Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú, cầu nguyện để chữa bệnh là hợp với khoa học (II)
Các cuộc nghiên cứu của các chuyên gia Petrovic, Fuente-Fernandez, Colloca và Benedetti cùng các đồng nghiệp cũng như các chuyên gia thần kinh miễn nhiễm học cho thấy khi chúng ta có niềm tin thì niềm tin này có tác dụng chữa trị bệnh tật giống như thuốc men uống vào để trị bệnh.
Niềm tin có tác dụng chữa trị bệnh tật
Các cuộc nghiên cứu của các chuyên gia Petrovic, Fuente-Fernandez, Colloca và Benedetti cùng các đồng nghiệp cũng như các chuyên gia thần kinh miễn nhiễm học cho thấy khi chúng ta có niềm tin thì niềm tin này có tác dụng chữa trị bệnh tật giống như thuốc men uống vào để trị bệnh.
Khoa học hiện nay xem niềm tin là một yếu tố quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật. Giáo sư Petrovic trong cuộc nghiên cứu tìm hiểu vùng não nào gia tăng hoạt động, khi có nhiều kết quả trong việc làm giảm đau theo niềm tin, thì thấy mỏ trước bó khuy (anterior cingular cortex) trong bộ não hoạt động nhiều.
Còn hai giáo sư chuyên gia về tác động của niềm tin chữa trị bệnh tật là Colloca và Benedetti thực hành các cuộc nghiên cứu về chữa trị theo niềm tin thì tìm thấy các vùng thần kinh có nhiệm vụ chuyển tín hiệu đau nhức như vùng đồi thị và thùy đảo trong bộ não hoạt động chậm lại. Do đó mà những bệnh nhân tham gia cuộc nghiên cứu thấy giảm đau nhức.
Nói khác đi, khi chúng ta có niềm tin thì niềm tin này có tác động chữa trị giống như thuốc men uống vào để trị bệnh. Sự liên hệ giữa hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm được khảo cứu trong môn học mà nhà miễn nhiễm học được giải thưởng Nobel y khoa Niels Kaj Jerne gọi là khoa thần kinh miễn nhiễm học (neuro-physico-immunology). Các cuộc nghiện cứu trong khoa này càng ngày càng phong phú. Ngay cả những người bị chứng run tay Parkinson tin thuốc mình uống là thuốc để trị bệnh, trong khi họ chỉ được các bác sĩ trong cuộc nghiên cứu về tác dụng của niềm tin cho uống viên thuốc giả không có dược liệu, mà họ vẫn hết bị chứng run tay.
Qua các cuộc thử nghiệm, niềm tin được khoa học xác nhận là một yếu tố quan trọng đóng góp vào việc chữa trị bệnh tật. Do đó, trong sinh hoạt tôn giáo có niềm tin của Phật giáo, sự thực hành cầu nguyện với niềm tin để chữa trị bệnh tật, làm cho hết đau nhức và phối hợp thực hành cùng với sự chăm sóc của bác sĩ trong tiến trình chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe là điều cần thực hiện ở các khóa lễ và trong những lễ cầu an riêng biệt cho người Phật tử có nhu cầu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết các cuộc nghiên cứu cho thấy có những thứ bệnh mà thuốc men và cầu nguyện không làm hết được như chứng liệt kháng (AIDS/SIDA) nhưng cũng làm giảm bớt các hội chứng như đau nhức, mệt mỏi, căng thẳng hay làm vi khuẩn HIV chậm phát triển lại nên bệnh nhân sống lâu hơn và đời sống có phẩm chất hơn.
Chúng ta có thể lấy ví dụ từ một cuộc nghiên cứu về tụng kinh niệm Phật làm gia tăng số lượng bạch cầu chống vi khuẩn HIV trong một cuộc nghiên cứu tinh vi kéo dài trong sáu tháng tại Việt Nam do giáo sư tiến sĩ Phạm Thị Phi Phi thuộc trường Đại Học Y Hà Nội thực hiện với sự tham dự của 28 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HIV.
Theo giáo sư Phi, khi vi khuẩn HIV vào cơ thể thì số lượng bạch cầu CD4T bị giảm sút nhanh chóng và khó có thể trở lại mức bình thường trước đây. Cùng với bạch cầu này, tổng lượng cầu lympô giảm, nhất là bạch cầu CD3T. Các bệnh nhân tham dự cuộc nghiên cứu này được hướng dẫn thực hành tụng kinh Phật trong sáu tháng, họ tụng hàng ngày hay hàng tuần tại nhà và một tháng một lần tại chùa. Cuộc nghiên cứu cho thấy các chỉ số tế bào miễn dịch chống vi khuẩn HIV đều tăng trong sáu tháng. Đây là một cuộc nghiên cứu rất đặc biệt về tác dụng của tụng kinh niệm Phật trong sự hỗ trợ trị liệu chứng bị nhiễm vi khuẩn HIV và bệnh liệt kháng, vì các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Âu Châu chỉ cho các bệnh nhân thực hành thiền trong các cuộc nghiên cứu mà thôi.
Kết quả nói trên cho thấy hai phương pháp tụng kinh niệm Phật và ngồi thiền đều có hiệu quả tích cực trong sự hỗ trợ điều trị chứng nan y này để giúp gia tăng phẩm chất đời sống người bệnh.
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm