Nhân quả nhãn tiền của 'bà cố vấn' Trần Lệ Xuân
Cha mẹ ruột bị em trai đánh chết, 2 cô con gái cưng bị tai nạn xe hơi thảm khốc, chồng và toàn gia đình bị tay chân thủ tín lật đổ, giết chết thảm thương là kết cục rất đau lòng mà bà Trần Lệ Xuân, vợ 'cố vấn' Ngô Đình Nhu phải tủi nhục gánh chịu khi về già ở xứ người.
Bà Trần Lệ Xuân có thân phụ là Trần Văn Chương, luật sư giàu có tại Sai gon và Hà Nội. Gia đình ông Chương cho con cái nói toàn tiếng Pháp trong nhà. Cô Trần Lệ Xuân từng đánh tennis với Hoàng đế Bảo Đại tại Hà Nội. Sau này, thấy gia đình họ Ngô là sao sắp sáng, nên ông Trần Văn Chương (gia đình theo Đạo Phật) cho phép con gái lấy Ngô Đình Nhu - người lớn tuổi hơn gấp đôi, lại theo đạo Công giáo nữa.
Quả thật về việc nầy, ông Trần Văn Chương không lầm. Cô Trần Lệ Xuân sau nầy trở thành em dâu của Tổng thống đầu tiên VNCH đầy uy quyền, vinh hiển.
Lợi dụng chức vụ cao tột đỉnh ấy, bà Nhu trở nên cao ngạo, xem Trời bằng vung. Quyền hạn của bà vượt quá quyền hạn một dân biểu tại Quốc hội Saigon khi ấy. Ông anh chồng lại là một tu sĩ Công giáo đầy uy quyền nhất miền Nam thời ấy. Đó là Giám mục Ngô Đình Thục.
Chính Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đề cử thẳng với em ruột (Tổng thống Ngô Đình Diệm) cho tay chân của mình nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm như ông Huỳnh Văn Lang, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Thiệu..vv..…
Chuyện ngoài lề. Nên nhớ rằng khi Miền Nam sụp đổ năm 1975 thì Tổng Giám mục Ngô Đình Thục làm phật lòng Giáo hoàng Vatican về tiền bạc của họ Ngô…..ên Tòa thánh Vatican rút phép thông công Tổng giám mục Ngô Đình Thục…Khi gần chết thì ông Ngô Đình Thục ăn năn và chịu những sự sát hạch của Vatican, nên Ngô Đình Thục được xóa bỏ sự rút phép thông công ấy.
Trở lại gia đình oai quyền của ông Trần Văn Chương.
Ông được Ngô Đình Diệm cử làm Đại sứ VNCH tại Washignton DC, Hoa Kỳ. Trong thời gian chót của Tổng thống Ngô Đình Diệm…thì Đại sứ Trần Văn Chương phản đối chế độ nhà họ Ngô đàn áp đạo Phật. Thế là bà Nhu ra lệnh cho chồng cắt chức Đại sứ của cha ruột của mình. Ông Chương mất chức.
Nhân đó, ông Ngô Đình Diệm cũng cắt chức Trần Kim Tuyến (trùm mật vụ dân sự Miền Nam VNCH); Ngô Đình Nhu cử em vợ (em ruột của Trần Lệ Xuân) là Trần Văn Khiêm thay thế Trần Kim Tuyến từ đó.
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì Trần Văn Khiêm chạy qua Pháp (vợ Khiêm là người Pháp), còn ông bà Trần Văn Chương thì ở tại Washington DC. Thời gian sau thì Khiêm ly dị và qua Mỹ sống với cha mẹ.
Chuyện đau lòng nhất của gia đình Trần Lệ Xuân tiếp tục.
Vốn tánh hung dữ và mất dạy thuở nhỏ vì gia đình giàu và cưng chiều, thời gian khi sinh sống với cha mẹ tại tại Washington DC, vào ngày 26/07/1986, Trần Văn Khiêm trong cơn nóng giận đã gây lộn với cha mẹ và nắm đấm, đánh chết cha mẹ mình.
Không hiểu lý do gì đó mà chính quyền Hoa Kỳ nhẹ tay với Khiêm. Họ đã tha tù sớm (1986 bắt vô trại, 1993 thả) rồi trục xuất về Pháp. Trong đám tang vợ chồng Trần Văn Chương có thầy tu Phật giáo là Thích Giác Đức lo chuyện tụng kinh cầu siêu độ.
Khi biến cố Phật giáo năm 1963 xảy ra với việc Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu phản đối họ Ngô đàn áp Phật giáo, bà Nhu lớn tiếng: "Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay". "Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập." Trần Lệ Xuân còn phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một buổi trình diễn thịt nướng nhà sư khác" và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư (tự thiêu) thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới".
Có một điều khá buồn là Tổng giám mục Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận (gọi ông Diệm bằng cậu), sau khi sang Vatican (năm 1989 được Giáo hoàng John Paul II phong lên chức Hồng y. Trong buổi lễ thụ phong Hồng Y tại Rome, ông Nguyễn văn Thuận không cho phép bà Trần Lệ Xuân tham dự lễ long trọng này.
Năm 2002 Hồng Y Francois-Xavier Nguyễn Văn Thuận qua đời vì ung thư ruột. Ngày 25 tháng 4 năm 2011, bà Ngô đình Nhu mất, thọ 87 tuổi.
Khi ông Nhu chết (do đảo chính), bà Nhu thủ tiết thờ chồng và không nhận cuộc phỏng vấn nào của báo chí. Bà giữ im lặng như thường thấy của một phụ nữ Á Đông.
Khác với trước đây, bà Nhu gây nhiều sóng gió vì lời tuyên bố đầy hung hăng. Ông Nhu già sợ vợ trẻ, sợ tai tiếng lan ra ngoài nên bà Nhu muốn là xong ngay lập tức.
Một sư huynh frère dạy Toán, tỏ ý bực bà Nhu lông quyền trước mặt Ngô Đình Trác, con trai bà Nhu, học sinh Taberd Saigon (lớp Première, tương đương lớp Đệ nhị hay lớp 11 bây giờ). Ngô Đình Trác về mách mẹ mình. Hôm sau sư huynh frère ấy phải khăn gói lên Ban Mê Thuột dạy học. Ngô Đình Trác học rất giỏi, nhất lớp là thường.
Kết luận
Không có bà Nhu thì chế độ Ngô Đình Diệm cũng phãi bị lật đổ vì những tướng lãnh nắm quyền đều là tay chân thân tín của Ông Ngô Đình Diệm, thuộc Đảng Cần Lao hay thuộc giáo phái Công giáo mà theo.
Những tay chân tướng lãnh của TT. Ngô Đình Diệm thì chúng ta biết tư cách của họ quá rõ rồi, điển hình là: Tướng Trần văn Đôn, Tôn thất Đính, Dương văn Minh, Trần thiện Khiêm, Huỳnh văn Cao, Nguyễn văn Thiệu là như vậy.
Dĩ nhiên trong những mệnh phụ phu nhân thời VNCH, bà Nhu là người có học vấn khá cao, lại là người vợ mà chồng là người nắm quyền bí mật sau lưng Tổng thống Diệm.
Bà có đầy đủ trong tay Bà về đời và và đạo.
Đời là chồng làm quân sư cho anh chồng là Tổng thống Miền nam Việt Nam. Đạo là anh trai chồng là Tổng Giám mục đầy uy quyền đạo Công giáo miền Nam Việt Nam. Tướng tá, Bộ trưởng hay nhân vật cao cấp trong chế độ Ngô Đình Diệm đều nể trọng bà.
Không phải bà là tay cứu thế an dân, hay lừng danh như bà San Suu Kyi được dân bầu là Tổng thống xứ Miến Điện...mà bà dựa hơi chồng.
Bà cao ngạo và xem Trời bằng vung. Bà từng gọi nhiều bộ trưởng, tướng lãnh QL/VNCH mà bà ghét là “thằng”. Ông Ngô Đình Diệm làm Tổng thống VNCH mà người ta sợ ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu, ông Cẩn, ông Ngô Đình Thục…như vậy dân chúng gọi gia đình trị là đúng chớ không sai.
Bà Ngô Đình Nhu (tức Trần Lệ Xuân) có một thời tột đỉnh uy quyền, và có một thời hiểu nhân quả báo ứng hiện tiền: Cha mẹ ruột bị em trai đánh chết, con gái cưng bị tai nạn xe hơi thãm khốc, chồng và toàn gia đình bị tay chân thủ tín lật đổ, giết chết thảm thương.
Vào năm 1963, sau vụ người chồng Ngô Đình Nhu cùng anh chồng là ông Ngô Đình Diệm bị sát hại, khi được hỏi có muốn xin tị nạn tại Mỹ hay không, bà Trần Lệ Xuân đã trả lời: “Tôi không thể cư ngụ tại một đất nước mà chính phủ họ đã đâm sau lưng tôi. Tôi tin rằng mọi quỷ sứ ở địa ngục đều chống lại chúng tôi”. Câu nói đó hóa ra đã trở thành một lời nguyền cho những tai ương xảy ra với gia đình bà Trần Lệ Xuân đến tận ngày bà qua đời.
Nói thêm là con gái lớn của ông bà Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy đã qua đời trong một tai nạn xe hơi ở Pháp năm 1968. Một năm sau khi bà Nhu mất (2011), con gái Ngô Đình Lệ Quyên chết vì tai nạn xe máy gần Roma, Ý vào tháng 4/2012.
(Trích Chương 14, sách "1963 – 2013: Năm mơi năm nhìn lại", NXB Thiện tri thức Hoa Kỳ, nguồn: Thư viện Hoa sen).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm