Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/07/2024, 08:22 AM

Nhìn thấy, lắng nghe chính mình – Con đường chuyển hóa nội tâm

Trong giáo pháp đức Phật dạy hãy quay về nhìn lại chính ta (phản quang tự kỷ), tức trở về để thấy hay còn có nghĩa là biết dừng lại. Từ đó, thấy rõ những ham muốn, ghét bỏ chính là phản ứng của các tập quán, thói quen xưa cũ đã tạo nên khổ đau cho ta.

Bản tâm của chúng ta không khác gì mặt nước hồ phẳng lặng, bị những đợt gió dục vọng chạy theo ngoại cảnh làm cho nổi sóng và vẩn đục. Con người trở nên bất an, lo âu, sợ hãi trong mọi hoàn cảnh bởi phải sống trong nội tâm nổi sóng ấy.

Thực tế, chúng ta thường không sống thật với lòng mình, tự mình quên mất con người thật là Phật; sống bằng con người giả là chúng sanh mà sẵn sàng hệ lụy với tiền tài, danh vọng, quyền uy, đắm say dục lạc. Trong những tình huống ấy, sự lắng nghe nội tâm chân thật sẽ giúp chuyển hoá năng lượng của lòng ham muốn thành đối tượng để chánh niệm và phòng hộ:

“Tâm khó thấy, tế nhị

Theo các dục quay cuồng

Người trí phòng hộ tâm

Tâm hộ, an lạc đến”.

(Kinh Pháp cú 36)

Nhìn thấy, lắng nghe bản thân trước hết là cảm nhận, quan sát, quán chiếu bên trong cơ thể. Phần lớn chúng ta cảm nhận, lắng nghe về con người thông qua suy nghĩ của mình. Chỉ có lắng nghe tiếng lòng sâu thẳm từ con tim yêu thương và khối óc tỉnh thức, bề mặt nội tâm ta mới không giao động. Từ đó, có thể nhìn sâu vào những lớp nội tâm rộng lớn. 

Trong Phật giáo có phương pháp thiền gọi là Tứ Niệm Xứ hay Vipassana. Đức Thế Tôn đã dạy: “Tứ niệm xứ chính là thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ và pháp niệm xứ” (Kinh Trung Bộ). Đây là cách giúp con người quan sát thân, tâm. Như khi đang đi ta biết mình đang đi, khi đau ta cảm nhận sâu sắc cơn đau đó, khi đang giận ta thấy cơn giận tràn ngập bên trong mình. Đến một mức độ sâu sắc hơn, ta trở nên tỉnh thức. Ta sống trong giây phút hiện tại để cảm nhận rối loạn bên trong mình và kết nối với toàn bộ vũ trụ bên ngoài. Như vậy, nhìn thấy và lắng nghe chính mình, ta có thể nhìn thấy, lắng nghe cuộc sống của bản thân và của toàn nhân loại.

Nhìn thấy, lắng nghe chính mình để nhìn thấy, lắng nghe cuộc đời

Nhìn thấy, lắng nghe chính mình để nhìn thấy, lắng nghe cuộc đời

Thực tế, mỗi người đều có xu thế nội tại luôn đòi hỏi phải lớn lên, phát triển để đi đến sự toàn giác. Tất cả những thành tựu trên cuộc đời này đều bắt nguồn từ sự thành tựu nội tâm của chính mình. Hơn ai hết, nếu là một người Phật tử chân chánh, ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa lời Đức Phật dạy: “Tâm làm chủ các pháp”. Bất kỳ ai biết lắng nghe cõi lòng sẽ làm chủ tâm mình và có cái nhìn chánh kiến khi bước vào thế giới an lạc vĩnh hằng. Chính sự lắng nghe nội tâm và cái nhìn rộng mở là chìa khoá để mở cánh cửa chân trời tự do trong cuộc sống sinh động này. Có vậy con người mới đến với nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu nhau bằng cái nhìn chân thực.

Con đường chuyển hóa nội tâm để cảm nhận giá trị hạnh phúc cuộc sống theo đạo Phật thường được khởi đầu bằng sự “lắng nghe để hiểu, nhìn để mà thương”. Bởi lẽ, hằng ngày, từng giờ, từng phút, nếu ta nghe thật kỹ, nhìn thật sâu từ cõi lòng mình, sẽ thấy cuộc sống biến động như một vòng xoáy vô cùng. Con người dù tiếp nhận chủ động hay thụ động, thì chỉ vì mê đắm sắc dục, cảnh trần nên bị cuốn vào vòng xoáy ấy.

Ở thường nhật, chúng ta rất dễ lầm lạc, không còn minh định mà dễ sa vào nô lệ ký ức tâm lý và suy nghĩ lung tung về tương lai. Chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc có được khi có cái này cái kia, thành đạt đem lại điều này điều nọ. Vì vậy, ta thường nghĩ nhiều về quá khứ và dồn tâm tư để hoạch định tương lai. Để rồi không còn làm chủ bản thân và đánh mất mình trong vô vàn tiếc thương quá khứ, lo lắng quá đáng cho tương lai và hoàn toàn không nhận thức hiện tại đang sống. Nhà Phật gọi đó là không có “Chánh niệm”, để buông bỏ sự bám chặt ký ức và xả bỏ sự phóng hiện tương lai.

Trong giáo pháp đức Phật dạy hãy quay về nhìn lại chính ta (phản quang tự kỷ), tức trở về để thấy hay còn có nghĩa là hãy biết dừng lại. Từ đó thấy rõ những ham muốn, ghét bỏ chính là phản ứng của các tập quán, thói quen xưa cũ đã tạo nên khổ đau cho ta.

Sự lắng nghe – nhìn nhận – tỉnh giác chính là nguồn năng lực tuệ giác giúp ta vượt ra ngoài thế giới mộng tưởng, đầy ấp đam mê cuồng nhiệt, hay những cơn lốc xoáy xung đột tâm lý. Khi được an trú trong tĩnh lặng, tâm sẽ không còn bị phân chia giữa những điều yêu thích và không yêu thích, hay lo âu sợ hãi trước đó. Ta sẽ thật sự tự do, hạnh phúc khi bước ra ngoài cái tâm bị giới hạn và lệ thuộc vào tư duy hữu ngã thường tình.

Chính sự chuyển hóa tâm thức dẫn đến sự buông bỏ ham muốn, thay vào đó là cảm giác không ham muốn “cái này là ta, của ta là tự ngã của ta”. Ý thức và cảm giác an trú sẽ tiếp cận thế giới “vô cùng” của một cái tâm bao la đầy phúc lạc “vô biên”. Lúc ấy, nguồn suối tuệ giác vô thượng sẽ tưới mát tâm thức, giúp ta điều phối toàn bộ suy nghĩ, tư tưởng, hành vi và định hướng trên cơ sở thiện – ác trong thế giới an bình nội tại.

Tài liệu tham khảo:

Kinh Pháp Cú, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Chánh niệm thực tập thiền quán, Nguyễn Duy Nhiên dịch, ấn hành tại TP. HCM

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm