Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/10/2019, 08:13 AM

Pháp Tam vô lậu học (I)

Giới luật là cơ bản xây dựng nền tự do hạnh phúc thiết thực cho nhân loại thật vô cùng hữu hiệu. Vì vậy nếu ai nghiêm trì Giới luật sẽ được mau ra khỏi sinh tử sớm lên bờ giác.

 >>Kiến thức

Khế Kinh có nói : “Nhơn thọ Phật giới tức nhập Phật vị”, Pháp ngữ ấy vô cùng quan trọng, đủ chứng minh rằng : Giới pháp Phật dạy rất bình đẳng, có công đức siêu việt và Pháp ngữ ấy được đức Phật công bố ngay từ buổi ban đầu trong Pháp hội Hoa Nghiêm.

Do đó, là đệ tử Phật không luận xuất gia hay tại gia nếu ai thành tâm tịnh ý phát nguyện lãnh thọ Giới pháp, tức nhiên con đường giải thoát không thể không đạt đến. Ngoại trừ những hành giả không tinh tấn tu học và tín tâm không vững chắc thì dễ rơi vào cảnh thương đau trong Tam giới. Vì thế mà chúng ta có nhiều pháp môn tu học, nhưng không có pháp môn nào thiếu phần Giới học, Định học, Tuệ học.

Danh mục và Đức dụng Tam Vô Lậu học

Danh mục:

Giới vô lậu học – Nhiếp luật nghi giới.

Định vô lậu học – Nhiếp thiện pháp giới.

Huệ vô lậu học – Nhiêu ích hữu tình giới.

Giới luật là cơ bản xây dựng nền tự do hạnh phúc thiết thực cho nhân loại thật vô cùng hữu hiệu. Vì vậy nếu ai nghiêm trì Giới luật sẽ được mau ra khỏi sinh tử sớm lên bờ giác.

Giới luật là cơ bản xây dựng nền tự do hạnh phúc thiết thực cho nhân loại thật vô cùng hữu hiệu. Vì vậy nếu ai nghiêm trì Giới luật sẽ được mau ra khỏi sinh tử sớm lên bờ giác.

Định nghĩa về Đức dụng Tam Vô Lậu học:  

Tam Vô lậu Học là ba môn học không lọt rớt. Còn hữu lậu nghĩa là lọt rớt, là phiền não còn rơi rớt lại trong sinh tử luân hồi. Vô lậu nghĩa là không hư hỏng, không rơi, không nhiễm ô. Nói đúng hơn Vô lậu là pháp diệt trừ phiền não khiến cho ba nghiệp của hành giả được thanh tịnh, được giải thoát, an ổn.

Bài liên quan

Trong Kinh Di Giáo đức Thế Tôn trước khi nhập Niết-bàn với những lời huấn thị tha thiết : “Này chư Tỳ kheo! Sau khi Như Lai diệt độ, các ngài phải trân trọng tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa, trì giới này như người đi trong đêm tối gặp được đèn sáng, như người nghèo được của báu, như kẻ đi xa được về nhà. Các Thầy phải biết pháp ấy là bậc Đạo sư duy nhất của các Thầy. Vì Như Lai có thường trú ở đời lâu hơn nữa thì cũng giáo huấn các Thầy bằng những pháp Vô lậu giải thoát ấy, chớ không có pháp nào khác hơn. Cho nên, các Thầy phải nhất tâm giữ gìn tịnh Giới”.

Giải thích nghĩa Tam Vô Lậu học

Tam vô lậu học là ba môn học về Giới, Định, Huệ.

Giới vô lậu    

Giới là Pháp chánh thuận giải thoát, nên có tên là Ba-la-đề-mộc-xoa có nghĩa là Biệt giải thoát, Bảo giải thoát. Biệt giải thoát là ai giữ được Giới nào thì giải thoát giới đó, còn Bảo giải thoát là bảo đảm người nào giữ Giới luật hoàn toàn thanh tịnh thì nhất định thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cũng gọi là Thanh lương xứ hay an lạc xứ.

Do đó, người không giữ giới thanh tịnh thì các công đức vô lậu không thể phát sinh. Vì tịnh giới là nơi yên ổn nhất, là nơi an trú yên ổn nhất cho tất cả mọi người và tất cả công đức vô lậu cũng từ đó mà hiển lộ. Giới luật Phật chế là căn cứ trên trí huệ sáng suốt thấy xa ba đời cùng những vô biên hữu tình chúng sinh ba cõi, với lòng từ bi vô bờ bến để không thương tổn kẻ khác, đó là sự thật theo tiêu chuẩn lẽ phải bình đẳng và chân lý. Cho nên, nơi nào có Giới luật thì nơi đó có lẽ phải, sự thật công bằng và chân lý mới được trường tồn. Vì vậy Kinh, Luật, Luận đều nói : “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn”. Nên nói :

“Giới là ngọn đèn soi sáng các chỗ tối tăm.

Giới là con đường tắt đi về cõi nhơn thiên,

Giới là cửa ngỏ đi vào cảnh  Niết-bàn,

Giới là thuyền bè đưa người qua sông mê bể khổ,

Giới là đất bằng, đất tốt muôn vật từ đó phát sinh,

Giới là chuỗi anh lạc để trang nghiêm Pháp thân    

Giới là Thánh trí để ngăn ngừa giặc vô minh phiền não.

Giới là tướng giới để ngăn ngừa giặc tham, sân nổi dậy”.

Trong Kinh Niết bàn đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng phải giữ giới mới được thành Phật”.

Trong Kinh Niết bàn đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng phải giữ giới mới được thành Phật”.

Giới luật quan trọng như thế nên được đứng đầu trong  ba môn Vô lậu học mà cũng là cửa ngỏ đi vào Niết bàn. Có thể nói Giới luật là cơ bản xây dựng nền tự do hạnh phúc thiết thực cho nhân loại thật vô cùng hữu hiệu. Vì vậy nếu ai nghiêm trì Giới luật sẽ được mau ra khỏi sinh tử sớm lên bờ giác. Thế nên, tùy trình độ căn cơ của chúng sinh, đức Phật nói Giới luật có ba thứ lớp như sau :

Tại gia : gồm có Tam quy ngũ giới, Bát quan trai giới và Thập thiện giới.   

Xuất gia : gồm 10 giới Sa di và sa di ni, Thức-xoa-ma-na-giới, Tỳ kheo Bắc tông 250 giới, Tỳ kheo Nam tông 277 giới, Tỳ kheo ni 348 giới.

Bài liên quan

Đạo tục thông hành (Giới Bồ tát ): xuất gia, tại gia đều cùng giữ Tam tụ tịnh giới của Bồ tát gồm 10 giới trọng, 48 giới khinh. Nhưng Bồ tát tại gia chỉ cần giữ 6 giới trọng và 26 giới khinh là đủ. Vậy Tam tụ tịnh giới là gì?  

a. Nhiếp luật nghi giới : là đoạn trừ tất cả điều ác về thân, khẩu, ý. Trong Kinh Tăng Nhất có dạy : “Hãy giữ gìn cửa miệng, tự tịnh ý chí mình, thân không làm các điều ác, nếu làm được như vậy, là chánh đạo của Thế Tôn”. Do thành tựu Nhiếp luật nghi giới nên chứng được quả Đoạn đức (Chư ác mạc tác).

b. Nhiếp thiện pháp giới : là tu tập tất cả những điều thiện ở thân, khẩu, ý như Lục độ vạn hạnh, Tứ nhiếp pháp, ngũ minh … Do tu Nhiếp thiện pháp giới nên được Trí đức (Chúng thiện phụng hành).

c. Nhiêu ích hữu tình giới : là làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Vì phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật. Do thành tựu Nhiêu ích hữu tình giới nên được ân đức đại từ bi, chứng Ứng hóa thân (Lợi lạc quần sinh).

Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay sở dĩ bị sinh tử luân hồi là vì phiền não luôn dấy động, vọng tâm cứ chạy theo vọng trần tạo không biết bao nhiêu nghiệp chướng. Ngày nay, nhờ có giới nên chế ngự được vọng tâm, nhiếp hộ các căn không cho chạy theo vọng trần. Do đó tâm được yên tức được Định, do Định phát Huệ, vì trí huệ sinh nên đoạn trừ vô minh phiền não, thoát khỏi sinh tử luân hồi chứng quả Bồ đề Niết bàn. Trong Kinh Niết bàn đức Phật khẳng định : “Tất cả chúng sinh  đều có Phật tánh, nhưng phải giữ giới mới được thành Phật”.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm