Thứ năm, 19/11/2020, 15:42 PM

Nhân ngày 20/11 nghĩ về trường học ở nhà chùa

20/11 chính là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng, là dịp để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục. Và ở nơi cửa thiền cũng luôn hiện hữu tình thầy trò thiêng liêng như vậy.

Tình thầy trò - tương lai Đạo Pháp

Chúng con thật sự không dám lấy gì để so sánh với công ơn thầy tổ vì rõ ràng trên thế gian này không có gì xứng đáng để ví von cho được.

Chúng con thật sự không dám lấy gì để so sánh với công ơn thầy tổ vì rõ ràng trên thế gian này không có gì xứng đáng để ví von cho được.

Giá trị sự kiện còn có sự mở rộng, cơi nới ý nghĩa chữ thầy, thành dịp tri ân không chỉ thầy cô dạy chữ phổ thông hay trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học, báo ân hết thảy những ai đã dạy mình ít hay nhiều, nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức…Nhiều ngôi chùa trang trọng tổ chức kỷ niệm 20/11 thiệt sâu sắc, xúc động, giàu ý nghĩa và cần thiết khi tương  tác tri ân quý bậc tu sĩ Phật giáo hữu duyên truyền trao ánh sáng Phật pháp đầy nhiệt tâm, sự học Phật mới cao cả thiêng liêng làm sao trong nội hàm chữ “học”. Bản thân người viết trải nghiệm không ít cơ hội học từ quý chư tôn thiền Tăng Ni ở chính điện các ngôi chùa trong Nam ngoài Bắc, dịp này lòng bồi hồi…

Ở chính điện thiền viện Thường Chiếu tạo lạc ấp Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, đêm về thanh tịnh, Hòa thượng Thích Nhật Quang trầm giọng thuyết về Tam bảo bên ngoài và Tam bảo bên trong tâm, về ý nghĩa ngũ giới. Giảng xong, ngài tặng một bức họa chân dung Đức Phật hào quang sáng rỡ 32 tướng tốt. Cũng ở chốn đấy, Thượng tọa Thích Thông Phương giảng về thiền học sinh động, thính chúng đông đến mức phải ngồi cả ra bên ngoài chính điện, nghe xem qua màn hình. Quý Thầy dạy ở chính điện, học xong, thực hiện nghi thức hồi hướng, thiền hành.

Ở chính điện chùa Thiên Châu, Tân An – Long An bên bờ kênh đào Bảo Định, trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN ban đạo từ và cũng là thời giảng mang tính định hướng cho ngành truyền thông Phật giáo. Với phong cách mô phạm có từ những năm dài trực tiếp đứng lớp giảng dạy Phật học, ngôn phong, bố cục, phương pháp diễn đạt của Ngài đi vào lòng thính chúng đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hòa thượng Thích Gia Quang đến từ Hà Nội lại trao đổi về một khía cạnh khác của thực tiễn hoạt động truyền thông Phật giáo trong vai trò đứng đầu ngành.

Đối với người con Phật, ngoài tình thầy trò ở ngoài đời, chúng ta còn có cảm nhận sâu sắc ân nghĩa Thầy dạy đạo.

Đối với người con Phật, ngoài tình thầy trò ở ngoài đời, chúng ta còn có cảm nhận sâu sắc ân nghĩa Thầy dạy đạo.

Có những bài giảng trong không gian thiền nhưng bên ngoài chính điện, vẫn không kém phần sâu lắng. Nhớ ở hội trường hoành tráng mói tinh của Đại Tòng Lâm tự ở Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng nghìn thính chúng từ cả nước lắng nghe thời giảng của Trưởng lão Hòa thượng Phó pháp chủ Thích Trí Quảng đầy kiến thức và kinh nghiệm thực tế về hoằng pháp. Cũng ở Đại Tòng Lâm, nhưng ở giảng đường trường trung cấp Phật học, Thượng tọa Thích Nhật Từ giảng chuyên đề sâu về môi trường qua góc nhìn Phật giáo, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ từ miền Bắc chuyển giao kiến thức hoằng pháp lợi sinh... Ở đấy, thầy Thích Thiện Thuận cũng có một pháp thoại đầy tiếng cười về Phật học căn bản.

Yêu thương là mạch nguồn nuôi dưỡng tình thầy trò, huynh đệ

Chư tôn thiền đức tăng ni cùng những cư sĩ xuất sắc nhất, ở các đạo tràng, đóng vai trò thầy cô giáo dạy Phật học cho đồng bào, Phật tử. Chư tôn thiền đức tăng ni giảng ở các nhà trường học viện Phật giáo đóng vai trò thực thụ của thầy cô với quý tăng ni sinh trong môi trường sư phạm đặc thù. Chưa nói đến vai trò giác ngộ, hàng vạn tu sĩ Phật giáo có vai trò thày cô với bà con Phật tử và thực tế tiếng “thầy”;  “cô” vẫn thường được Phật tử dùng giao tiếp với quý bậc xuất gia.

Hoạt động sư phạm căn bản và hoạt động sư phạm đặc thù mang tính chất Phật giáo tồn tại trong hệ thống học đường chính quy của giáo hội và  tích hợp trong sinh hoạt hàng vạn đạo tràng khắp nơi. Điều đó khiến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xứng đáng được kỷ niệm trong các nhà chùa, ở đạo tràng, tri ân thầy cô giáo là quý bậc xuất gia khả kính dìu dắt hàng ngày trên đường tu học Phật. Quý chư tôn thiên đức tăng ni là hậu duệ của một vị thầy vĩ đại: Thích Ca Mâu Ni Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm