Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/11/2024, 08:08 AM

Phạm hạnh của thí chủ quyết định phước báu cúng dường

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến câu hỏi của ông Bà-la-môn Devahita.

Một hôm, đức Thế Tôn bị chứng khó chịu trong người, liền bảo Tôn giả Upavàna đến nhà người Bà-la-môn tên Devahita xin nước nóng. Tôn giả đến, nói rõ chứng bệnh của đức Phật và xin ông Bà-la-môn nước nóng. Ông nghe vậy vô cùng hoan hỉ:

- Thật may mắn cho tôi quá, được dịp cúng nước nóng cho bậc Giác ngộ Vô thượng.

Ông lấy nước nóng và một bình mật mía đưa Tôn giả, ra lệnh cho một gia nhân mang phụ nước nóng đi.

Tôn giả thỉnh Phật tắm nước nóng, và pha mật bằng nước ấm cho Ngài dùng. Ngay sau đó cơn đau của Ngài dịu xuống.

Ông Bà-la-môn thầm nghĩ: "Người ta nên cúng dường ai để được phước lớn? Ta sẽ hỏi đức Thế Tôn".

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ông đến gặp Phật và đọc một bài kệ:

Bố thí ai phước lớn?

Ai nên được cúng dường?

Thí chủ phải thế nào?

Mới được phước vô lượng?

Ðức Phật dạy:

- Một người Bà-la-môn như sau, cúng dường sẽ được phước báo rất lớn.

Ngài nói kệ:

(423)

Ai biết được đời trước,

Thấy thiên giới, đọa xứ,

Ðạt được sanh diệt tận,

Thắng trí, tự viên thành,

Bậc mâu-ni đạo sĩ,

Viên mãn mọi thành tựu,Ta gọi Bà-la-môn.

Phần kết: Ðấng Pháp Vương Vô Thượng chánh đẳng chánh giác đã đạt đến Niết-bàn tối thượng. Những bài kệ Pháp Cú này được thốt ra từ kim khẩu của bậc Thánh Trí Ðại hùng Ðại lực ấy.

Ngài đã dạy Tứ Ðế bằng 423 bài kệ. Và có đến 299 câu chuyện ra đời.

Ðược sống trong ngôi tu viện do triều đình xây cất tại khuôn viên hoàng cung đức vua Sirikùta, lòng tôi tràn ngập sự biết ơn.

Tôi biên soạn nên tập chú giải đúng đắn này về các bài kệ ấy, gồm 72 phần, để dễ bề đọc tụng, hoặc kể.

Phù hợp với ý và lời của các bài kệ, đặt cơ sở trên chánh pháp độ sanh của bậc Ðạo sư trời và người.

Với công đức cúng dường này, xin nguyện cho tất cả ước vọng chính đáng của hết thảy chúng sanh được thành tựu, đơm kết thành hoa ngọt trái lành.

Xin chúc chư vị được thịnh vượng, an lạc và thân thể khang kiện!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phạm hạnh của thí chủ quyết định phước báu cúng dường

Kiến thức 08:08 16/11/2024

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến câu hỏi của ông Bà-la-môn Devahita.

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10

Kiến thức 15:04 15/11/2024

Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Thiền trong mỗi phút giây 

Kiến thức 14:37 15/11/2024

Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.

Hóa nhân thuyết pháp

Kiến thức 10:52 15/11/2024

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Xem thêm