Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/05/2013, 08:21 AM

Những chú "chim lạ" sau lễ phóng sinh

...suốt khóa tụng Kinh chừng hơn một giờ đồng hồ, vẫn còn những chú chim không muốn rời đi. Có chú còn chọn một chỗ rất gần quý Thầy hình như để lắng nghe Kinh kệ, cảm nhận tiếng mõ hồi chuông.

Các phật tử, có biết vì sao nên phóng sinh không ạ? Vì, thực hành lễ Phóng sinh là góp phần trưởng dưỡng tâm từ bi của mỗi chúng ta. Tôi thường khuyên các phật tử nên hưởng ứng, tham gia phóng sinh nhiều, vì sẽ góp phần hóa giải nghiệp chướng, tiêu trừ nghiệp rất tốt. Thầy Thích Quảng Hiếu, trụ trì chùa Tân Hải thuyết chúng trước khi vào chính lễ Phóng sinh, tổ chức hôm Chủ Nhật ngày 26/05/2013 (ngày 17 tháng 04 năm Quý Tỵ) vừa qua.

Hơn 1.000 phật tử tham dự lễ Phóng sinh, buổi lễ được tổ chức rất bài bản, trang trọng trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh. Hội chúng đông vậy nhưng không gian như ngưng đọng, nắng hè oi bức len lỏi từng đợt gió đồng nội xa đưa như nghe tiếng cọng cỏ, ngọn cây…   


Hội chúng cùng nghiêm tịnh chú, đồng niệm Phật

Thầy Quảng Hiếu nhanh chóng ổn định hội chúng, rồi cùng đại diện khách mời đến từ các cơ quan chức năng thành phố và địa phương chú nguyện. Khi cảm niệm không gian nghiêm tịnh, thắm tình đạo vị, thầy Quảng Hiếu dẫn chúng niệm Phật, đọc Kinh rồi cùng thực hiện nghi lễ phóng sinh.

Đầu tiên, những đại diện khách mời cùng Chư tôn đức, Tăng, Ni mỗi người cùng thả một chú chim bồ câu, về với thiên nhiên, tự tính. Rồi, từng bầy chim sẻ nô nức sổ lồng, ùa lên không trung, về với mẹ tự nhiên…  

Cùng hoan hỷ phóng sinh

Hơn 9h30 sáng, lễ phóng sinh hoàn mãn, đại chúng ai cũng hoan hỷ, cảm nhận công đức từ tâm khó thể nghĩ bàn. Những lời khuyến tấn của thầy Quảng Hiếu như tiếp thêm sức mạnh “từ bi” tới các phật tử. Dường như cảm nhận được điều đó, mà nhiều chú chim nán lại, như mong muốn cảm thụ thêm công đức, mong cùng chia sẻ những hoan hỷ khôn cùng…

Tiếp đó, suốt khóa tụng Kinh chừng hơn một giờ đồng hồ, vẫn còn những chú chim không muốn rời đi. Có chú còn chọn một chỗ gần các Thầy, hình như để lắng nghe Kinh kệ, cảm nhận tiếng mõ hồi chuông.

Những hình ảnh độc đáo CTV trang nhà Phatgiao.org.vn ghi nhận:  

Nơi bàn đặt tôn tượng đức Phật, những chú chim sẻ như chẳng muốn rời…

Nghe Thầy giảng pháp chút đã…
 



 

 





Dù đã tự do, nhưng nguyện xin...ở lại?
 



 

Chú bồ câu ở nguyên nơi này nhiều giờ đồng hồ...


Thường Nguyên - Diệu Hải
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm