Những hiện tượng bí ẩn của Phật giáo chưa thể lí giải

Nhục thân bất hoại, cơ thể phát sáng, xá lợi… là một vài trong số những hiện tượng bí ẩn của Phật giáo đến nay vẫn là ẩn số đối với giới khoa học. Những trường hợp như vậy được ghi nhận và lưu truyền trên khắp thế giới hàng ngàn năm qua.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Xá lợi Phật

Xá lợi là những hạt nhỏ, có dạng viên tròn, hình thành sau khi thân thể của người tu đắc đạo được đem hỏa táng. Xá lợi còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê, được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt xá lợi này.

Bài liên quan

Nói đến xá lợi, xưa người ta chỉ nghĩ đến xá lợi của Đức Phật mà thôi. Cho đến khi Phật pháp được lan tỏa khắp hoàn cầu, người Phật tử tín ngưỡng thêm xá lợi chư Thanh văn A la hán đại đệ tử của Đức Phật. Ngoài ra còn có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư tu hành đạo cao đức cả, chư tôn đức Pháp chủ, Tăng chủ, Tông chủ, các bậc Thầy tổ sau khi thị tịch đem làm lễ trà tỳ, các đệ tử cũng thâu được nhiều phần tinh thể của các vị còn lại gọi là xá lợi.

Tất cả những đồ dùng thuộc di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như pháp y, bình bát, chuổi tràng, tích trượng...hoặc răng, móng, tóc của các bậc đạo sư Phật giáo đang hành đạo, lúc tuổi niên cao lạp trưởng ban cho đệ tử tôn thờ đều gọi là xá lợi. Hiện nay ở Myanmar, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi sanh tiền đã cắt cho Bạc Lệ Ca, Da Lễ Phù Ba, hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Nam tông Phật giáo thường đề cập đến “xá lợi xương, xá lợi răng và ngọc xá lợi...” (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1).

Những hiện tượng bí ẩn của Phật giáo chưa thể lí giải

Cách đây 2.558 năm, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thị hiện sanh ra trong công viên Lâm Bi Ni, cung vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu thánh mẫu Ma Ya trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Năm 29 tuổi xuất gia bên dòng sông A Nô Ma, 6 năm tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh lâm cạnh dòng sông Ni Liên, 35 tuổi thành đạo dưới cây Tất Bát La gần thủ phủ Gaya ngày nay. Trải một thời gian dài 45 năm hoằng hóa đạo mầu, từ đông sang tây, từ Tibet đến Afghanistan, từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ Dương, đến khi niết bàn tại Câu Thi Na, chư đệ tử đem nhục thân thiêu hóa và còn tồn tại những tinh hoa như tủy, xương, thịt…

Không chỉ tồn tại trong lịch sử, giống như truyền thuyết, xá lợi nhà Phật nhiều lần xuất hiện ngay ở thời kỳ đương đại. Khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi. 

Hiện nay, tại Việt Nam, chùa Viên Đình ở thôn Keo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi đang sở hữu nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam. Chùa trưng bày 30 tháp xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.

Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi trưng bày 30 tháp Xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.

Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi trưng bày 30 tháp Xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.

Nhục thân bất hoại

Bài liên quan

Trong Phật giáo có ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là tình trạng sau khi viên tịch thời gian lâu sau hàng thế kỷ, dù không được bổ sung bất cứ chất bảo quản nào nhưng thân thể các vị cao tăng vẫn duy trì được trạng thái thân thể rất tốt và  không bị mục nát phân hủy theo thời gian. Đây được gọi là hiện tượng nhục nhân bất hoại (hay xá lợi toàn thân), và đã được ghi nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, Nga,… cho đến ngay cả ở Việt Nam.

Điển hình như trường hợp của Lạt ma Dashi Dorzho Itigilov trong Phật giáo Tây Tạng. Năm 1927, ông viên tịch, và được táng trong quan tài. Sau 30 năm, quan tài của ông được mở nắp, theo lời dặn dò của ông với các đệ tử trước lúc lâm chung. Tất cả đều kinh ngạc khi phát hiện thấy vị lạt ma vẫn trong tư thế ngồi đả tọa, đặc biệt cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị mục rữa. Năm 2002, thông tin này chính thức được công bố cho toàn thế giới.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường (ở giữa) cùng các chuyên gia bên nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh tại chùa Đậu (Ảnh dẫn từ talkvietnam.org)

PGS.TS Nguyễn Lân Cường (ở giữa) cùng các chuyên gia bên nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh tại chùa Đậu (Ảnh dẫn từ talkvietnam.org)

Nhà nghiên cứu bệnh lý Yuriy Tampereyev đã tiến hành phân tích toàn diện đối với nhục thân không phân hủy này, từ đầu đến chân không thấy dấu vết bị con người tác động, không có vết cắt, vết khâu hay vết tiêm. Ở người bình thường, thi thể sau khi tử vong sẽ trở nên cứng, xuất hiện “hồ máu tử thi”. Các chất béo trong cơ thể sau khi phân hủy sẽ sinh ra chất giống như sáp, đồng thời sẽ thối rữa và bốc mùi thi thể. Tuy nhiên, hiện tượng này không xuất hiện trên nhục nhân của Lạt ma Itigilov.

Một ví dụ khác là của Thiền sư Như Trí ở Chùa Tiêu, Từ Sơn, Bắc Ninh. PGS.TS Nguyễn Lân Cường – một người rất có duyên với các khám phá liên quan đến các pho tượng nhục thân bất hoại của các vị thiền sư Việt Nam – đã trực tiếp đến phục dựng lại pho tượng của vị thiền sư này.

Điều vô cùng ngạc nhiên với TS. Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này là, ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí. Ông đã lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích, kết quả phân cho thấy hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần phủ tạng.

Nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ. Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc.

Nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ. Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc.

Đối với người bình thường, việc ướp xác đúng quy cách có thể giúp duy trì thân xác thịt được rất lâu. Nhưng để làm được điều này phải bỏ nội tạng, não, và dùng các hợp chất ướp xác để bảo quản phần mô thịt mềm và xương bên trong, như thuật ướp xác của người Ai Cập cổ. Nhưng đối với những vị thiền sư tu luyện đắc đạo thì lại hoàn toàn không cần viện đến bất kỳ loại chất bảo quản nào, nhưng thân xác thịt vẫn rất tươi mới dù đã trải qua sự phong hóa lâu dài theo thời gian. Đây là bí ẩn mà khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể lý giải được.

Cơ thể phát sáng

Cơ thể phát sáng là một dạng hình thức viên tịch rất đặc thù của các nhà sư bên Phật giáo Tây Tạng. Trái với việc hỏa táng, trong đó lưu lại các viên xá lợi tử lấp lánh ánh quang, hay tượng táng, trong đó lưu lại một nhục thân bất hoại không bị tiêu hủy theo thời gian cho hậu thế sau này, thì các vị thiền sư bên Phật giáo Tây tạng sau khi tu thành sẽ có một cách thức viên tịch rất độc đáo gọi là “hồng hóa” – hóa thành ánh sáng cầu vồng mà bay đi.

Thân thể của nhiều cao tăng có thể biến đổi thành ánh sáng khi viên tịch (Ảnh: ancient-code)

Thân thể của nhiều cao tăng có thể biến đổi thành ánh sáng khi viên tịch (Ảnh: ancient-code)

Theo đó, khi viên tịch toàn bộ cơ thể vị sư sẽ biến mất, hóa thành một luồng ánh sáng cầu vồng tuyệt đẹp tỏa ra xung quanh. Trong một số trường hợp, khi không hồng hóa được toàn bộ, cơ thể sẽ thu nhỏ lại xuống còn 30 cm, nhưng có kích thước tỷ lệ tương đồng y hệt, phần còn lại hóa thành ánh sáng.  Chỉ riêng ở Tây Tạng và Ấn Độ đã có hơn 160.000 trường hợp các nhà tu hành được ghi nhận có khả năng chuyển hóa cơ thể của mình thành vật chất cao năng lượng vô cùng tinh khiết.

Cũng giống như trường hợp nhục thân bất hoại, thân thể của vị lạt ma đã có các biến đổi vật chất ở cấp độ vi mô thông qua quá trình tu luyện, do đó có thể biến đổi thành các dạng thức tồn tại vật chất khác, mà cụ thể ở đây là dạng thức ánh sáng nhiều màu.

Cầu vồng xuất hiện bên ngoài tu viện sau khi vị thiền sư viên tịch. (Ảnh: Új Világtudat)

Cầu vồng xuất hiện bên ngoài tu viện sau khi vị thiền sư viên tịch. (Ảnh: Új Világtudat)

Khinh công

Bài liên quan

Khinh công dường như là một tuyệt kỹ công pháp võ học được nhắc đến trong các bộ phim điện ảnh hay trong tiểu thuyết văn chương. Trên thực tế, đây không phải là sản phẩm của các tác phẩm nghệ thuật, mà là một khả năng có thật. Phật giáo ghi nhận một số cao tăng, thiền sư sở hữu khả năng khinh công tài tình. Theo đó, những người này có khả năng tự bay trong không khí mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Trường hợp nổi tiếng về vấn đề này là Thiền sư Nguyễn Minh Không (1065 - 1144) - vị cao tăng nổi tiếng dưới nhà Lý.

Thậm chí, trong một thước phim tài liệu đăng tải trên kênh Discovery, ảo thuật gia Dan White đã có cơ hội diện kiến một vị lạt ma Tây Tạng trên dãy Himalaya. Trước ống kính máy quay, vị lạt ma này đã bay lên không trung trong tư thế ngồi thiền, cách mặt đất khoảng chục cm.

Ảnh nhà sư Nepal khinh công: avilagtitkai.com

Ảnh nhà sư Nepal khinh công: avilagtitkai.com

Đối với khả năng kỳ lạ này của các cao tăng trong Phật giáo, giới khoa học hiện chưa thể đưa ra một câu trả lời chắc chắn. Dù vậy, vẫn có một cách giải thích tương đối hợp lý và tiềm năng cho loại hiện tượng này. Theo đó, cũng giống như cách giải thích trong 3 trường hợp đầu tiên ở trên, trong quá trình tu luyện các cao tăng đã dần chuyển hóa cơ thể mình thành vật chất cao năng lượng. Các biến đổi thể chất này là ở vi quan nên dùng mắt thường không thể phân biệt được.

Video một nhà sư ở Nepal khinh công:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm