Niệm Phật vãng sanh chỉ có hai hạng người

Người niệm Phật vãng sanh chỉ có hai loại người, người thiện căn sâu dày và người phước đức sâu dày. Người thiện căn sâu, hiểu rõ đạo lý này, kiên định tín tâm, không hề thay đổi.

Chúng ta có thiện căn, có phước đức, nhưng thiện căn phước đức đều không viên mãn, đều không đủ, cho nên Phật dùng Kinh giáo, giảng Kinh nói pháp, dùng phương pháp này để nâng cao thiện căn của chúng ta, để bổ túc thiện căn của chúng ta. Chúng ta chân thật ở Giáo hạ làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, tín tâm của chúng ta kiên định, nguyện tâm khẩn thiết thì ngay đời này thành tựu.

Người phước đức sâu dày, chính là thông thường chúng ta gọi là người lão thật, họ rất nghe lời; bảo họ niệm Phật, họ liền lão thật thành thật niệm Phật; bảo họ không nên khởi vọng tưởng thì họ không khởi vọng tưởng.

Người như vậy ngay trong một vạn người khó tìm được một người. Họ chắc chắn sẽ thành tựu, vãng sanh có tướng lạ rất tốt. Không chỉ vãng sanh cõi Phật có tướng lạ, mà đời sau nếu có thể sanh đến trời người cũng đều có tướng lạ rất tốt. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, chúng ta phải tường tận.

Quán Thế Âm Bồ tát khuyên người niệm Phật

Niệm Phật vãng sanh chỉ có hai hạng người  1
Then chốt là trong tất cả thời, tất cả lúc, trong mỗi niệm đều có A Di Đà Phật, ngày ngày thân cận A Di Đà Phật, mỗi niệm không quên A Di Đà Phật.

Cho nên khi gặp người vãng sanh tướng hảo, tướng đẹp lạ, chúng ta không có trí tuệ, không có thần thông, không biết được rốt cuộc họ có vãng sanh Thế giới Cực Lạc hay không, thế nhưng có thể hoàn toàn khẳng định, họ tuyệt đối không đọa ba đường ác. Cho nên Đại Sư Thiện Đạo dạy chúng ta những lời này, chúng ta phải ghi nhớ, phải tường tận, phải ghi nhớ là trong lòng chỉ vướng bận duy nhất chính là A Di Đà Phật. Cách niệm Phật này được, có thể vãng sanh, nhưng là niệm Phật tiêu cực, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc phẩm vị không cao. Làm thế nào để nâng cao phẩm vị? Phải niệm Phật tích cực. Niệm Phật tích cực là như thế nào? Giúp đỡ tất cả chúng sanh niệm Phật, đây là tích cực.

Chúng ta niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, đây đều là ở trên quan niệm làm một sự thay đổi to lớn. Ta niệm Phật không phải vì chính ta, mà vì hư không pháp giới tất cả chúng sanh. Vậy thì chúng ta phải niệm Phật bằng cách nào? Trong đoạn nguyện văn này nói với chúng ta: “Phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục Ba La Mật, kiên cố bất thoái, phục dĩ thiện căn hồi hướng”.

Làm ra một tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh xem, đây chính là chân thật vì hư không pháp giới tất cả chúng sanh mà niệm Phật, “tâm – nguyện – giải – hành” của chúng ta cùng A Di Đà Phật hoàn toàn tương ưng. Người như vậy niệm Phật, xin nói với các vị, rất dễ dàng được lý nhất tâm bất loạn, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc là thượng thượng phẩm vãng sanh, thượng bối thượng phẩm; sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì hoa khai kiến Phật, vừa vãng sanh liền thành tựu, không cần trải qua mười hai kiếp, ngay đến nửa kiếp cũng không cần. Chúng ta như vậy mới tường tận.

Trên Kinh Phật nói với chúng ta, ở Thế giới Ta Bà tu hành một ngày thì bằng với Thế giới Tây Phương Cực Lạc tu hành một trăm năm. Thế giới Ta Bà không tệ, thế nhưng tu hành ở Thế giới Ta Bà có lên, có xuống, lên thật cao, xuống thật thấp. Còn tu hành ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc là bình ổn, ổn định, không có lên xuống, cho nên thời gian phải dài.

Chúng ta ở ngay nơi đây, chỉ cần hiểu được đạo lý này, như lý như pháp tu học thì thành tựu cao, siêu vượt người bên đó dụng công. Nếu như bạn không hiểu được đạo lý này, không hiểu được những phương pháp này, thì tuy là niệm Phật nhưng không bằng ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc bình ổn, ổn định.

Hay nói cách khác, Thế giới Ta Bà giống như các bạn đầu tư vậy, mạo hiểm rất cao, có thể kiếm lợi rất lớn, thế nhưng cũng có thể lỗ sạch. Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì rất bình ổn, không có lên xuống. Chúng ta phải nắm bắt cơ hội này, chúng ta phải nâng cao, không nên để rơi xuống thấp, rơi xuống thấp sẽ rơi đến ba đường ác, nâng cao thì ngay đời này liền thành Phật.

Then chốt là trong tất cả thời, tất cả lúc, trong mỗi niệm đều có A Di Đà Phật, ngày ngày thân cận A Di Đà Phật, mỗi niệm không quên A Di Đà Phật. Danh hiệu “A Di Đà Phật”, chúng ta đã in ra rất nhiều giấy dán, ở nơi nào dễ nhìn thấy thì chúng ta dán lên. Mục đích để làm gì? Để chúng ta mỗi giờ mỗi phút đều có thể nhìn thấy danh hiệu của Phật, xem thấy hình tượng của A Di Đà Phật, mỗi giờ mỗi phút không lìa khỏi A Di Đà Phật. Chúng ta in tấm nhỏ, mọi người gọi là thiệp Phật, tấm thiệp nhỏ in tượng Phật, để bạn mang theo bên người. Đó không phải bùa hộ thân, mà để bạn mỗi giờ mỗi phút mang ra nhìn, ta niệm A Di Đà Phật, ta nghĩ A Di Đà Phật.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 138.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Thế nào là người đại thiện hay đại ác?

Phật giáo thường thức 15:35 04/04/2025

Số mạng của mỗi người trong đời này vốn đã được định sẵn, nếu không có đại thiện hay đại ác thì số mạng đại khái chạy theo số đã định. Chúng ta thường hay nghe nói đến “Một đời toàn là mạng, một chút cũng không do người”, đây là đang nói đến một người trong đời này không có đại thiện hay đại ác.

Những người tội lỗi rất đáng được thương yêu tha thứ phải không?

Phật giáo thường thức 09:56 04/04/2025

Kính thưa Thầy, chị con gần 60 tuổi, từ nhỏ đến giờ rất khổ vì vô minh, có nhiều tham sân si phiền não, làm khổ mình, làm khổ ba mẹ con và những người trong gia đình nhưng không muốn biết đạo, đừng nói chi đến tu tập...

Xác định thiện và ác

Phật giáo thường thức 09:18 04/04/2025

Thiện và ác, tốt và xấu... nếu đơn thuần chỉ là do quan niệm, do khái niệm của con người thì không biết căn cứ vào đâu để phân định. Bởi đã là quan niệm thì mỗi người sẽ có quyền quan niệm theo cách của mình, không giống với quan niệm của người khác.

Sự vi diệu của công đức nghe pháp

Phật giáo thường thức 08:20 04/04/2025

Một mảnh đất mà muốn gieo những hạt giống tốt phải dọn sạch cỏ. Muốn đặt chân vào mảnh đất thực tại phải quét sạch hết những tập khí dư thừa. Muốn được như thế chúng ta phải lắng tâm nghe pháp và tu học.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo