Phải chăng người hiền là có đức?
Hỏi: Thưa thầy, người hiền phải là người có đức hay không? Đáp: Hiền là có đức, có đức mới hiền được. Người hiền lành họ tu sâu dày lắm.
Chúng ta cần phân biệt giữa hiền và khờ như thế này: Ví dụ một người không biết làm gì hết, không biết phản ứng hay phải có thái độ nào khi gặp mọi tình huống khác nhau thì đó là người khờ. Do đầu óc không nhanh nhạy, lờ đỡ chứ không phải là hiền. Gặp hạng người này, chúng ta đừng nghĩ họ hiền. Rất nhiều người lầm khi thấy một người khờ tưởng là hiền, vì có khi thấy khờ khờ đó nhưng gặp chuyện lại nổi cộc lên, quậy tan nát.
Còn người hiền thật sự, họ rất có trí tuệ, thấy hiền hiền vậy mà khi đụng chuyện họ rất cứng rắn.
Trong đời sống lúc nào cũng nhường nhịn, không tranh cãi với ai, thích giúp người. Nhưng chuyện gì họ biết là sai rồi là cương quyết bảo vệ lẽ phải tới cùng. Đó mới là người hiền.
Hỏi: Thưa thầy, vậy dựa tiêu chuẩn nào để đánh giá là người có đức?
Đáp: Người có đức, trước hết phải có tâm thương yêu con người. Đồng thời biết tôn kính Thần Thánh, biết kính những người đáng kính, và vô cùng khiêm cung, không kiêu mạn. Từ công hạnh này có rồi thì vô số những đức hạnh khác sẽ mở ra dễ dàng. Rồi họ làm được nhiều điều phước chứ không gây tổn phước, đó là người có đức.
Khi người có đức bắt đầu thành cái quả rồi, họ ở đâu cũng có người thương mến, quý trọng. Còn lúc cái đức chúng ta đang tu, nó chưa thành cái quả thì mình chưa được vậy. Tuy chúng ta vẫn đang tôn kính Tam Bảo, vẫn thương yêu con người, vẫn khiêm tốn, vẫn giúp đỡ… nhưng mình ở chỗ nào người ta cũng không quan tâm lắm. Họ không tôn trọng ý mình nhiều, tức là cái đức chưa thành cái quả.
Hỏi: Thưa thầy, thế thì người hiền có đủ điều kiện là người có đức không?
Đáp: Ranh giới giữa người hiền và người có đức rất gần nhau, nên người ta hay nói hiền đức là như vậy.
Người có đức vẫn là người hiền. Ngược lại, người hiền là người dễ có đức.
Chúng ta gặp người hiền, dễ khởi tâm thương mến họ. Riêng người có đức, ngoài việc được cảm mến còn thêm sự kính trọng của người khác.
Giới Định Tuệ.
Namo Buddhaya.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm