Niệm Phật cầu nhất tâm bất loạn có thể bị trở ngại
“Nhất tâm bất loạn” là “Chứng đắc”. Khi đã chứng đắc rồi thì không còn gì có thể ngăn ngại đối với họ nữa. Cho nên chỉ nhìn nhau là người ta biết, chứ không phải cần khoe ra, nói ra, hay là mình diễn tả những cái đó mới chứng tỏ mình đã “Nhất tâm bất loạn” hay “Chứng đắc” đâu.
Thoát bệnh nan y nhờ niệm Phật
Khi đưa ra một chương trình tu tập để “Nhất tâm bất loạn” thì đối với những người căn cơ cao, chư đại Bồ Tát là chuyện bình thường không có gì lo sợ, nhưng mà lo sợ cho những người căn tánh hạ liệt, nghiệp chướng sâu nặng. Người căn cơ cao, tâm đã định, thì “Nhất tâm bất loạn” đối với họ là chuyện đương nhiên. Còn những người căn tánh hạ liệt mà nói về “Nhất tâm bất loạn” thì gọi là không “Khế cơ”, có thể đưa đến chỗ chướng ngại! Chính vì vậy, những chương trình “Nhất tâm bất loạn”, ít khi người ta phổ biến rộng rãi, mà thường thường chỉ phổ biến nội bộ, nội bộ trong những người căn cơ cao, vì khi đã “Nhất tâm bất loạn” thì chỉ nhìn là họ đã biết rồi.
“Nhất tâm bất loạn” là “Chứng đắc”. Khi đã chứng đắc rồi thì không còn gì có thể ngăn ngại đối với họ nữa. Cho nên chỉ nhìn nhau là người ta biết, chứ không phải cần khoe ra, nói ra, hay là mình diễn tả những cái đó mới chứng tỏ mình đã “Nhất tâm bất loạn” hay “Chứng đắc” đâu.
Hôm trước có người đã báo cho tôi biết rằng, có một người viết một bài báo đăng lên với bút hiệu là Diệu Âm, diễn tả cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”. Năm ngoái tôi cũng có nghe một lần, năm ngoái hay năm kia gì đó (?), rồi năm nay lại nghe một lần nữa. Tôi mới vội vã viết lên một thông báo là: “Chớ nên hiểu lầm!”. Trong đó tôi xác định rõ rệt là người viết đó không phải là tôi. Có thể là một người trùng bút hiệu hay trùng pháp danh gì đó viết lên như vậy, chứ còn chính tôi là Diệu Âm đây không có được cái cảnh giới nhất tâm bất loạn.
Làm sao để tâm được thanh tịnh khi niệm Phật?
Ta thực sự lo sợ cho những người không có khả năng nhất tâm bất loạn mà tham vào cái danh nhất tâm bất loạn, nó dễ đi vượt qua cái đà của họ mà thường thường sau cùng bị trở ngại! Ta tu hành ở đây ráng cố gắng chuyên cần tinh tấn, khi ta được nhất tâm bất loạn thì mừng, người nào được thì mừng cho người đó. Nhưng mà đưa ra một chương trình, hay một thời hạn, hay là một cái quy tắc nào đó để cho nhất tâm bất loạn thì nhất định sẽ bị trở ngại! Tại vì nhất tâm bất loạn là cảnh chứng đắc, nó không có một cái quy tắc nào giống như hai với hai là bốn, theo đó ta cứ cộng lại nó thành bốn. Không phải!
Trong kinh A-Di-Đà, Phật có nói là từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, thì người căn cơ cao người ta niệm Phật một ngày có thể nhất tâm bất loạn, người căn cơ thấp thấp một chút niệm bảy ngày có thể nhất tâm bất loạn. Nhưng thực ra cái “Nhất tâm bất loạn” này, theo như Hòa Thượng nói là A-Di-Đà Phật gia trì trong lúc chúng ta xả bỏ báo thân. Đây là sau khi Phật gia trì rồi.
Chứ đúng ra trong kinh A-Di-Đà của ngài Huyền-Trang dùng pháp trực dịch, nghĩa là dịch sát nghĩa từng chữ từng chữ là “Nhất tâm hệ niệm”, tức là chúng ta cứ chuyên lòng một câu A-Di-Đà Phật, niệm cho tới cùng, giống như trong kinh Vô Lượng Thọ là “Nhất hướng chuyên niệm”, hai danh từ giống nhau. Còn nhất tâm bất loạn chính là cái lòng chân thành chí thành chí kính của mình niệm Phật, thì được Phật phóng quang gia trì nâng đỡ cho chúng ta, lúc đó chúng ta chỉ còn một câu A-Di-Đà Phật, nhờ đó mà ta được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc.
Cho nên câu hỏi này rất là hay. Khi chúng ta tu hành như thế này phải có sự khiêm nhường tối đa, để tránh tình trạng vượt qua khả năng của chính mình thì mới an toàn được. Nếu chúng ta sơ ý, nhất là những người ưa nghiên cứu, khi nghiên cứu thì thường thường gặp những kiểu nói ở những cảnh giới cao quá. Họ quên rằng, khi đưa rộng ra, thì trong xã hội có rất nhiều hạng người, có những người căn cơ cao thì hiểu được (?). Có những người căn cơ không cao, nghe những lời đó sẽ dễ sinh ra vọng tưởng. Cái vọng tưởng này sẽ thâm nhập, thâm nhập vô trong tâm của họ, đến một lúc nào đó, người ta không biết đó là vọng tưởng! Chuyện này là sự thật!…
Ngài Hạ Liên Cư nói: “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn”. Có nhiều người than phiền rằng, tôi niệm Phật mà sao cứ vọng tưởng hoài, không bao giờ hết vọng tưởng. Thì Ngài lại nói: “Niệm Phật không được cầu cho hết vọng tưởng”. Lạ lắm! Rồi Ngài nói: “Niệm Phật để cầu vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc”. Đem ý này so sánh với lời giải của ngài Tịnh-Không, Ngài nói rằng, niệm Phật, một lòng niệm Phật, đến lúc lâm chung A-Di-Đà Phật gia trì chúng ta được “Nhất tâm bất loạn”. Thì lời nói của ngài Hạ-Liên-Cư cũng giống như vậy… “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn, niệm Phật không được cầu hết vọng tưởng”. Vọng tưởng sao cũng kệ nó, cứ cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc đi, khi vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm bất loạn cũng được nhất tâm bất loạn. Hai câu nói có ý nghĩa tương đồng với nhau.
Nuôi thành thói quen niệm Phật
Cho nên khi có những người đưa ra cái chương trình này, chương trình nọ để đại chúng làm theo cho “Nhất tâm bất loạn”. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ thì đây đúng là một sự sơ suất! Tại sao? Ví dụ như, ngài Tuyên Hóa, Ngài gặp Hòa Thượng Quảng Khâm là hai vị Đại-Tôn-Sư thời đại, hai người gặp nhau, ngài Quảng-Khâm giơ tay lên: “Như Thị”, Ngài nói như thị thôi. Ngài Tuyên-Hóa cũng giơ tay lên: “Như Thị”. Các Ngài lặng lẽ không nói gì nữa cả. Các Ngài đã biết hết trơn rồi, chứ đâu có nói là tôi thì chứng như thế này, chứng như thế nọ, thì tôi mới nhất tâm bất loạn đâu? Tôi mới minh tâm kiến tánh đâu? Các Ngài thấy hết trơn rồi…
Đại Sư Vĩnh Minh đời nhà Tống, Ngài gặp một vị Hòa Thượng tai dài, ăn mặc xốc xếch, thật ra vị Hòa Thượng đó là Định Quang Cổ Phật tái lai trong thời đó. Hai Ngài gặp nhau làm thinh không nói gì hết. Một ông thì xồng xộc lên ngồi hàng ghế trên. Khi mãn tiệc về rồi, nhà vua hỏi, hôm nay ta cúng dường trai tăng có vị Thánh Nhân nào đến không? Thì ngài Vĩnh Minh mới thố lộ:
– Thưa có.
– Ai vậy?
– Cái ông già mà lếch sếch đó, ngồi ở trước đó. Đó là Định-Quang Cổ-Phật tái lai.
Các Ngài biết hết trơn rồi. Không bao giờ nói ra hết. Chính vì vậy mà ta muốn cho “Nhất tâm bất loạn”, không có cái gì khác hết hơn là chư vị “Thành Tâm Chí Thành Chí Kính”, những gì mà trước nay chúng ta đã nói ra, chính là để cho chúng ta được vãng sinh về Tây Phương. Khi vãng sinh về Tây Phương thì…
– Không nhất tâm cũng nhất tâm.
– Không chứng đắc cũng chứng đắc.
– Không khai ngộ cũng khai ngộ.
Đâu cần lo gì đến chuyện như bây giờ chúng ta phải bàn luận là nhất tâm hay nhị tâm…
Cứ một lòng niệm Phật Tín Hạnh Nguyện nhất định như ba cái chân vạc vững vàng. Tín thì quyết lòng không nghi. Những người nào mà nghi, thì cái Tín đó nó đã quẹo lại rồi! Cũng giống như chân vạc, ba cái chân vạc, một cái chân Tín bị quẹo, thì cái vạc nó sẽ ngã ầm xuống liền. Không được! Không nghi là không nghi! Nhiều người cứ ưa nghi lắm… Nghi là chết! Nghi là tiêu! Nghi thì tu năm chục năm coi chừng không được vãng sinh! Mà không nghi thì tu ba ngày thôi, vãng sinh…
Người niệm Phật lúc lâm chung có được vãng sinh hay không?
Có những người tu rất lâu mà vì mối nghi này không phá được. Không phá được nên sau cùng mất vãng sinh. Từ mối nghi này nó phá hết tất cả những cái khác. Vì nghi nên tu hoài tu hoài mà thiện căn không lên. Thiện căn không lên thì phước đức không có. Phước đức không có thì trong lúc đó nghiệp chướng cứ tràn… tràn… tràn lên. Một năm có 365 ngày, ta có hết 300 ngày giúp cho nghiệp chướng tăng trưởng rồi. Còn lại 65 ngày tu, thì một ngày tu chỉ có một giờ. Nghĩa là 65 ngày tu hành, thì có tới hơn 60 ngày để tăng trưởng cái nghiệp nữa rồi, còn cái phước chỉ có chưa tới 5 ngày. Năm ngày làm sao địch được với 360 ngày? Chính vì vậy mà sau cùng ta bị trở ngại! Cho nên phải tin cho vững.
Phật nói: “Một câu A-Di-Đà Phật niệm, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sinh ta thề không thành Phật”. Cứ quyết tâm niệm Phật để lúc nằm xuống nhất định ta niệm cho được mười câu A-Di-Đà Phật. Phải quyết lòng niệm cho được. Nếu không quyết tâm bây giờ, nhất định lúc đó một niệm ta niệm cũng không vô. Chắc chắn! Tại vì bây giờ còn tỉnh táo như thế này mà không tin, thì lúc đó làm sao mà mình tin? Mà không tin thì phước đức không có. Phước đức không có thì nghiệp chướng tăng. Về nghiệp chướng, hôm trước mình nói rồi, trong nghiệp chướng nó có oan gia trái chủ chướng, hai cái đó nó sẽ tấn công mình đến nỗi không còn một niềm tin nào có thể khởi lên, thì bây giờ có một ngàn người tới hộ niệm cho chúng ta, chúng ta cũng chìm trong cảnh giới đó mà đi đọa lạc. Cho nên quyết lòng không được “Nghi”.
“Nguyện vãng sinh”. Nguyện vãng sinh thì phải tập buông xả thế gian ra, đây là lời Hòa Thượng Tịnh-Không nói. Ngài không dạy chúng ta là phải quyết lòng nhất tâm bất loạn, mà phải quyết lòng buông xả. Tại vì buông xả thế gian ra thì chúng ta bám chặt vào Tây Phương Cực Lạc, về Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm cũng nhất tâm. Nói đi nói lại, thực ra các Ngài giảng giống hệt với nhau, mà chỉ là cách nói khác thôi, chứ không có gì hết.
“Hạnh”. Hạnh là niệm câu A-Di-Đà Phật. Tranh thủ niệm câu A-Di-Đà Phật. Mình thấy một sự chứng minh cụ thể là hôm trước, một bà Cụ tuần trước đó thì con cái dẫn bà tới đây để nhờ mình hộ niệm. Mình dặn rõ ràng, mình năn nỉ bà Cụ:
– Bác ơi! Bác về cố gắng niệm mỗi ngày: sáng năm chuỗi, trưa năm chuỗi, chiều năm chuỗi…
Mười lăm chuỗi thì mới có một ngàn rưỡi chứ mấy đâu à. Ấy thế mà suốt trong mười ngày sau không niệm một chữ. Rõ ràng không niệm một chữ!…
Bây giờ không niệm, lúc đó làm sao niệm? Bây giờ mình khỏe ru thế này mà không tập niệm, làm sao lúc mình nằm xuống mà niệm đuợc? Lúc mình nằm xuống thì cái lưỡi mình đã đớ rồi, hay gọi là cấm khẩu đó. Niệm Phật mà những người bị trúng gió, á khẩu không được vãng sinh. Trúng gió tức là các cơ của mình đã bị đớ rồi niệm Phật không được. Có nhiều người còn cẩu thả như thế này nữa chứ!…
Người niệm Phật không mong cầu phước báu thế gian
– Cái miệng tôi niệm không được mà cái tâm tôi niệm được.
Đâu có được! Những sợi dây thần kinh nó đã liệt rồi, đến nổi nó điều khiển cái lưỡi không được làm sao nó điều khiển cái tâm? Thì tất cả những cái đó nó chìm trong sự mê man bất tỉnh không biết gì nữa cả. Còn tâm nào đâu nữa mà niệm?
Xin đừng có cẩu thả chuyện này. Phải tập niệm ngay từ bây giờ. Cho nên tôi thấy công cứ nó hay vô cùng. Quý vị niệm mà không lập công cứ… mình thì cứ tưởng niệm giỏi, nhưng hãy mở cái công cứ ra mà ghi thử coi? Trời ơi!… Sao mà trống rỗng thế này nè! Một ngày mình niệm chưa đến một ngàn câu Phật hiệu. Một ngàn câu Phật hiệu thì làm sao điền xong được một tờ công cứ đó? Thấy thế mới giựt mình! Thôi thôi! Ngày mai tôi sẽ ráng niệm hai ngàn, ba ngàn. Công phu tự nhiên tăng lên. Tăng lên như vậy thì tự nhiên một tháng sau ta tô tràm tờ công cứ đó. Điều này chứng tỏ là công phu niệm Phật của mình đã tăng lên.
Có bắt đầu đi thì tự nhiên thành công đến. Không chịu bắt đầu đi, thì cứ đứng yên tại chỗ. Dòng đời lúc nào cũng tiến, mình đứng lại tức là lùi. Đạo pháp cũng vậy, lúc nào cũng phải tiến, nếu không tiến thì lùi. Nhất định đây là cái quy luật của pháp giới.
Chính vì vậy, muốn cuối cùng mình niệm được câu A-Di-Đà Phật, thì phải tập sự ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ tới chuyện “Nhất tâm bất loạn” làm chi. Hãy nghĩ tới chuyện vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Nhất định nếu chúng ta hạ quyết tâm từ bây giờ thì chắc chắn con đường vãng sinh không thể nào A-Di-Đà Phật bỏ rơi ta được…
Tại vì ta lơ là, bỏ rơi con đường vãng sinh, nên dù Ngài thương chúng sinh tới đâu mà cũng không cứu được là như vậy đó!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm