Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/11/2019, 08:24 AM

Nhận lỗi là hành vi can đảm

Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đã chính thức đưa ra lời xin lỗi gửi tới “các bậc chân tu và Phật tử thuần thành” vì những lời phát ngôn “không đúng chuẩn mực” gây đau buồn cho tăng ni và Phật tử. Đây là hành vi can đảm rất đáng khen ngợi.

>>Trích ngang của TS Dương Ngọc Dũng - người xúc phạm Phật giáo

Tại Hoa Kỳ này, nếu một người phạm lỗi mà biết xin lỗi thì công luận sẽ bỏ qua. Còn nếu cứ ngoan cố bênh vực hành vi của mình thì công luận sẽ đeo đuổi tới cùng.

Bài liên quan

Tôi ở California rất xa đất nước, nghe tin này mà vui mừng. Một đất nước sẽ tiến lên nếu bất cứ ai phạm lỗi mà biết nhận lỗi để tu sửa. Một đất nước sẽ hư đốn nếu người phạm lỗi cứ chối quanh hay đổ thừa cho cái này cái khác. Trên đời này ai cũng có lỗi lầm, có thể do những giây phút không kiểm soát được mình.

Việc xin lỗi của ông Dương Ngọc Dũng sẽ là tấm gương sáng cho các sinh viên đang được ông giảng dạy về một nguyên tắc đạo đức không thể thiếu của bất cứ xã hội nào là, “phải chịu trách nhiệm về lời ăn, tiếng nói, hành động của mình và sẵn sàng xin lỗi nếu có lỗi để tu sửa” mà trong đạo Phật gọi là “sám hối”. Ngài Phổ Hiền Bốt Tát đã lấy Sám Hối làm một trong 10 pháp môn để tu hành. Trong tinh thần “Từ-Bi-Hỉ-Xả” chúng ta nên bỏ qua và hướng về phía trước.

Trong cuộc sống quá khổ đau, muộn phiền này, chư tăng/ni và Phật tử rất cần những giây phút bình an để tu tập và lo cho cuộc sống. Ông Dương Ngọc Dũng cũng cần những giây phút bình an để lo cho gia đình, vợ con và trách nhiệu giảng dạy. Lưu giữ mãi trong lòng những “đau buồn” của ngày hôm qua không lợi ích gì. Chúng ta còn có quá nhiều việc khó khăn trước mắt, vui vẻ mà bỏ qua, tức “hỉ xả” là đạo đức của tăng/ni và Phật tử.

Nếu thấu hiểu Bát Nhã Tâm Kinh, thì khổ đau và ách nàn còn qua được huống chi vài lời nói. Lời xúc phạm làm khổ ta đã đành mà lưu giữ nó (chấp thủ) nó lại còn khổ hơn. Ảnh minh họa

Nếu thấu hiểu Bát Nhã Tâm Kinh, thì khổ đau và ách nàn còn qua được huống chi vài lời nói. Lời xúc phạm làm khổ ta đã đành mà lưu giữ nó (chấp thủ) nó lại còn khổ hơn. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Theo tôi nghĩ, giờ đây chư tăng/ni, Phật tử và kể cả ông Dương Ngọc Dũng đã thở phào nhẹ nhõm. Ông Dương Ngọc Dũng, vào một ngày nào đó cũng nên đến chùa để thăm hỏi một thượng tọa, đại đức, rồi uống trà đàm đạo việc đời, việc đạo với các vị này.

Trên đời này không gì hạnh phúc cho bằng chúng ta vui  vẻ với mọi người. Và cũng không có gì khổ đau cho bằng chúng ta cách biệt với mọi người.

Kính chúc quý tăng ni, Phật tử và cả ông Dương Ngọc Dũng cùng gia đình một ngày an vui và cùng nhau đọc một đoạn của Bát Nhã Tâm Kinh, “Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát hiểu sâu và thực hành theo Kinh Đại Trí Tuệ Giải Thoát thì thấy năm uẩn đều không thực, cho nên qua khỏi mọi khổ đau, ách nàn.”

Nếu thấu hiểu Bát Nhã Tâm Kinh, thì khổ đau và ách nàn còn qua được huống chi vài lời nói. Lời xúc phạm làm khổ ta đã đành mà lưu giữ nó (chấp thủ) nó lại còn khổ hơn.

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát.

(Bài viết do Thiện quả Đào Văn Bình, một dịch giả nổi tiếng người Việt tại California, Hoa Kỳ, gửi tới Ban biên tập).

> Theo dõi dòng sự kiện về ông Dương Ngọc Dũng tại đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm