Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/08/2021, 12:16 PM

Ni trưởng Trí Hải: Vầng sáng nối dài của Ni bộ Bắc tông

Một trong những nhân vật trụ cột của Ni bộ Bắc tông – vị cố vấn, giáo phẩm tiêu biểu của hàng Ni chúng, đặc biệt gắn bó với Phật học Ni viện Từ Nghiêm trước và sau 1975, NT. Như Hải, tự Trí Hải, húy Nhật Thân là tấm gương lớn cần được lưu dấu trong Hành trạng chư Ni Việt Nam.

Bởi lẽ, không ít người lầm lẫn và mơ hồ về Người như mọi bậc Thầy trong trí tưởng tượng.

ni-su-tri-hai 1

Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành: Tâm hành đạo giúp đời

Xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Phật pháp tại Vĩnh Phúc, Ni trưởng đã bén duyên cửa Phật và cầu xin xuất gia học đạo với Sư bà Viện chủ Chùa Bảo An – Cần Thơ vào năm 1961. Con đường cầu thọ giới pháp của Người cũng lần lượt in dấu với Ni viện Từ Nghiêm từ những năm 1963 đến 1968.

Có thể nói, so với NT. Thích Nữ Trí Hải (Pháp danh Tâm Hỷ, thế danh Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh: 1938 – 2003), NT. Thích Nữ Trí Hải (Pháp danh Như Hải, húy Nhật Thân, thế danh là Trần Thị Thân: 1933 – 2018) cũng là một cánh tay đắc lực trong việc góp phần gây dựng cơ đồ, gìn giữ đạo nghiệp, giáo dục Ni chúng theo tông chỉ “Duy tuệ thị nghiệp”. Sau thời gian đảm nhận vẹn tròn vai trò Trưởng ban Quản trị Tổ đình Từ Nghiêm, Ni trưởng đã thuận thế vô thường và lưu dấu nhục thân tại Chùa Pháp Lạc thuộc B3/14, ấp 2, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Qua buổi hầu chuyện trực tiếp với NS. Viên Châu – đệ tử y chỉ nương theo Ni trưởng học đạo 40 năm và có nhiều ảnh hưởng tư tưởng từ Ni trưởng, Ni sư cho biết:

“Buổi đầu (2007), Pháp Lạc tự chỉ là mái chùa cấp 4, xập xệ trong không gian 60m2, mãi đến 2012 mới tiến hành xây cất và dần dần mở rộng phạm vi được 500m2. Cơ duyên nhận lãnh ngôi bảo tự cũng nhen nhúm từ ý nguyện tìm đất nhập tháp cho Thầy. Với kỳ vọng được hầu cận cốt tro tạm bợ của Thầy cùng những di chỉ tu tập, ngôi bảo tháp đã được như nguyện, hiện diện trên mảnh đất Pháp Lạc tự vào năm 2010 và cung đón nhục thân của Ngài được an trí tại bảo Tháp Chùa Pháp Lạc vào năm 2018.”

ni-su-tri-hai 2

Ni sư Thích Nữ Nhuận Bình với hạnh nguyện gieo mầm trí tuệ là niềm hạnh phúc

Từ mặt tiền đường nhìn vào, ngôi bảo tháp tọa lạc bên trái khuôn viên sân chùa. Lối vào bảo tháp theo hướng Tây Nam, được thiết trí bằng cặp rồng (song long) giữ nguyên màu tro xám với đường nét hoa văn nhuần nhuyễn thuộc kiến trúc mỹ thuật đình tháp Việt Nam. Bên cạnh đó được thiết trí thêm tôn tượng đức Di Lặc và đối diện tòa bảo tháp là Quan Âm các. Trong tầm nhìn tổng thể, bao quát, ngôi bảo tháp được xây cất theo hình bát giác, ba tầng. Tầng thứ nhất thờ tự bia ký và di ảnh Ni trưởng. Tầng thứ 2 được phủ kín bằng mẫu Hán tự khơi dậy phẩm chất và đức hạnh mà tất cả con Phật đều cần trau dồi. Tầng thượng đỉnh thờ đức Quan Âm như một biểu tượng đầy sự chở che, hiền từ và đức độ. Ngoài những đường nét tinh tế và các họa tiết chạm trổ, phù điêu tinh xảo thì nội dung được lưu giữ trên tòa tháp hoàn toàn được thể hiện bằng Hán tự như nhắc nhở, bảo tồn về một sự nghiệp cống hiến dịch thuật Hán tạng của cố Ni trưởng. Trong đó bao gồm cả cổng chính vào tháp được điêu khắc thành bức hoành phi nổi bật với biển hiệu “Liên Hoa Tạng” và cặp câu đối nguyên văn:

Hoàng độ chủng mai thanh tịnh cốt

Bạch vân thường hiện sắc không thân.

Bảy mặt còn lại ở tầng 1 lại được tôn trí với 7 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng Hán tự được TT. Thích Lệ Trang trích dịch từ những bài thơ Thiền nổi tiếng với nội dung huấn thị lẽ sanh tử. Ngoài phần bia tháp, chùa chiền được xem là di sản văn hóa vật thể, hiện nay Pháp Lạc tự vẫn còn lưu giữ một không gian riêng cho bậc Thầy quá cố với nhiều hiện vật được trưng bày như thể Thầy vẫn còn đó và ngước nhìn, hướng dẫn chúng Ni sống đời đạo hạnh.

Riêng di sản văn hóa phi vật thể, được biết đến là một công trình dịch thuật Kinh, Luật Hán tạng được lấy từ Đại Chánh Tân Tu với 7 dịch phẩm đã được xuất và tái bản. Bao gồm:

1. Kinh Pháp Hoa Du Ý (2015);

2. Kinh Đại Phương Quảng Đại Trang Nghiêm (2012);

3. Kinh Bổn Khởi (2010);

4. Luật: 1. Kiền Độ Thọ Giới (2010);

5. Phật nói Kinh Phạm Võng Bồ-tát tâm địa phẩm Sớ lược (2001);

6. Trích dịch thiết yếu – Luật Tứ phần Tỳ-kheo-ni;

7. Luật Tứ phần Tỳ-kheo-ni soạn yếu (2011).

Kế thừa và phát huy những di sản của bậc thầy để lại, hằng năm vào ngày 21/01 âm lịch, Pháp Lạc tự tổ chức lễ truyền thống để chúng đệ tử trở về tảo tháp, ôn lại công hạnh và những lời di huấn của Thầy. Tin rằng, cuộc đời và đạo nghiệp của Người mãi là vầng sáng dẫn lối cho Ni chúng hôm nay và mai sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm