Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/07/2022, 07:07 AM

Phải mất bao lâu để đạt được sự an nhiên tự tại

Khi con hỏi Thầy phải mất bao lâu để đạt được sự an nhiên tự tại, tức con vẫn còn ý niệm thời gian, nghĩa là vẫn còn tư tưởng “muốn trở thành”.

Tư tưởng muốn trở thành chính là ÁI, THỦ, HỮU – cái gốc sinh tử trong thập nhị duyên sinh.

Thí dụ như con thấy vọng khởi và muốn dẹp nó đi để có khoảng lặng nhiều hơn thì đó chính là ái - thủ - hữu. Cái con cho là “vọng” thực ra là pháp Vô nhân, Vô ngã, Tự sinh, Tự diệt:

+ Có thể đó là pháp tự nhiên theo định luật tâm.

+ Có thể là quả của nhân quá khứ do định luật nghiệp.

Còn cái ý con khởi lên cho đó là vọng rồi muốn diệt nó đi mới chính là Hữu nhân, Hữu ngã (chủ ý tạo tác của cái Ta), cho nên nó mới tạo ra thời gian và sinh tử (ái-thủ-hữu --> sinh-lão-tử).

Quả thì chỉ là sinh diệt tự nhiên, còn nhân mới tạo ra sinh tử luân hồi.

An nhiên tự tại đời thong dong

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Pháp sinh diệt là "trạng thái", còn thấy rõ bản chất thực tánh của nó, hay khởi tâm xử lý trạng thái ấy là "thái độ". Trạng thái yên lặng hay trạng thái sinh diệt không quan trọng mà chủ yếu là thái độ thấy biết (Vipassanā, Kiến tánh).

+ Nếu thấy biết đủ thanh tịnh trong sáng để nhận ra sự sinh diệt hay yên lặng của mọi trạng thái thì đó là tri kiến thanh tịnh.

+ Còn nếu trong thấy biết còn khởi lên khái niệm sinh diệt là "vọng", yên lặng là "chơn" thì liền có ý phê phán, kiểm duyệt, loại bỏ, giữ lấy… tức đã có ý đồ của bản ngã tham sân can thiệp thì liền rơi vào tiến trình ái-thủ-hữu của luân hồi sinh tử.

Khi con thấy biết một trạng thái (thân, thọ, tâm hay pháp) thì trong thấy chỉ thấy, trong biết chỉ biết mà không có cái Ta lăng xăng giải quyết xen vào thì ngay đó không còn khái niệm, tư tưởng, thời gian và sinh tử… làm sao còn ý niệm bao lâu mới đạt được một trạng thái để rồi lại rơi vào sinh tử?

Con ạ, sự yên lặng của thái độ trước mọi sinh diệt của trạng thái mới là sự tịch tịnh của Niết-bàn.

Chúc con thường thấy biết như thị...!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm