Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/01/2021, 09:02 AM

Nỗi lòng đón Tết xứ người

Con tôi hỏi: “Tết nầy mình có về quê như những năm trước không ba mẹ?”. Vợ tôi im lặng rất lâu mới có được câu trả lời “Không con” với đôi mắt đỏ hoe hoe. Con tôi lại hỏi: Sao không về?

Tết nay nhớ mẹ

Con thích ăn tết dưới quê lắm. Cái gì cũng lạ, cũng thiệt, ở thành phố ồn ào quá, chỉ toàn là kẹt xe, ăn nhậu, đánh nhau, ngộ độc, pháo bông…có gì mới đâu. Vợ tôi trả lời “Năm nay ba mẹ bận trực cơ quan, vã lại sợ lại kẹt xe như những năm trước”. Tôi hiểu vợ mình lần đầu tiên đã nói dối với con trong sự đồng tình bất lực của tôi.

Xa quê đã trên 30 năm mưu sinh nơi xứ lạ quê người, dẫu có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm nhưng chúng tôi vẫn thiếu vắng cái tình thân tộc, thiếu vắng hồn cốt quê hương.

Tôi nhớ đôi mắt tròn xoe ngạc nhiên khi cháu nhìn thấy những con ngựa kéo theo những chiếc xe thổ mộ lốc cốc tiếng vó trên những nẻo đường quê đưa người đi chợ tết; cháu cứ đứng nhìn chăm chăm những đôi trâu xoay tròn đạp lúa trong tiếng hô “Ví, thá” rất lạ thường. Ngồi cạnh bà để đun nồi bánh tét cháu cứ hỏi “bao lâu thì bánh chín hả nội?”. Thấy tôi đốn tre làm cây nêu đầu ngõ cháu cứ thắc mắc “ ba làm cây đó để mà chi cho mất thời gian”. Theo chân ba mẹ đi tảo mộ ngày xuân, con tôi cứ hỏi liên tục “Mấy cái “mả” này của ai mà năm nào mình cũng phải về làm cỏ, đốt nhang, cúng kiến vậy bà mẹ?”

Nhiều. Rất nhiều câu chuyện kể vui có thật về những năm đầu về quê ăn tết của con tôi. Nay thì cháu đã khác bởi đã dần quen, dần hiểu cái nghĩa, cái tình, cái đẹp dân dã chốn quê nghèo khi xuân về, tết đến. Có những điều rất mộc mạc, chân quê nhưng chốn đô thành không làm sao có được. Cháu đã dần hiểu ra rằng: không đâu đẹp hơn quê hương của mình qua những câu chuyện kể của người lớn; qua những hình ảnh, việc làm rất lạ, rất thật ở vùng nông thôn còn lắm khó khăn.

Hình ảnh sum vầy đoàn tụ bên nhau cùng gói bánh chưng là điều mà nhiều người Việt xa quê mong mỏi. Ảnh minh họa.

Hình ảnh sum vầy đoàn tụ bên nhau cùng gói bánh chưng là điều mà nhiều người Việt xa quê mong mỏi. Ảnh minh họa.

Mẹ và những nỗi nhớ nao lòng

Tôi nhớ những cái tết bị “kẹt đường về quê” hàng giờ trong cái nắng chang chang trên các quốc lộ, con tôi vẫn cứ cười, cứ vui và an ủi vợ chồng tôi: “Không sao đâu, con chịu nắng được mà. Tết thì kẹt xe thôi. Quan trọng là chắc thấy nhà mình về ăn tết chắc bà nội, bà ngoại mừng cho coi”. Tôi nhìn con, đứa trẻ lên 7 tuổi với niềm hạnh phúc vô chừng. Cháu đã biết nhớ quê trong những ngày tết đến.

Vậy mà năm nay chúng tôi đón tết xa quê trong nỗi buồn da diết, trong sự xốn xang khi nghĩ đến những ánh mắt mong chờ của các bà mẹ trên bến sông quê. Hoàn toàn không có chuyện trực cơ quan ngày tết như lời vợ tôi nói với con, tất cả chỉ vì năm nay kinh tế gia đình tôi đặc biệt khó khăn; vợ tôi mất việc làm ở xí nghiệp chế biến hầu như cả năm vì cơn đại địch Covid-19, việc làm của tôi cũng chẳng khả quan hơn. Ngày tết cận kề nhưng theo thông báo sẽ chỉ lãnh tiền thưởng “ tượng trưng”, số tiền chưa thấm vào đâu so với lộ phí về đón tết trong khi còn bao việc để mua sắm: quà tết cho các mẹ; thực phẩm tiêu dùng; iền “lì xì” cho lũ trẻ họ hàng; tiền mua sắm vật cúng, trang hoàng bàn thờ tổ tiên; tiền đi thăm hỏi người thân, dòng tộc…Năm nay các con đường, các cầu giao thông đã trong tư thế sẳn sàng thông thoáng, vậy mà vợ tôi lại nói “sợ bị kẹt xe như những năm trước”. Tôi xót lòng và hiểu rằng: đó là lý do không trung thực để tránh né nguyên nhân không về quê đón tết năm nay.

Có lẽ đã hình dung được câu chuyện khó khăn, mẹ tôi gọi điện nói: “mẹ và chị sui khỏe lắm, con con đừng lo. Năm nay dịch bệnh cô vít gì đó nên thôi tụi bây khỏi về, vã lại mẹ cũng biết tụi bây làm ăn  hổng có suôn sẽ như mọi năm nên về chi cho tốn tiền, tốn bạc. Ở đây có bà con tới lui mẹ cũng bớt buồn. Nhắc thằng nhỏ học hành tử tế, đừng có mê chơi, rảnh thì gọi điện “ thại” dìa thăm mẹ và bà ngoại nó nghe. Qua tết mẹ sắp xếp lên thăm tụi bây sẳn đem cho bây mấy đòn bánh tét nhưn chuối, mấy chục bánh lá dừa với con gà trống cùng mớ rau tập tàng. Vậy nghe”.

Chỉ nghe đến chừng ấy là tôi đã bật khóc dù hết sức kiềm chế. Ba tôi mất đã hơn 40 năm, tôi là con trai duy nhất trong nhà nên không năm nào vắng mặt để đón tết với mẹ. Vậy mà…Có lẽ dưới quê sau khi cúp máy, mẹ tôi cũng đang khóc. Tính mẹ là vậy. Nói cứng cõi là thế nhưng sau đó sẽ là những giọt nước mắt vì thương con, nhớ cháu. Đây là năm đầu tiên mẹ tôi đón tết một mình trong nỗi quạnh vắng bên con rạch đang nở rộ những cánh mai vàng. Đây cũng là năm đầu tiên tôi đón tết xa quê trong tâm trạng xót xa nhung nhớ đến nao lòng.

Mẹ! Tết nầy con không về nhưng luôn nhớ mẹ khôn nguôi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm