nói đến Đại thừa. Tức là ngay đó mà có thể là chưa hẳn đó. Khó diễn tả một mối tương quan không tách lìa nhau hơn là diễn tả hai thứ y chang nhau, dù vẫn ẩn chứa nghĩa y chang trong đó.Bồ tát thì không phải Phật (dù là sẽ thành). Phải là Phật sẽ thành (có ý hướng) thì mới được gọi là Bồ-tát. Bởi nếu không là Phật sẽ thành, chỉ lấy quả A-la-Hán làm đích đến thì gọi là Thanh văn, không gọi là Bồ-tát. Phải phát tâm tu thành Phật mới gọi là Bồ-tát. Bồ tát là từng phần giác. Phật là toàn phần giác. Ngộ (thấy) thì đồng mà giác có sâu có cạn. Cũng có hạng Bồ-tát không đồng cả giác lẫn ngộ, vì mới chỉ là giải ngộ, chưa gọi được là triệt ngộ.

Hỏi tiếp:

- Đại thừa và Tối thượng thừa có gì sai khác?

Đáp: gọi là Đại thừa, như Bồ-tát thực hành bố thí Ba-la-mật, quán ba việc thể không. Cho đến các Ba-la-mật còn lại cũng thế, cho nên gọi là Đại thừa. Tối thượng thừa thì chỉ thấy tự tánh vô không tịch, liền biết ba việc xưa nay tự tánh là không, trọn không cần phải quán tưởng. Cho đến Lục độ cũng như thế. Đó gọi là Tối thượng thừa.

- Phật tức là Tối thượng thừa.Tổ Tông Mật nói: “Người đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ, tâm này tức là Phật. Cứu cánh không khác, y đây mà tu là thiền Tối thượng thừa, cũng gọi là thiền Như Lai thanh tịnh, cũng gọi là Nhất hạnh tam muội” hay thiền Thanh tịnh.

Về Nhất hạnh tam muội , kinh Pháp bảo đàn nói: “Nhất hạnh tam muội là đối với tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thường hành một trực tâm ấy vậy… Hành trực tâm là đối với tất cả pháp chớ có chấp trước. Người mê chấp pháp tướng, chấp nhất hạnh tam muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi, là nhất hạnh tam muội. Người khởi hiểu như thế là đồng với vô tình, trở lại thành nhân duyên chướng đạo”.

Tu nhất hạnh tam muội thì gọi là hành tác, ở tất cả chỗ, đều chỉ hành một trực tâm. Trực tâm là đối với tất cả pháp không có tâm chấp trước, không phải ngồi yên một chỗ, tất cả mọi vọng niệm đều đè bẹp mà gọi là trực tâm. Đó là phương tiện ban đầu giúp hành giả điều phục dòng niệm tưởng của mình. Bởi không ngồi yên không đủ lực để thấy niệm tưởng mà điều phục. Do tâm quen hướng ra ngoài, lực hướng ngoại sẽ khiến hành giả khó thấy được tâm khi tiếp duyên. Vì thế cần ngồi chỗ yên tịnh, thân cần yên, sự phản quan mới có thể thực hiện, giúp điều phục tâm mình.Còn thực hành nhất hạnh tam muội, không lệ thuộc vào tướng ngồi hay nằm v.v. chỉ là đối với tâm không chấp trước. Đó là tâm hiện lượng đề cập trong kinh Lăng Già: “Nhân cảnh đều chẳng đoạt” trong Tứ liệu giản của tông Lâm Tế có kệ rằng: “Tâm trụ vi trí tâm / Cảnh chẳng giữ nơi tâm / Vọng niệm chẳng thể sinh / Thì với đạo chẳng ngại.Có thể phân định rõ thiền Đại thừa và Tối thượng thừa theo ba tông mà tổ Tông Mật nói trong Nguồn thiền: 1- Tông dứt vọng tâm. 2 - Tông dứt bạch không chỗ nương. 3 - Tông chỉ thẳng tâm tánh.3/ Thiền phái Trúc lâm Yên TửNgang đây cũng xin được nói về dòng Thiền tông, tức thiền Tối thượng thừa này:

Qua lịch sử Phật giáo chúng ta đã biết, dòng thiền này khởi phát từ Ấn Độ, đến đời tổ Bồ Đề Đạt Ma là đời thứ 28. Và chính ngài (Bồ Đề Đạt Ma) đã đưa dòng thiền này sang đất Trung Hoa và tại đây có thêm 5 đời tổ; tiếp theo là Việt Nam với 3 đời tổ. Như vậy, đến Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông là đời tổ thứ 34; Pháp Loa và Huyền Quang tiếp nối đời tổ (35-36). Sau đó dòng thiền này lại ẩn… Huyền Quang được coi là tổ cuối cùng.Đến đây thì nhiều người (thắc mắc) đặt câu hỏi? Vậy ai là người truyền pháp Thiền tông đời tổ thứ 34 cho Trần Nhân Tông.

Dựa trên tài liệu lịch sử của dòng thiền này, chúng ta thấy các đời tổ truyền pháp cho nhau (tức truyền Bí mật thiền tông) là thông qua những bài kệ ngộ thiền cùng với các nghi thức đặc biệt. Nhưng đến đời Lục tổ Huệ Năng vì ngài không biết chữ nên Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Huệ Năng qua sự kiến tánh-ngộ pháp từ một câu kinh trong kinh Kim Cang mà Huệ Năng đọc và nhờ người viết lên vách tại thiền viện Hoàng Mai. Từ thực tế bí mật của dòng thiền này mà từ đời tổ Huệ Năng mọi nghi thức truyền pháp thiền đã thay đổi so với ban đầu.Đọc các bài thi (kệ) trong Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ, trong đó có bài “Họa thơ Hưng Trí vị Hầu” chúng ta thấy cả bài có tám câu, nhưng hai câu giữa bài được đề cập đến 2 sự kiện đó là: “Thiền thất chín năm không tiếng nói / Hoàng Mai một tối giả truyền trao”. Có nghĩa là khi dòng thiền này từ Ấn độ đến Trung Hoa, tổ Bồ Đề Đạt Ma đã phải (xây mặt vào vách 9 năm không nói) tại chùa Thiếu Lâm vì sự vi diệu của dòng thiền này buổi đầu đến Trung Hoa đã gặp phải sự phản đối mãnh liệt của dân bản địa, trong đó có cả các tăng sĩ Phật giáo. Sự kiện thứ hai đó là Huệ Năng chỉ là một (cư sĩ) đốn củi không biết chữ, công việc chỉ chuyên giã gạo tại thiền viện Hoàng Mai, nhưng với trí (vô sư) chỉ nghe một câu kinh trong kinh Kim Cang mà ngộ đạo và được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát. Bối cảnh truyền y bát cho Lục tổ Huệ Năng thật gian nan, bởi dòng thiền này khi đã truyền cho Huệ Năng nắm giữ rồi mà còn phải (ẩn nhẩn) sau 10 năm trở về phương Nam pháp mới hiện. (Muốn biết thêm chi tiết xin tìm hiểu lịch sử dòng thiền này). Từ thực tế của dòng thiền Tối thượng thừa (thiền Như Lai thanh tịnh) chúng ta thấy rất rõ hầu như các tổ phần lớn xuất phát điểm đều là cư sĩ. Duy Ma Cật là trường hợp điển hình, bởi tại pháp hội nói về Thiền tông vào những năm cuối trước khi Phật nhập Niết bàn, chính Đức Thế Tôn đã suy cử Duy Ma Cật thay mặt Thế Tôn trình bày về sự Giác ngộ thiền tông trước đại chúng tại núi Linh Sơn. Không phải chỉ có Duy Ma Cật là cư sĩ. Các tổ nối tiếp dòng thiền này sau khi được truyền pháp (Bí mật thiền tông) một thời gian rồi mới theo tổ xuất gia (đây là nét đặc trưng riêng biệt của dòng thiền này).

thien 2

Trở lại câu hỏi nêu trên, vậy ai là người truyền pháp cho Trần Nhân Tông? Ở đây cũng xin được thưa rằng: căn cứ vào tài liệu lịch sử và nét đặc trưng riêng có của dòng thiền này như đã nêu, chúng ta thấy chính Tuệ Trung Thượng Sĩ mặc dù là (cư sĩ) nhưng với vai trò là Thiện tri thức đã truyền pháp cho Trần Nhân Tông khi ngài còn tại thế từ rất sớm.Đọc 49 bài tụng trong Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ cùng các bài tán thán Tuệ Trung trong “Thượng sĩ hành trạng của Trần Nhân Tông” và một số sách, tài liệu liên quan (không còn nhiều) nhưng chúng ta thấy rất rõ mối tương đồng khăng khít giữa Tuệ Trung Thượng Sĩ với Trần Nhân Tông qua việc học đạo và truyền pháp của dòng Thiền tông này đối với các ngài bởi thông qua những câu mật pháp trong quá trình vấn đạo “biện tâm” được ghi lại thật sâu mầu vi diệu qua một số (sách và tài liệu nội ngoại điển) giữa các ngài với nhau cũng đủ chứng minh giúp chúng ta khẳng định vai trò to lớn của Tuệ Trung Thượng Sĩ đối với Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông trong quá trình học pháp và truyền pháp.

Vì giới hạn bài viết, ở đây chỉ xin tóm tắt một vài dữ kiện trọng yếu nhằm minh họa cho nội dung chủ đề này:Về con người Tuệ Trung Thượng Sĩ, đương thời Đệ nhị tổ Pháp Loa đã có lời tán thán: “Thượng Sĩ vốn khí lượng thâm trầm, phong thần hòa nhã. Thượng Sĩ yêu chuộng cửa không từ lúc còn để chỏm”.

Mặc dù chỉ là (cư sĩ) trong giới Phật giáo đời Trần, với tư tưởng đạo thiền nhập thế siêu phóng trác tuyệt, khiến nhiều người nể trọng về phong cách thiền của Thượng Sĩ. Với Trần Nhân Tông cương vực là vậy, nhưng cũng có lời tán thán Thượng Sĩ trong cuốn “Thượng Sĩ hành trạng” như sau: “Tôi (tức Trần Nhân Tông) biết môn phong của Thượng Sĩ cao ngất. Ngày kia tôi thình lình hỏi ngài về phần gốc của Tông chỉ thiền. Thượng Sĩ dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” nghĩa là (xem lại chính mình là việc bổn phận, chẳng từ nơi khác mà được). Tôi bỗng nhiên được con đường vào (tức cửa vào đạo) bèn vén áo thờ ngài làm thầy”.

Lại nữa (thời kỳ này vua Trần Thánh Tông nhờ Tuệ Trung Thượng Sĩ dẫn dắt thái tử Trần Nhân Tông học thiền; khi nói về việc (chay- mặn chấp giữ giới) Tuệ Trung cũng nói với thái tử Trần Nhân Tông những điều sâu sắc dưới đây:Nhân vào tuần tang của Đinh Nguyên Thánh mẫu hậu, Tuệ Trung Thượng Sĩ có trao cho thái tử Trần Nhân Tông hai chuốn Tuyết Đậu và Dã Hiên. Thái tử nhân đó hỏi rằng: “Chúng sinh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?”. Thượng Sĩ nói: “Giả sử có người đứng quay lưng lại, chợt có vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận không? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau”. Thấy thái tử chưa hiểu, Thượng Sĩ liền đọc bài kệ để dạy: “Vô thường các pháp hạnh / Tâm nghi tội liền sinh / Xưa nay không một vật / Chẳng giống cũng chẳng mầm”. Thái tử vẫn chưa hiểu, Thượng Sĩ đọc tiếp: “Ngày ngày khi đối cảnh / Cảnh cảnh từ tâm sinh / Tâm cảnh xưa nay không / Chốn chốn ba-la-mật”. Thái tử Trần Nhân Tông lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, nhưng giây lâu thái tử lại hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng”. Thượng Sĩ lại dùng kệ giải rõ: “Ăn rau cùng ăn thịt / Chúng sinh mỗi sở thuộc / Xuân về trăm cỏ xanh / Chỗ nào thấy tội phúc?”. Thái tử lại thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”. Thượng Sĩ cười không đáp. Thái tử Trần Nhân Tông lại thỉnh cầu; Thượng Sĩ bèn đọc kệ: “Giữ giới cùng nhẫn nhục / Chuốc tội chẳng chuốc phước / Muốn biết không tội phước / Chẳng giữ giới nhẫn nhục”.Tuy nói “Giữ giới cùng nhẫn nhục; Chuốc tội chẳng chuốc phước”.

Nhưng Tuệ Trung lại dặn nhỏ: “Chớ bảo cho người không ra gì biết”. Tại sao lại phải dặn nhỏ thái tử Trần Nhân Tông? Bởi lẽ với người giác ngộ thiền Tối thượng thừa đã triệt ngộ rốt ráo quy luật nhân quả-luân hồi trong vòng xoáy (âm dương vật lý) của thế giới này; họ biết rõ ràng từ con người, vạn vật, tam giới, Phật giới và hiểu thế nào là tánh người, tánh Phật và họ vô trụ với vật chất ở thế giới này; khi đã hiểu rõ con người làm sao bị luân hồi và quyết chí ‘vùng vẫy’ để thoát khỏi tam giới. Đó là hạnh nguyện rốt ráo của người muốn trở về Phật giới. Với việc giác ngộ toàn triệt như thế thì việc trì giới nhẫn nhục không còn là điều ràng buộc và cũng không chấp vào sự ràng buộc này để dụng công tu. Còn với người phàm chưa (giác ngộ) luôn mê đắm (tham- sân- si và vọng tưởng) thì họ lại lợi dụng sự phá chấp trì giới này để càng phá đạo táo tợn, nên Tuệ Trung nói nhỏ với thái tử (TNT) là vậy. Đến đây người viết bỗng nhớ tới bài kệ Thị tịch của Pháp Loa – Đệ Nhị tổ Trúc lâm Yên Tử, xin viết xuống đây để chúng ta cùng suy ngẫm về Dòng thiền Như Lai thanh tịnh, bởi với tôn chỉ của dòng thiền là vô trụ những gì ở tam giới này. (đây là bài kệ Nhị tổ viết vào giây phút cuối cùng khi sơn môn khẩn khoản - viết xong lời chúc lụy, ngài quăng bút ngồi kiết già rồi thị tịch). Dưới đây là nội dung bài kệ: “Muôn duyên cắt bỏ được thân nhàn / Hơn bốn chục năm mộng ảo gian / Nhắn nhủ mọi người đừng viếng hỏi / Bên này trăng gió cũng thênh thang.” (bản dịch - Tam tổ thực lục).

Bài kệ này do sơn môn (khẩn khoản) nên Nhị tổ viết và được ghi trong (Tam tổ thực lục) chứ đâu ngài có muốn dặn dò gì. Vì ngài đã viết bên cạnh bài Thị tịch là “thầy xưa đã bao lần hóa thân làm thầy nay” cớ sao còn phải hỏi để dính mắc. Suy ngẫm câu cuối của bài Thị tịch này ta mới thấy được sự buông bỏ mà Nhị tổ muốn nói: “bên này trăng gió cũng thênh thang” ý nghĩa là ngài hiện Ta bà tạo lập công đức đã thành tựu và nay trở về quê xưa có gì đâu mà lạ…Khi thấu triệt được nền tảng giác ngộ và con đường giải thoát của thiền Như Lai thanh tịnh tức (thiền tông) ta mới hiểu được dòng thiền này lúc ẩn, lúc hiện được in dấu ấn khá rõ qua các đời tổ truyền pháp cho nhau. Bởi các ngài nhập thai hiện thế (Ta bà) và ra đi cũng thật (kỳ đặc) không thể dùng thế trí biện thông mà chấp chặt đo lường được. Các tổ của Phái thiền Trúc lâm Yên Tử của chúng ta cũng không ngoài sự vi tế thâm hậu này.

Tại sao người viết phải dẫn giải (dài dòng) như vậy. Bởi lẽ, để trả lời những vấn đề nêu trên, chúng ta cần phải thấy rõ vai trò to lớn của Tuệ Trung Thượng Sĩ với thiền phái Trúc lâm Yên Tử thông qua việc truyền pháp cho Trần Nhân Tông ngay từ khi ngài còn là thái tử. Với đặc trưng của pháp môn thiền Như Lai thanh tịnh, chúng ta thấy ở Tuệ Trung Thượng Sĩ hầu như bài nào trong Ngữ Lục cũng toát lên tư tưởng thiền nhập thế khoáng đạt siêu phóng. Bài “Khúc ca tâm Phật” nằm trong 49 bài tụng trong cuốn sách này, bài mở đầu được ghi là số 1 ta thấy rất rõ tinh thần của thiền Tối thượng thừa qua thi kệ Tuệ Trung Thượng Sĩ là rất thâm hậu bởi: “…Đi cũng thiền / Ngồi cũng thiền / Giữa lò lửa rực một cành sen / Ý khí mất đi thêm ý khí / Được an tiện đây cứ tiện an…” (Trúc Thiên- dịch).

Sư Ông Trúc lâm Thanh Từ là người đã có công nghiên cứu và khôi phục dòng thiền Trúc lâm Yên Tử khi nói về Tuệ Trung Thượng Sĩ đã viết tóm tắt - nhận đinh khái quát như thế này: “Qua cuộc đời của Tuệ Trung Thượng Sĩ, chúng ta thấy ngài ngộ đạo rất sớm, song bổn phận một công dân thời chiến, vẫn phải hai lần (1285-1288) cầm quân đánh giặc Nguyên-Mông cứu nước. Đến khi đất nước thanh bình, ngài mới về nơi thôn dã lập (Dưỡng Chân Trang) tu hành. Thế là đời đạo vuông tròn. Ở hoàn cảnh một cư sĩ giao duyên bận rộn Thượng Sĩ vẫn tu đạt đạo đến triệt ngộ sanh tử - tự tại, thật là ít có. Thượng Sĩ là người sức cơm mớm sữa cho Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông của một phái thiền Việt Nam. Một phái thiền đời đạo hài hòa, từ bi và hùng tráng trác việt”.

Với giáo lý đạo Phật, hay nói khác là dòng thiền “biện tâm” nhập thế như vậy, nên quân dân Đại Việt thủa ấy chống giặc ngoại xâm thì cang cường dũng mãnh không phiền não lo sợ; khi giặc tan (giáo gươm buông bỏ) lòng người lại sống trong Bi trí theo giáo lý nhà Phật. Chính điều này mà thời Trần kinh tế - xã hội hưng vượng, Phật giáo phát triển rực rỡ.

Để kết thúc bài viết này, thiết nghĩ cần phải dẫn thêm lời nhận định và đánh giá sâu sắc của GS Nguyễn Vĩnh Thượng trong bài viết có tựa đề: “Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ” (trên trang ĐPNN - 30/12/2020) để chúng ta cùng suy ngẫm: (dưới đây xin trích đoạn cuối bài viết này).“Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) là một tướng lãnh đời Trần hai lần điều binh chống giặc xâm lược Nguyên - Mông để cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách ngoại xâm phương Bắc. Ông là một cư sĩ Thiền sư tu tại gia.Vào đầu thời Trần, Đại Đức Tiêu Dao là một thiền sư Trung Hoa đến Việt Nam, ngài là đệ tử của cư sĩ thiền sư Ứng Thuận (đời thứ 15 dòng thiền Vô ngôn thông, ngài viết sách khai mở pháp môn thiền học bằng cách giảng giải cặn kẽ 8 chữ: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vị lai”. Nghĩa là (Sinh diệt đã diệt rồi / Thị tịch diệt là niềm vui).

Và khi cả hai cái Sinh và cái Diệt đều bị diệt rồi thì lúc bấy giờ sự “tịch diệt” hay “Niết bàn” chính là niềm vui. Theo Gs- Nguyễn Vĩnh Thượng nhận định và cho rằng: “Một thiện duyên cho Tuệ Trung Thượng Sĩ đó là ngài Tiêu Dao đã giảng cho Tuệ Trung yếu chỉ của 8 chữ này. Tuệ Trung đã tiếp thu được ý thiền và hành thiền của Đại Đức Tiêu Dao, nhờ đó về sau Tuệ Trung phát triển thành dòng thiền Trúc lâm Yên Tử. Rồi Tuệ Trung dạy lại cho vua Trần Nhân Tông là Đệ Nhất Tổ và sau là dạy cho Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang.“Tám chữ trên có xuất xứ từ bài kệ trong “Kinh Pháp Bảo Đàn” của Lục Tổ Huệ Năng (638-713)”.

Như vậy, chúng ta thấy Dòng thiền Như Lai thanh tịnh hay còn gọi là thiền Tối thượng thừa và sau này tóm gọn là Thiền tông đã vào đất Việt ta là rất sớm. Dòng thiền này do (Thích Ca Văn) tức đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy vào 4 năm cuối trước khi Ngài vào Niết bàn.

Tài liệu tham khảo:

-Thiền học Việt Nam

- Nguyễn Đăng Thục (Nxb. Thuện Hóa 1987)

-Thiền Uyển tập anh

-Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục

- Khoa Hư Lục – Trần Thái Tông (Nxb. Khoa học xã hội 1985)

-Thiền hoạc đời Trần (Nxb. Tôn giáo -2006)

-Bài: Tư tưởng Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ – GS. Nguyễn Vĩnh Thượng (Điện tử ĐPNN -30/12/2020)

- Bài: Tuệ Trung Thượng Sĩ: Trao tâm ấn Phật hoàng – Từ Khôi (phatgiao.org.vn 8/9/2021)

- Tam tổ thực lục – và một số tài liệu liên quan khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm