Nhập thất: Chữ đạo (9)
Chữ đạo theo tinh thần khoa học - nhân văn có lẽ lu mờ trước chữ đạo là tôn giáo. Đó là thứ đạo mà Đức Phật mày mò tìm kiếm nó hàm nghĩa cả đạo lý, đạo đức, phẩm hạnh làm người lại vừa là con đường trùng khớp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Chữ Đạo (tức con đường) mang nhiều nghĩa. Hàm nghĩa là tôn giáo là cách hiểu phổ thông nhất. Nhưng hàm nghĩa đạo lý, đạo đức, phẩm hạnh của một con người, một dân tộc có truyền thống nêu cao đạo nghĩa, tình người, đạo nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, dòng tộc v.v…
Chữ đạo theo tinh thần khoa học - nhân văn có lẽ lu mờ trước chữ đạo là tôn giáo. Đó là thứ đạo mà Đức Phật mày mò tìm kiếm nó hàm nghĩa cả đạo lý, đạo đức, phẩm hạnh làm người lại vừa là con đường trùng khớp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Chính sự dung hợp khoa học vi diệu ấy mà Einstein nhà khoa học bậc thầy của những nhà khoa học phải ngã mủ thán phục. “Những điều mà ngày nay ta mày mò khám phá thì Đức Phật đã nhìn thấy từ hàng ngàn năm trước”.
Chính cái đạo vi diệu đó của Đức Phật khi tuyên thuyết cứu cánh con đường khoa học lại dễ dàng hoà nhập với cái đạo của từng dân tộc, từng quốc gia mà biến thành tôn giáo với rất nhiều hệ phái trên khắp thế giới. Khi đức tin khoa học được thay bằng lòng tin tôn giáo thì nó thuộc về lĩnh vực khác: Tôn giáo.
Tôn giáo và khoa học - Hai lĩnh vực khu biệt mà con người vẫn hay nhầm lẫn, đôi khi đánh đồng. Vì vậy, nhầm lẫn về sử dụng ngôn từ là rất phổ biến, khảo cứu về Đức Phật người nghe có thể lại nhầm với Đạo Phật, một tôn giáo phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với rất nhiều hệ phái. Ở đầu thế kỷ trước khi ra đời nhiều hệ phái Hoà Hảo, Cao Đài v.v…
“…Phật giáo Hòa Hảo: Tông phái này do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng, Ngài tên thật là Huỳnh Phú Sổ, sinh năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc. Thân sinh ngài là ông Huỳnh Công Bộ. Thuở thiếu thời, ngài học đến bậc tiểu học (ngày trước) ở trường tiểu học Tân Châu, trước Ngài từng vân du vùng Thất Sơn, đến ngày 19-5- năm Kỷ Mão (nhằm 5-7-1939), Huỳnh Phú Sổ khai đạo tại làng Hòa Hảo, thuở đó tín đồ tôn xưng là Thầy hay Đức Thầy, Ngài có biệt hiệu là Hồng Vân Cư Sĩ và Hòa Hảo. Sấm giảng Thi Văn toàn bộ của ngài dày 500 trang…”
Hay … “… Phật giáo Nguyên Thủy: Phái này do Hòa Thượng Hộ Tông lập ra, ngài tục danh là Lê Văn Giảng, sanh năm 1893 tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, ngài có bằng bác sĩ thú y và lập nghiệp tại Kampuchea. Năm 1914, được 21 tuổi, ngài lập gia đình, nhưng đến năm 1925, được 32 tuổi, ngài phát tâm tìm đạo. Sau khi tu tập qua nhiều pháp môn, đến năm 1936, ngài quyét chí thực hành Lục Độ Ba La Mật, có thì giờ thì dành cho thiền định và có của cải là bố thí. Ngài bỏ tiền ra xây trường học để dạy tiếng Pali, cất một ngôi chùa ở Kampuchea để cho Việt kiều có nơi thọ Bát quán trai…”
Cũng như nhiều tôn giáo khác, đạo Phật với sự dung chứa cả khoa học và đa thần giáo từng bị quét khỏi nơi đã sinh ra bởi những cuộc tàn sát, thánh chiến nhưng rồi vẫn tồn tại, phát triển mạnh mẽ. Nhưng chưa bao giờ có những cuộc tương tàn huynh đệ trong các hệ phái với nhau. Thiên Chúa giáo cũng vậy thôi, cũng trải qua những cuộc thánh chiến đổ máu trong lịch sử nhưng cuối cùng vẫn tồn tại phát triển.
Nói chung sự tồn tại các tôn giáo là qui luật tồn tại của lòng tin, của trật tự xã hội mà không ai, thế lực nào có thể phá bỏ. Trừ phi con người hình thành nên thứ tôn giáo xâm hại chính cái đạo lý, xâm hại trật tự xã hội, xâm hại tinh thần hoà hợp, tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo…thì tự nó bị đào thải, huỷ diệt bởi xã hội hoặc cơ quan quyền lực.
Kể từ khi Đức Phật và cả tăng đoàn 500 Tỳ kheo vắng bóng Phật giáo vẫn thế. Vẫn tồn tại trong trật tự đó, đức tin đó như bao nhiêu tôn giáo của xã hội loài người. Lòng tin về giải thoát, về chứng đắc, về những quyền năng siêu nhiên, về Niết bàn, địa ngục…cũng giống như các tôn giáo khác có thiên đàng, có địa ngục, có quỉ dữ. Tất cả tín ngưỡng đa thần giáo vẫn “sống” trong cái trật tự dung hợp đủ cả thánh thần, tiên Phật…
Đùng cái, xuất hiện một A-la-hán sau hơn 2500 năm không còn Đức Phật. Có phải đó là niềm vui không kể xiết cho đại chúng. Sự xuất hiện một bậc tu chứng như Phật trong hoàn cảnh chúng sinh như chìm nỗi giữa biển khơi mong giọt nước giữa cơn khát. Tất cả đại chúng vốn dĩ vô minh, họ chỉ chờ đợi một lời của bậc thánh thị hiện trong đời này. Đức tin tôn giáo không qui chiếu “Khoa học hay phản khoa học”. Họ chỉ cần sự khả tín, cảm giác “gần” với con đường của Đức Phật. Đi như Đức Phật từng đi, làm như Đức Phật từng làm. Nói như Đức Phật từng nói, vậy thôi. Không cần gì cả chỉ vậy là đủ. Và như vậy tức đã khôi phục lại nguyên vẹn cái tôn giáo khoa học, nguyên thuỷ, hoặc nếu khác thì cũng không vấn đề gì nếu không phải là cuộc phát động công kích, tẩy chai hệ phái khác.
Nguyên Thuỷ Chơn Như không phải nguyên thuỷ thời Đức Phật khi ngay từ đầu đã xuất hiện cái phi khoa học, phản khoa học chen lẫn với dáng vẻ khoa học khi hàng loạt cái cách, thay đổi, xáo trộn giáo pháp. Tất cả những gì chân phương nhất giờ lại là huyền thuật, là pháp thuật như tứ thần túc, thất giác chi, rút bỏ thay đổi Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo. Nhưng ngặt nỗi thay cho tinh thần tự tu, tự chứng, tự đạt là phương pháp học tủ, phương pháp luyện thi, phương pháp ám thị lòng tin.
Sự ra đời Nguyên Thuỷ Chơn Như cũng giống như nhiều hệ phái khác trong lịch sử Phật giáo. Và, nó - cái nhân (đại chúng) và cái nhân của bậc A-la-hán cũng vậy, chẳng khác nhau, cũng hoàn toàn tuỳ thuộc nghiệp báo của hành động thân-khẩu-ý của bậc A-la-hán. Sau nhiều năm thu nạp môn đệ tứ xứ từ Nam đến Bắc "…Vì ở đây, Thầy có cho những người đến đó để tham dự cái lớp học chính trị đó. Ông đưa toàn là giáo pháp của Thầy ra. Ông đập tất cả những cái giáo pháp mê tín của ngoại đạo. Trong đó không riêng gì Phật giáo mà ngay cả Cao Đài, Thiên Chúa đều là bị dập hết. Mà không ngờ là đó là cái chánh pháp của Phật mà Thầy đã đưa ra. Cho nên vì vậy mà quý thầy mời tham dự, ngồi đó mà gục mặt xuống hết…"
Quét dọn tàn dư tà pháp, ngoại đạo thần thánh, tiên Phật…có lẽ là bước đi chiến lược của bậc A-la-hán. Và chính cái khẩu khí quyết đoán, mạnh mẽ cùng với sự mưu lược làm nên thành quả (nếu nhìn về khía cạnh thị phần) là không thể chối cãi. Nhưng nếu các bạn đọc kỹ, nghiêm túc trên tinh thần một lòng vì đạo pháp loạt bài "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" có lẽ không ai lạc quan mong đợi một hiện thực đầy ắp sự bất trắc, xung đột tôn giáo chứa đựng trong 10 tập “Đường về Xứ Phật”, 4 tập “Những lời gốc Phật dạy” mà điều khuyến đạo, cái duyên lành đạo đức, văn hoá cũng chưa phải nổi trội trong tương quan đức tin tôn giáo, trật tự tôn giáo. Nếu gạt bỏ những bất trắc, xung đột hệ phái đang ẩn chứa bên trong thì bản chất Nguyên thuỷ vẫn chẳng khác với các hệ phái khác vì vẫn mang tính chất của giáo thuyết chứ không là nguyên lý khoa học khi mà bản thân nó không phải là nguyên lý tự tu, tự chứng, tự đạt một phương pháp khoa học, không áp đặt. “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”.
Đi qua suốt chặng đường Trường Sinh Học, tôi đã trải nghiệm thực tế cách dung nạp kiến thức kiểu ức chế ý thức, không cần thẩm thấu bằng tư tri, tự chứng, tự đạt mà là nhồi nhét, mà là cách “ăn không cần nhai”…Hiện thực ấy bậc A-la-hán có nhìn thấy khi vẫn ngày ngày lên lớp? Có, tôi cho là như vậy. Và đương nhiên là cái nhân quả ấy tương thích, tương ưng nhau giữa cả hai: tôn sư và Phật tử.
Tôi chưa bao giờ bộc lộ mối hoài nghi về quả vị của Trưởng lão nhưng có lẽ cũng nên xem bài “Bài toán có hai nghiệm của Xuân Việt” để thảo luận, làm sáng tỏ.
1. A-la-hán không thể sai: Như vậy Thầy Thông Lạc chưa chứng đắc.
2. A-la-hán cũng có thể sai: Vậy Thầy Thông Lạc là A-la-hán.
Tôi đã nhiều lần nghe họ “xách tấn” nhau để “tinh tấn hướng tâm làm chủ sanh già bệnh chết” nhắc nhau “ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền”, nhắc nhau “sống thiểu dục để có đời sống thanh tịnh, Niết bàn…Tình trạng ngộ độc ngôn từ rất phổ biến trong Phật tử Chơn Như có phải là pháp tương kế tựu kế, cuốn đàn na vào cuộc chiến thị phần như mong muốn của lớp người kế thừa sự nghiệp “cách mạng” của Trưởng lão. Họ vọng ngữ một cách vô tư, ngây thơ, đầy phấn khích…
Nếu không phải là “chủ trương” thì việc uốn nắn những nhầm lẫn, hiểu sai là việc trước tiên, cần kíp để con người bắt đầu đi từ cái đúng, chuẩn xác hay luận nhân quả thì đi từ nhân thiện, nhân lành, không vọng ngữ là hết sức cấp bách. (Tu pháp nào, đến mức độ nào thì làm chủ sống chết, ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền, sống thiểu dục để có đời sống thanh tịnh, Niết bàn…).
Cái sai lớn nhất, rõ rệt nhất mà mọi người đều lặp lại vị tôn sư đó là mạnh mẽ, quyết liệt chống lại pháp thiền định (kiên quyết với cả tứ thánh định) ngay cả vị tôn sư Thầy Thông Lạc cũng trải qua thành công, đắc quả A-la-hán. Với Thầy Thông Lạc, ông không chỉ nhắc đi nhắc lại lời công kích “ngồi thiền như con cóc” mà ngay pháp hành cũng không bao giờ triển khai. Chỉ khi “chuẩn bị” nhập tứ thiền thì cho gồng mình chiến đấu với “Ma ngũ ấm”. Trong khi cả thầy trò có lẽ đều chưa hình dung ai đã vào…sơ thiền, ai chưa vào. Chính vì vậy, ma ngũ ấm là ám ảnh lớn nhất đối với thầy trò Nguyên thuỷ Chơn Như.
Xin nhắc lại lần nữa để những người quan tâm có thể hình dung hai giai đoạn thiền của Đức Phật
1. Học Thiền Vô sắc với các vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa
2. Rời xa hai vị thầy đã chỉ dạy pháp thiền vô sắc (hay hiểu đúng, hình tượng hơn đó là loại thiền thoát ly cái thân-hữu sắc tìm kiếm sự giải thoát cho cái tâm vô sắc tìm kiếm cái sự vô nhiễm để tìm về tâm thức vĩnh cửu, thanh tịnh). Một mình mày mò, để rồi một mình chứng ngộ (tự tu, tự chứng, tự đạt) tìm ra Thiền Hữu sắc một loại thiền hợp nhất thân tâm. Chưa bao giờ cái yếu chỉ quan trọng, sống còn của phương pháp hành trì tu tập duy nhất này của Đức Phật được thực hiện. Tất cả pháp hành mà Trưởng lão triển khai:
1. Xả tâm
2. Tác ý
3. Nhiếp phục tâm, điều tâm, v.v…
Chưa bao giờ cái thực thể đầy những bệnh tật, những hệ luỵ của quá trình chìm đắm trong dục lậu được quan tâm. Và cảm thọ trên thân một dấu hiệu tiêu biểu của dục lậu chỉ được “khắc phục tham ưu” bằng quét dọn (một thuật ngữ nhiếp phục tâm, điều khiển tâm). Trong khi toàn bộ cảm thọ từ thô đến tế là tất cả công phu hành trì, mục đích cuối cùng của hành trì tu tập, đó là vô lậu, sự điều thân quyết liệt để có cái thực thể như khúc cây khô nhựa được đem ra khỏi nước, phơi khô chờ nhen lửa…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm