Những câu hỏi thông thường về Phật giáo nên đọc
Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Những câu hỏi về Phật giáo sau đây có thể sẽ trùng hợp với một số câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra trong quá trình tìm hiểu.
20 lợi ích của thiền đã được khoa học chứng minh
Phật giáo là gì?
Từ Buddhism (Phật giáo) đến từ chữ “Budhi” có nghĩa là “thức tỉnh” và do đó Phật giáo là triết học thức tỉnh. Nền tảng triết học này có nguồn gốc từ kinh nghiệm của người có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhata Gotama), được biết đến như một vị Phật, người đã giác ngộ ở tuổi 35.
Đạo Phật hiện nay là 2.500 tuổi và có khoảng 300 triệu tín đồ trên toàn thế giới. Một trăm năm trước, triết học Phật giáo chủ yếu phổ biến ở châu Á nhưng ngày nay, có rất nhiều người theo tôn giáo này ở châu Âu và châu Mỹ.
Phật tử là gì?
Phật tử là người tu học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật. Nói cách khác, người Phật tử là người đi tìm sự thật nơi con người và vũ trụ theo kinh nghiệm của Phật, bậc giác ngộ hoàn toàn.
Đạo Phật có phải là một Tôn giáo không?
Đạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Đạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý. Nếu cần dùng chữ tôn giáo (Religion) cho dễ hiểu thì có thể nói đạo Phật là một "Tôn giáo không có Thượng đế". Có người bảo đạo Phật là một triết học nhưng phải là một triết học thực tiễn.
Ý nghĩa ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia
Đức Phật là ai?
Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) được sinh ra trong một gia đình hoàng gia tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), hiện nằm tại Nepal, vào năm 563 trước công nguyên (BC). Khi 29 tuổi, ngài đã nhận thấy rằng sức khỏe và đời sống xa hoa không bảo đảm hạnh phúc, thế nên ngài đã khảo sát các tín ngưỡng và các triết lý giảng dạy khác nhau vào thời đó để tìm chìa khóa cho sự hạnh phúc của con người. Sau sáu năm nghiên cứu và thiền định, cuối cùng ngài đã tìm thấy "con đường trung đạo" và được giác ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã dành hết phần đời còn lại của ngài truyền dạy các nguyên lý Phật Giáo - được gọi là Pháp hay là Chân lý - cho đến khi ngài qua đời ở tuổi 80.
Phải chăng Đức Phật là một vị thần?
Không! Đức Phật không phải là thần linh hay sứ giả của thần linh. Ngài là một người thức tỉnh (Bồ tát) đã tu hành trong nhiều kiếp và đến đời cuối cùng, với thân người, Ngài đạt đến quả vị giác ngộ hoàn toàn. Có thể nói Ngài là một người nhưng không phải là người thường mà là một "siêu nhân": người thông đạt chân lý (Như lai, Tathâgata), Phật là một bậc thầy:
"Các người hãy tự mình cố gắng,
Như Lai chỉ là người chỉ đường" (Pháp cú, 276)
Lời dạy của Phật là ánh sáng, là tình thương rất cần cho chúng ta, những kẻ đang sống trong bóng tối và hận thù. Không có gì quý báu hơn sự ra đời của Phật vì muôn nghìn năm mới có một lần.
Có phải Phật Tử thờ cúng các thần tượng không?
Đôi lúc các Phật tử tỏ lòng tôn kính những hình ảnh của Đức Phật, không phải thờ cúng, cũng không xin ân huệ. Một tượng Phật có tay để yên nhẹ nhàng trong vạt áo và một nụ cười từ bi nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển an lạc và tình yêu trong chúng ta. Cúi đầu trước tượng là sự bày tỏ lòng biết ơn về việc dạy dỗ của ngài.
Có phải Phật giáo là khoa học không?
Khoa học là kiến thức mà nó có thể được kiến tạo thành hệ thống, mà nó phụ thuộc vào việc thấy và thử nghiệm các dữ kiện và nêu lên các luật chung tự nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo thích hợp với định nghĩa này bởi vì bất kỳ người nào cũng đều có thể kiểm định (thử nghiệm) và chứng minh Tứ Thánh Đế (xem dưới đây). Trên thực tế, chính Đức Phật đã yêu cầu những người đi theo ngài hãy kiểm tra lời dạy hơn là chấp nhận lời nói của ngài là sự thật. Phật giáo tùy thuộc vào sự hiểu biết hơn là đức tin.
5 giới là gì?
Ứng xử đạo đức trong Phật Giáo là các giới luật, mà trong đó năm giới chính là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm và quá ham mê khoái lạc, không nói dối và không dùng những chất say làm mê mờ trí tuệ.
Nghiệp là gì?
Nghiệp là luật mà mỗi nguyên nhân đều có kết quả, ví dụ các hành động của chúng ta đều mang lại kết quả. Luật đơn giản này giải thích một số sự việc; sự bất bình đẳng trên thế giới, tại sao một số người sinh ra tàn tật và một số người lại có tài năng, tại sao một số người chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi. Nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra kết quả của nghiệp về những hành động của chúng ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách nhìn vào (1) ý định phía sau hành động, (2) tác dụng của hành động trên chính mình và (3) tác dụng đối với những người khác.
Làm thế nào tôi trở thành một Phật tử?
Giáo lý Phật giáo có thể được hiểu và thử nghiệm bởi bất cứ ai. Đạo Phật dạy rằng các giải pháp cho các vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta không phải là ở bên ngoài. Đức Phật yêu cầu tất cả những người theo ngài không được xem lời của ngài là thật mà chính họ phải thử nghiệm những lời dạy đó. Bằng cách này, mỗi người tự quyết định cho chính mình và chịu trách nhiệm cho chính hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này làm cho Phật giáo có một gói niềm tin cố định ít hơn hầu để được chấp nhận toàn bộ, và nhiều hơn nữa của một giáo lý mà mỗi người học và sử dụng theo cách riêng của họ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm