Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/03/2014, 11:49 AM

Nữ phật tử Hà Nội và dấu ấn đặc biệt về Lễ Kỷ niệm Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Ngày 08/02/Giáp Ngọ (08/03/2014), tại hội trường tầng 15 tòa nhà Việt Á, phố Duy Tân,Cầu Giấy, đạo tràng phật tử Phúc Tuệ Song Tu đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia (08/02), đồng kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03 nhằm tôn vinh người con gái của đức Phật,và đây cũng là lễ ra mắt chính thức của chi nhánh đạo tràng Phúc Tuệ Song Tu ở Hà Nội.

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm thanh tịnh, dưới sự chứng minh chủ trì của ĐĐ.Thích Thanh Văn, trụ trì chùa Vân Phong, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, cùng sự tham dự của cư sĩ Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội, Chủ tịch tập đoàn Việt Á, cùng bà Đoàn Thị Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Hà Nội, Chủ tịch tập đoàn Hiệp Hưng; và sự có mặt của đông đảo thiện nam, tín nữ khắp nơi tụ về.
     
Trong không khí hân hoan đón mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, trên khắp địa cầu của hàng vạn trái tim đang hướng về yêu thương, đạo tràng đã long trọng tổ chức buổi liên hoan để mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, tràn đầy yêu thương trong tình thần tương thân tương ái với chủ đề “Hạnh phúc đích thực”.
 
Đồng thời, theo Âm lịch, hôm nay 08/02 cũng là ngày mà hơn 2.600 năm về trước, tại xứ Ca Tỳ La Vệ của đất nước Ấn Độ cổ đại, Đông cung Thái tử Tất Đạt Đa đã giã từ ngôi báu, bỏ lại cung vàng điện ngọc, tạ từ vợ đẹp con ngoan, đêm khuya vượt thành xuất gia, tìm cầu chân lý giác ngộ, để đem lại tuệ giác giải thoát cho nhân loại, những người con Phật đã hội tụ về đây, để làm lễ “Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia”, cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc.
   
Đặc biệt, để gieo duyên lành cho mọi người được thấm nhuần mưa Pháp, sống an lành trong ánh hào quang của đức Thế Tôn, đưa những lời dạy quý báu của đức Phật đại giác vào cuộc sống, để hằng phút hằng giây, mọi người đều được an lạc, thảnh thơi như đang dạo chơi ở cõi Tịnh độ; ĐĐ.Thích Thanh Văn thành lập Hội Phật tử Phúc Tuệ Song Tu tại Hà Nội, bên cạnh Hội Phật tử Phúc Tuệ Song Tu tại bản tự Vân Phong (Quảng Ninh).
 
Vào thời khắc thiêng liêng, ngày đánh dấu mốc son lịch sử của cuộc đời Thái tử xuất gia cầu đạo giải thoát cho cõi nhân sinh, lại trùng với ngày cả nhân loại tôn vinh một nửa thế giới. Điều đó như một minh chứng cho thấy vai trò của quý Ni giới họ Kiều Đàm, và nữ Phật tử luôn hữu ích trong sự nghiệp xiển dương chính pháp của Tăng đoàn Phật giáo; bởi kim chỉ nam của sự nghiệp cao cả ấy là ban vui cứu khổ cho con người, trong đời sống thường ngày, phụ nữ thường gánh vác và chịu đựng nhiều áp lực tinh thần hơn nam giới về nghĩa vụ gia đình – xã hội, vậy nên một sự thật hiển nhiên rằng có nhiều tín nữ tìm đến nương tựa cửa Phật hơn các thiện nam, trong khi chỉ có ngươi nữ hiểu được tâm lý của người nữ để có thể chọn phương thuốc cứu khổ khế hợp nhất.
     
Thật vậy, lật lại những trang sử, kể tử đêm 08/02 Thái tử xuất gia, vào rừng tầm sư học đạo, sau đó tu khổ hạnh sáu năm ròng, để thấu hiểu mọi nỗi thọ khổ của chúng sinh, thay chúng sinh chịu mọi đắng cay, Ngài ăn mỗi ngày chỉ một hạt mè, thật không có nỗi thống khổ và sức kham nhẫn nào lớn lao hơn sự khổ hạnh ấy. 
       
Điều đó khiến Ngài thân thể tiều tụy suy kiệt, không còn sức lực. Nữ tín chủ Sujata dâng cúng đức Phật bát sữa, Ngài mới tỉnh lại, tinh thần minh mẫn sáng suốt, để tìm ra con đường Trung đạo hài hòa dẫn đến chứng ngộ đạo giải thoát sinh tử cho cả cõi nhân sinh còn mãi qua ngàn năm đến nay.
     
Bởi vậy, đức Phật tán thán công đức cúng dáng của thí chủ Sujata lớn lao nhất, trong mọi công đức cúng dàng đến Ngài trong suốt 80 năm Phật trụ Ta bà. Vì trong giai đoạn quan trọng đó, nếu không có người cứu Ngài, hôm nay chúng ta đã không có đạo Phật, người đó lại là một sơn nữ.
   
Rồi từ đó, trong suốt quãng đời 49 năm Thế Tôn truyền bá đạo màu, tùy duyên hóa độ chúng sinh vô cầu, có một nữ tín chủ khác – bà Visakha với cuộc đời viên mãn phúc báo và công đức đã hết lòng kính trọng và hộ trì Tam Bảo. Đến nỗi, ông bố chồng bà suýt trừng phạt bà mà không thành, vì bà đã bạch với vị Tỳ kheo đến khất thực trước nhà rằng: “Bố chồng tôi đang ăn thức ăn của ngày hôm qua”, khi ông bố chồng này đã cương quyết không cúng dàng cho Chư tăng.   
 
Nhân đó, bà Visakha đã để lại cho hàng hậu lai bài học quý giá về phúc báo và công đức cúng dàng và bố thí. Câu nói “ ăn thức ăn của ngày hôm qua” là ẩn dụ về phúc báo của thiện nghiệp từ kiếp quá khứ cho cảnh giàu sang kiếp này. Phúc báo của quá khứ cũng mau hết như thức ăn cũ từ ngày hôm qua bỏ thừa lại; nếu con người không biết tiếp nối phúc báo đó bằng những công đức cúng dàng bậc đáng kính, và bố thí cho người đáng thương, phúc báo của quá khứ liệu được duy trì được bao nhiêu lâu nữa?
   
Dân gian có câu tục ngữ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, bố thí bình thường vốn đã quý hóa, nếu người người biết bố thí cho một người vô cùng nghèo đói tiều tụy vì nhịn đói nhiều ngày, một món vật thực ngon lành, thì niềm hạnh phúc ấy đối với họ cũng vô biên, và món vật thực ấy cùng công ơn bố thí, người ấy sẽ nhớ suốt đời, không có món nào ngon hơn món vật thực đúng lúc đó. 
   
Năm 2014, ngày Thái tử xuất gia trùng với ngày tôn vinh người con gái đức Phật, ngày ấy:

“Hoa lòng nở rộ khắp nơi nơi
Mưa rắc hoa trời vẫn kém tươi
Đóa hoa đạo lý nguyện dâng cúng
Muôn đời gió nghiệp thổi không rơi”
   
Sau khi Thầy đã ban bố pháp ngữ để hàng thiện nam tín nữ được ân triêm pháp nhũ, lễ Quy y Tam Bảo đã diễn ra trang nghiêm thanh tịnh, trong tiếng phát thệ nương tựa vào Tam Bảo và nguyện giữ trọn năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Thầy dạy rằng, lời phát thệ nguyện giữ giới trước Tam Bảo chính như lời hứa với tự tính sáng suốt, hòa hợp bên trong Tâm mỗi người, lời hứa ấy có năng lực kiềm chế con người khỏi phạm lỗi, vì chữ tín đối với mọi người khá quan trọng, chữ tín có thể coi như danh dự của chúng ta vậy. 
   
Chương trình tiếp nối với Nghi lễ hoa đăng và phóng sinh. Đây là giây phút quan trọng, giây phút của những người con Phật một lòng hướng về đấng Từ Phụ nhân kỉ niệm ngày xuất gia tầm đạo của Ngài. Giây phút ấy, toàn thể đại chúng lắng lòng thanh tịnh quán chiếu nội tâm của mình, để thấy được những tâm tư vi tế trong sâu thẳm của tâm hồn. Từ đây, tuệ giác được hiển bảy, tình thương được khơi nguồn, hạnh phúc có mặt trong từng phút giây hiện tại. 
   
Lễ kỉ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia (08/02), đồng kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 nhằm tôn vinh người con gái của đức Phật đã hoàn mãn trong niềm hỷ lạc vô bở của toàn thể đạo tràng Phúc Tuệ Song Tu. Hạnh phúc thay. Một đạo tràng trang nghiêm. Một đạo tràng thanh tịnh. Cùng ngồi lại bên nhau. Cùng niệm danh hiệu Phật. Để cứu đời khổ đau. Đem lại niềm tin yêu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm