Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2022, 08:41 AM

Nuôi dưỡng định tâm

Ai trong chúng ta cũng đã từng lăng xăng “bà tám”, nhưng có ai can đảm ở một mình hàng giờ đồng hồ mà không thốt ra tiếng nào chưa? Nghệ thuật của sự thinh lặng nằm trong nỗ lực của bạn, cảm giác thú vị biết bao như đang được sống ở Tịnh độ.

Tản mạn

Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng vội vàng và tốc độ. Căng thẳng có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu bạn đang dừng chân ở một góc phố sầm uất và quan sát, sẽ nhận ra hầu hết họ đều bồn chồn – được thể hiện trên khuôn mặt đầy vội vã. Họ làm cho bầu không khí quanh họ bỗng trở nên căng thẳng. Họ là hiện thân của sự đuổi bắt và bất an. Khó có thể bắt gặp được một dung nhan điềm tĩnh, dịu dàng đầy thoải mái trong bức tranh cộng đồng. Và đây là hiện thực của đời sống hiện đại hóa!

Đặc trưng của thế giới ngày nay được mặc định là hấp tấp, vốn không hợp cho những quyết định mang tính sáng suốt và dễ dẫn tới thiếu thận trọng trong mọi hành vi. Trong khi giao tiếp bình thường, chúng ta ngẫu hứng cao giọng và kết thúc trong đau họng, miễn sao cảm thấy vui là được. Stress sinh ra, làm nền tảng cho những biến đổi, gây ra hậu quả về các chứng bệnh rối loạn tâm lý lẫn thể chất. Có phải ánh đèn đỏ dần thay thế cho ánh đèn xanh trên cây cột đèn giao thông cũng đủ khiến bạn khó chịu rồi không? Như thể nó là một sự đe dọa hay khủng bố tinh thần thật sự. Rồi thì, chúng ta là hiện thân của sự bất an và không hạnh phúc.

“Đặc sản” của thời đại này còn là tiếng ồn. “Âm nhac là đam mê bất tận” – những fan cuồng của âm nhạc nói thế. Nhưng thực tế, âm nhạc thôi chưa đủ “phê”, mà còn phải sôi động nữa. Nhạc giật gân, remix mới đủ thỏa mãn sự phấn khích trong ta. Sống ở thành phố lớn, chúng ta nào có thời gian để suy xét lại về những âm thanh xung quanh mình. Chúng ta hòa làm một với thế giới tiếng ồn. Đâu biết stress âm thầm đến và tàn hại chúng ta: đau tim, ung thư, căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ. Nguyên nhân do bất ổn tâm lý từ sự căng thẳng thần kinh. Đây là hệ quả của đời sống quá đề cao vật chất mà xem nhẹ tinh thần.

Bất mãn lấy đi định tâm của bạn

hoangphap_nuoi-duong-dinh-tam_full_24382022_103808

Sự thinh lặng quý giá

Kiệt sức, lao lực tỉ lệ thuận với tần suất làm việc, sinh hoạt của chúng ta. Mọi người thường trở về nhà sau một ngày căng não. Như một điều tất yếu, thần thái của chúng ta bị “bay màu”. Lúc này, chúng ta dễ dàng bị kích động khi thấy lỗi người khác và thế là một cuộc cãi vã diễn ra. Hội chứng mất ngủ thường xuyên lui tới như một người bạn tâm giao. Nói không ngoa, đó chính là biểu hiện của cơ thể và tâm trí con người thời đại 4.0.

Tôi muốn bạn nhớ rằng, hãy tạo khoảng cách nhất định với bộn bề công việc, hãy vứt ra khỏi tâm trí những bận rộn, hãy tạo cho mình một “thần thái” thật tốt. Đến khi cảm thấy thúc bách, chúng ta sẽ tự động rời xa nơi phồn hoa đô hội và tìm về sự bình lặng trong tâm hồn, bằng Yoga hoặc thực tập thiền. Ngồi im và quán sát sự thinh lặng của đất trời. Chúng tôi đã thực tập như thế rất tốt. Thật sai lầm khi ai đó nghĩ rằng, người mạnh mẽ phải là người ồn náo, đầy danh tiếng và bận rộn. Thinh lặng là vàng bạn ơi! Thinh lặng rất quý giá bạn ơi! Chúng tôi chỉ mở miệng khi thật sự cần thiết. Chân hạnh phúc là làm mọi việc trong trạng thái thinh lặng quán sát. Quan trọng lắm đó! Chúng tôi gọi đấy là thực tập thiền (tịnh khẩu – tịnh tâm).

Ai trong chúng ta cũng đã từng lăng xăng “bà tám”, nhưng có ai can đảm ở một mình hàng giờ đồng hồ mà không thốt ra tiếng nào chưa? Nghệ thuật của sự thinh lặng nằm trong nỗ lực của bạn, cảm giác thú vị biết bao như đang được sống ở Tịnh độ.

Mỗi bước chân thảnh thơi đi giữa bao ồn ào, náo nhiệt, chính là đang thiết lập Tịnh độ nhân gian. Chúng ta phải dành thời gian cho sự lui về, quay vào tìm sự thinh lặng. Hiện tại và cả tương lai, hãy để nó lại với bao cảm xúc tốt lẫn xấu. Giây phút này là biểu hiện của tự tại, thong dong. Cái mà người đời gọi là cô đơn đó, ta lẳng lặng quay vào nghiền ngẫm giá trị của cuộc sống mình. Thiền ngay chốn này. Đây là lối về định tâm. Rồi chúng ta sẽ nhận ra được giá trị bản thân mình muốn gì, là ai, khắc phục lỗi lầm, nguyện không tái phạm trong những lỗi nhỏ nhặt nhất. Sống như vậy tưởng chừng như lãng phí thời gian, nhưng không! Đây là cả quá trình để hoàn thiện nhân cách, là tài sản thật sự mà mình có thể sở hữu, giúp làm mới công việc và những thói quen không tốt cố hữu. Nếu chúng ta thực sự lánh xa tật xấu và dành ra một vài ngày tĩnh lặng quán niệm, bạn sẽ tiến bộ rất nhiều so với trước kia. Chắc chắn đây không phải là “vô công rỗi nghề” hay “nhàn cư vi bất thiện”, mà là cách để làm mới toàn bộ cơ thể, tinh thần lẫn trí óc. Lợi ích không thể nghĩ bàn: chúng ta có khả năng trực nhận những ý nghĩ, cảm xúc, từ đó làm chủ hành vi xuất phát từ những tư tưởng cuồn cuộn bên trong, khám phá được con người thật của mình. Quả là tuyệt vời đúng không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm