Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/06/2022, 07:49 AM

Nuôi dưỡng hạt giống lành

Chủ đề Nuôi dưỡng căn lành gợi chúng ta nhớ đến kinh Pháp hoa, Phật dạy có bốn điều kiện để làm Phật, hay để có kinh Pháp hoa,. Một là phải có căn lành, nếu chưa có căn lành thì phải trồng căn lành, nếu có căn lành, phải nuôi căn lành cho lớn lên.

Ngược lại căn lành là niệm ác. Người nhận lầm niệm ác là căn lành, tức đã nhận lầm giặc là con. Phạm sai lầm như thế, lúc mới phát tâm tu thì tâm mình tốt là căn lành, nhưng vì một thời gian đã nhận lầm căn lành khiến cho căn lành bị chết và niệm ác sanh ra mà tưởng là căn lành nên cứ tiếp tục nuôi nó.

Niệm ác sanh là thế nào. Lúc ta mới phát tâm quy y đến chùa là căn lành mới bộc phát, nhưng lại gặp người đi trước rất xấu, họ là ma dẫn đường ta đi mà ta lại tưởng họ tốt, nên nghe theo và làm theo họ thì ta đã lạc vào thế giới ma. Bấy giờ, ta tụng kinh niệm Phật, nhưng tâm bên trong bị ma chi phối, đến chùa tập hợp nói chuyện sái quấy gây thêm phiền não. Phiền não nổi lên ngoài đời, ta nhờ đạo pháp dọn sạch; nhưng phiền não nổi lên trong đạo thì hơn thua phải trái làm căn lành chết, nên càng tu càng dữ, cuộc sống tệ thêm và chết vào địa ngục.

Gieo trồng và chăm sóc hạt giống hạnh phúc

Muốn nuôi lớn căn lành, chúng ta phải tìm thiện tri thức.

Muốn nuôi lớn căn lành, chúng ta phải tìm thiện tri thức.

Bồ-tát Quan Âm thương những người sai lầm, Ngài mới hiện thân vào Ta-bà nhằm gần gũi nhắc nhở chúng ta, thì Ngài hiện thân Thanh văn tu Tứ Thánh đế. Ngài là Bồ-tát nhưng tu Tứ Thánh đế để nuôi lớn căn lành cho người sai lầm. Những người khác càng tu càng sa sút, Quan Âm hiện làm người tu sống gần chúng ta, nhưng ta thấy họ không sa sút mà còn tốt hơn thì biết đó là Quan Âm hiện thân lại.

Vì vậy, muốn nuôi lớn căn lành, chúng ta phải tìm thiện tri thức. Trên bước đường tu, từ thuở nhỏ tôi đã gặp được nhiều vị thiện tri thức và tôi quan sát thấy người tu đúng, cuộc đời họ luôn thăng hoa. Chúng ta cần gặp thiện tri thức là người tu đúng đạt được kết quả tốt đẹp mới nuôi lớn được căn lành của mình. Hòa thượng Viên Giác kể rằng ở quê có thầy tu không nói chuyện với ai, thấy nơi nào dụm năm dụm ba là ông tránh, vì tập hợp lại ban đầu nói chuyện tốt, nhưng sau đó họ nói chuyện bịa đặt. Vì thế, ông tránh xa đám đông và thường tụng kinh lạy Phật, ngồi một mình tham thiền. Nhờ vậy ông tạo được quyến thuộc Bồ-đề mà chúng ta không thấy được, nên ông ngồi tu một mình nhưng không cô đơn, không cần có bạn ác tâm sự. Ngồi yên nghĩ đến Đức Phật nào thì vị đó hộ niệm, nghĩ đến Bồ-tát nào thì vị đó tới làm bạn.

Riêng tôi thích sống với người đã chết và thích sống đời sống cô độc ở trần gian, nhưng cần có pháp lữ là những vị cao tăng đắc đạo để chúng ta học được những tư tưởng lớn. Tôi thường trầm mình trong pho sách, làm bạn với tác giả là những người đắc đạo, nhờ đó căn lành của tôi từ từ lớn lên. Người mà căn lành tiêu mất thì thân khẩu ý của họ khởi lên nghiệp ác. Ý khởi nghiệp ác là muốn nhờ vả người để làm điều gì đó, nhưng việc không thành. Vì có nghiệp ác sẽ gặp nghiệp ác, nên luôn luôn có đối lập, phiền não sanh. Do ý ác khởi là tham lam, sân hận, ít ai dám gần, kèm theo si mê thì cho chuyện ác là phải. Những người như vậy, chúng ta không gần. Chỉ thân cận những pháp lữ chỉ lối đưa đường mà họ đã thành tựu pháp tu theo Phật để chúng ta phát triển trí tuệ và đạo hạnh của mình.

Vì vậy, tôi thường tìm tri thức trong giấc mơ, trong sách vở, trong thiền định. Trong giấc mơ là thế nào? Lúc mới tu, không biết Phật, Bồ-tát, nhưng trong lòng ta muốn tìm Phật và ước mơ này mạnh mẽ đến độ khiến ta ngủ mơ thấy Phật. Nghĩ ác nhiều sẽ có ác mộng. Trong giấc mơ, chúng ta thấy Phật, được nghe pháp, đó là kết quả bước ban đầu mà người thực tu có được. Người có sở đắc nói với tôi rằng lúc ngủ, họ mơ thấy đi chùa, nghe pháp, thấy Phật. Theo tôi, người này đã trồng căn lành rồi, nên trong giấc mơ căn lành này mới hiện ra.

Người tu bất đắc dĩ thì không bao giờ vui, lúc nào mặt cũng hầm hầm. Thầy này cho biết thường nằm mơ thấy đi chài lưới bắt cá và ăn mặn. Tôi khuyên thầy nên sám hối cho tiêu nghiệp ác; vì tu mà không thấy Phật, thấy ác mộng thì nguy hiểm. Có thể hiểu rằng chúng ta đã đưa vào tiềm thức từ thời xa xưa những hạt giống lành, nên từ trong giấc mơ mới thấy được việc quá khứ gần cho đến quá khứ xa. Đức Phật chứng được Túc mạng minh là Ngài nhớ lại tất cả quá khứ của nhiều kiếp xa xưa.

Trên bước đường tu, từ thuở nhỏ tôi đã gặp được nhiều vị thiện tri thức và tôi quan sát thấy người tu đúng, cuộc đời họ luôn thăng hoa.

Trên bước đường tu, từ thuở nhỏ tôi đã gặp được nhiều vị thiện tri thức và tôi quan sát thấy người tu đúng, cuộc đời họ luôn thăng hoa.

Những gì xuất hiện trong giấc mơ vì tiềm thức của chúng ta đã chứa sẵn đầy đủ những hạt giống thiện và ác, nó mới hiện lên; nếu chúng ta huân tập nhiều hạt giống ác, chắc chắn cái ác này hiện ra. Chúng ta thấy trong giấc mơ, nhưng tỉnh dậy, ta coi giấc mơ đó có phù hợp với thực tế hay không, vì giấc mơ có thể là ảo giác do chúng ta tưởng tượng nhiều. Giấc mơ có thể là hiện thực nếu đúng với thực tế. Thí dụ Thánh Đề Bà mơ thấy tên Bà-la-môn đâm ngài và thực tế cũng xảy ra đúng như vậy, ngài bị họ giết chết, nhưng ngài là Thánh đắc đạo, nên đối với ngài việc đó bình thường, là cái quả phải trả, vì kiếp trước có thể ngài từng giết người. Ngài thấu tỏ nhân quả, nên bị đâm chết, nhưng ngài không sân hận, còn đưa chiếc y cho tên này quàng vào để thoát khỏi tu viện, không bị bắt.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, trong giấc mơ thấy điềm không lành xảy ra, hôm sau tôi cân nhắc để tránh được tai họa trên bước đường hành đạo. Ngược lại, giấc mơ thấy điềm lành như tôi thấy có người thỉnh thuyết pháp, quả tình thực tế cũng có người thỉnh như vậy là giấc mơ trùng hợp với thực tế, thì tôi nhận lời đi giảng.

Phật dạy chúng ta trồng căn lành ở Phật, Bồ-tát trước và bước thứ hai có căn lành rồi, chúng ta nuôi dưỡng căn lành bằng cách thường nghĩ đến Phật, đến Bồ-tát, đến pháp và hành trạng của các Ngài. Nghĩ để nuôi lớn mối quan hệ của ta với Phật và Bồ-tát để tạo thành thế giới tâm linh. Người có căn lành sống với thế giới tâm linh nhiều hơn để nuôi lớn hạt giống lành trong tiềm thức của mình và tu như vậy, thực tế sẽ hiện ra tốt đẹp. Thật vậy, từ trong giấc mơ kết nối được với Phật và Bồ-tát thì thực tế cuộc sống của chúng ta sẽ có được thiện tri thức giúp đỡ. Nếu bước đầu tu hành không tập nuôi hạt giống lành thì đi chùa dễ trở thành người nhiều chuyện và chung quanh họ cũng toàn người xấu, mà người xấu thì luôn tranh cãi nhau.

Quan Âm Bồ-tát hiện thân làm người, nếu ta tu hạnh Thanh văn, Ngài sẽ hiện làm người bạn đồng tu với chúng ta để dạy những pháp lành và chúng ta thấy họ được kết quả tốt, chúng ta cũng nương theo. Được như vậy, tôi nghĩ ngay đến Bồ-tát Quan Âm. Có một thầy tu đặc biệt, ông nhận đồ cúng dường rồi liền bố thí lại cho người. Ông này hạn chế tối đa việc ăn mặc ở, nhưng có sức khỏe tốt, ăn đơn sơ, mặc khiêm tốn khiến các thầy khác nhận ra rằng không phải ăn nhiều mà khỏe, nhưng còn cái gì cao quý bên trong. Một hôm, ông nói rằng các thầy ở lại ráng tu, ngày mai tôi về Phật. Đúng ngày mai, ông đắp y lên chánh điện ngồi và nhẹ nhàng ra đi. Nét đẹp này làm người thấy được phát tâm tu, đó là Bồ-tát hiện thân Thanh văn tu Tứ Thánh đế. Riêng tôi gặp Hòa thượng Quảng Đức, ngài cho biết đã trì kinh Pháp hoa trong suốt 49 năm. Theo tôi, không phải đem kinh Pháp hoa tụng suốt 49 năm là trì kinh. 49 năm trì kinh Pháp hoa nghĩa là 49 năm ngài tu hành thâm nhập yếu nghĩa của kinh Pháp hoa. Kinh này Phật dạy Bồ-tát làm thế nào thì ngài làm theo. Có người tụng một ngày một bộ kinh Pháp hoa, hay lạy từng chữ trong kinh, như vậy cũng tốt, nhưng lạy rồi thì lại khởi lên niềm hãnh diện mình đã lạy được kinh. Hòa thượng Quảng Đức không phải như vậy, nhưng ngài xem trong kinh Phật dạy thế nào để theo đó hành xử. Vì vậy, kinh Pháp hoa đã thể hiện trong cuộc sống của ngài. Trong 49 năm Hòa thượng Quảng Đức trì kinh, ngài đã xây dựng rất nhiều ngôi chùa. Như vậy, chúng ta có thể hiểu xây chùa là trì kinh Pháp hoa hay không. Hòa thượng đến nơi nào, người trông thấy ngài thì liền phát tâm. Hòa thượng ở trong khu rừng, người theo ngài tu không có chỗ ở, nên người ta tự xây nhà và nơi này đã trở thành chùa, không phải ngài quyên góp tiền để xây chùa. 49 năm trì kinh Pháp hoa, ngài đi suốt mọi miền đất nước, đến đâu cũng cảm hóa người phát tâm. Năm 1963, ngài tự thiêu. Năm 2013, kỷ niệm 50 năm Hòa thượng tự thiêu. Ngài đốt nhục thân khiến tôi và nhiều người phát tâm, vì thấy ngài cao cả quá, nghĩ rằng bên trong ngài ẩn chứa điều gì cao thượng, nên chúng ta tìm bí ẩn bên trong ngài. Theo tôi, Hòa thượng Quảng Đức là hiện thân của Bồ-tát Quan Âm.

Trên bước đường tu, nhờ may mắn gặp được thiện tri thức tu có kết quả làm ta phát tâm. Nếu không may mắn gặp người xấu, ta liền khởi ý niệm ác. Gặp người tu lâu nhưng kết quả không ra sao làm chúng ta sợ, không muốn tu. Chúng ta phải nhận biết rằng họ tu sai pháp, nên tâm phiền não, thân tàn ma dại.

Trong giấc mơ, chúng ta thấy và thực tế chúng ta kiểm chứng thấy đúng, đó là Phật, Bồ-tát. Còn gặp ác ma, chúng ta tránh để nuôi lớn căn lành, vì sợ nó tác động làm chúng ta thối tâm, mất căn lành, nhất là những người mới tu, căn lành còn non nớt dễ gặp ác ma, tức thầy tà bạn ác làm thối tâm. Vì vậy, có người quy y, một khoảng thời gian ông thầy hoàn tục, chắc chắn họ sẽ không tu.

Khi chúng ta tụng kinh là công phu, nhưng miệng tụng mà ý nghĩ khác là không có công phu mà là phá pháp thì tu càng đi xuống, vì tâm là chủ, nhưng tâm hư thì miệng tụng kinh cũng vô ích, mỗi ngày tụng kinh nhưng bị đọa.

Khi chúng ta tụng kinh là công phu, nhưng miệng tụng mà ý nghĩ khác là không có công phu mà là phá pháp thì tu càng đi xuống, vì tâm là chủ, nhưng tâm hư thì miệng tụng kinh cũng vô ích, mỗi ngày tụng kinh nhưng bị đọa.

Phật tử cần ý thức rằng quy y Tam bảo tự nhận là con của Phật, sống với Chánh pháp và hội họp với chúng Tăng hòa hợp để tu. Đừng nhận lầm theo ông thầy hư hỏng. Quy y Tăng là theo sự hòa hợp. Người nào sống đúng tinh thần hòa hợp trong Chánh pháp thì chúng ta tôn trọng, họ không là thầy cũng là bạn. Nuôi lớn căn lành nhờ làm bạn với Bồ-tát vô hình và hữu hình. Chúng ta đọc thấy Bồ-tát vô hình trong kinh rồi suy nghĩ ra hạnh của họ và quan sát cuộc sống xem ai có hạnh giống Bồ-tát trong kinh. Tôi đọc kinh Pháp hoa nghe Phật nói Trì Địa Bồ-tát chuyên bắc cầu đắp đường được Phật khen ngợi là công phu đệ nhất. Người tụng kinh ngồi thiền có công phu, nhưng ngài Trì Địa đem công phu vào lợi ích lâu dài.

Khi chúng ta tụng kinh là công phu, nhưng miệng tụng mà ý nghĩ khác là không có công phu mà là phá pháp thì tu càng đi xuống, vì tâm là chủ, nhưng tâm hư thì miệng tụng kinh cũng vô ích, mỗi ngày tụng kinh nhưng bị đọa. Còn đối với Trì Địa, việc đắp đường là tu. Hạnh Cơ Bồ-tát của Nhật Bản là người thật và Trì Địa Bồ-tát là người trong kinh. Hạnh Cơ không tụng kinh lạy Phật, nhưng ngày nào ông cũng bắc cầu đắp đường và trong tâm luôn giữ sáu niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, tức niệm đạo đức, niệm thí, tức niệm giúp đỡ và niệm thiên là niệm xả, không chấp việc làm. Việc làm của ông chỉ nhắm vô sáu điều này gọi là công phu. Riêng tôi làm gì cũng nghĩ vì Phật mà làm, làm để cúng dường Phật, hy sinh cho Phật. Thầy đắp đường bắc cầu vì Phật mà làm, nên việc làm của ông gắn liền với Phật khiến người dân đi qua con đường này đều nghĩ tới Phật, nghĩa là ông đã làm cho người phát tâm. Đệ tử của Phật làm lợi ích cho đời, nên người được hưởng phải nghĩ đến Phật. Ngoài ra, ngài niệm Pháp là để tâm hết lòng làm việc lợi ích để rửa sạch việc ác, vì pháp Phật nhằm rửa sạch phiền não trần lao nghiệp chướng. Còn tụng kinh nhưng phiền não là phá pháp. Niệm Tăng là hòa hợp với tất cả mọi người, nhất là những người đồng sự. Vì vậy, mọi người hợp tác cùng làm với ngài đều vì lợi ích chung. Thứ tư là niệm giới, nghĩa là ngài làm vì lợi ích cho nhiều người, nên ngài trở thành người đức hạnh khiến người kính trọng. Tu rèn đức hạnh, dù được nhiều người kính trọng, nhưng không lấy đó hãnh diện. Còn người đền ơn mà chúng ta nhận là xong. Niệm đạo đức là phải giữ mình trong sáng, vì vậy chúng ta làm nhiều nhưng đừng kẹt việc. Thứ năm là niệm thí, ta làm tất cả để hồi hướng Pháp giới chúng sanh. Người đi qua con đường này, cây cầu này đều nhận ơn của ta, còn cho người ăn xin thì chỉ được lợi ích nhứt thời. Việc đắp đường mỗi ngày có người đi qua đều thọ ơn và mỗi ngày con đường có thể tốt thêm, thì công đức chúng ta sanh ra, nên được Phật khen ngợi là công phu đệ nhất. Việc làm được người quý trọng là biết công đức chúng ta lớn. Làm nhiều nhưng không ai nể là không có công đức. Người làm bình thường hay không làm, nhưng người quý trọng là thuộc về vô tác diệu lực nuôi lớn căn lành và được như vậy, họ không cần làm mà việc tự tốt. Kết quả cao tột này của người tu được vua Tống Nhân Tông ca ngợi là "Bang bang như ý, chủng chủng hiện thành”. Điển hình như Hòa thượng Trí Tịnh làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự trên 30 năm, sáu nhiệm kỳ, nhưng ngài không ra khỏi thiền thất, mà thành quả Giáo hội chúng ta có được là nhờ ngài. Quan sát kỹ chúng ta thấy có người không làm, nhưng không có họ không được, thiếu họ là mất tất cả. Người bình thường làm thì được quý trọng, không làm thì không ai nhớ đến nữa. Tệ hơn, có người làm chết xác mà không được gì, cuối cùng thân tàn ma dại là đi vào con đường ma.

Tóm lại, đi trên lộ trình Phật đạo, chúng ta nghĩ và làm theo Phật và Bồ-tát để nuôi lớn căn lành của mình, cuối cùng không làm nhưng được người quý trọng là căn lành đã đầy đủ. Cầu Phật gia hộ cho quý vị nuôi lớn căn lành của mình trên bước đường cầu đạo giác ngộ giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm