Phật Đản sinh - Một sự xuất hiện vi diệu
Lâm-tỳ-ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời chư thiên trỗi nhạc, mặt đất rúng động sáu cách, chim muông ca hát reo vui, cây cối nở hoa đón chào, lòng người vô cùng hoan hỷ.
Một đám rước linh đình, xa giá đưa Thái tử hồi cung trong niềm hân hoan tột bậc của vương triều và thần dân Ca-tỳ-la-vệ.
Ngài “xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”.
Đức Phật ra đời dưới cội vô ưu, nơi không phiền muộn. Hoa sen tinh khiết không vướng lụy trần nâng bảy bước chân Ngài ca khúc khải hoàn “thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn”, bậc tôn quý trong trời đất. Chỉ có bậc Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ, thị hiện Đản sanh, thành Phật mới đủ phước đức và thần lực làm nên sự kiện hi hữu này.
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo:
- Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác.
- Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu, khó gặp được ở đời. Một người, khi xuất hiện ở đời, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác.
(Kinh Tăng Chi Bộ, chương 1, phẩm Một người, phần Như Lai [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.46)
Ngài xuất hiện ở đời, thế giới reo vui, tin lành đến vạn nẻo. Thần dân không hề có lo sợ, không có cuộc bố ráp hay vây bắt nào và không có trẻ em nào sanh cùng thời bị giết hại… Chỉ có những nụ cười trên môi khi tin lành Đản sanh truyền đến, ngoại trừ những giọt nước mắt già nua, quéo quắt trên mặt tiên nhân A-tư-đà. Vừa cười lại vừa khóc, cười vì A-tư-đà mừng cho tương lai của thái tử và khóc tủi phận mình kém phước không trụ thế đến ngày diện kiến sự thành đạo của Thế Tôn.
Không lâu sau, dưới cội Bồ đề, bên dòng sông Ni-liên-thiền, Bồ-tát Tất-đạt-đa trở thành đấng Giác ngộ, bậc tôn quý nhất, độc tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã (kết quả của thiền quán) mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh tử. Thế Tôn trở thành bậc Thiên nhân sư, thầy của trời người. Không chỉ loài người được ân hưởng tuệ giác Bát-nhã soi đường hướng đến và chứng đạt giải thoát mà ngay cả Thiên chủ, vị thần linh tối thượng cùng với thiên chúng cũng đều quy ngưỡng và xưng tôn.
Ngày nay, nhân loại đều ghi nhận những giá trị tuệ giác của Đạo Phật trong việc thiết lập hòa bình. Hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm mỗi cá nhân, giữa các đoàn thể, cộng đồng, sắc tộc, tôn giáo và các quốc gia trên toàn thế giới đang là nhu cầu vô cùng quan trọng. Cội rễ của những xung đột, tranh chấp, nguồn gốc của mọi khổ đau đều phát xuất từ chấp ngã. Vì thế, vô ngã là tuệ giác lớn có thể cứu tinh cho nhân loại, buông bỏ cái tôi cá nhân mới có thể thấu hiểu và yêu thương. Thế Tôn, bậc đã vượt thoát ngã chấp, xóa sạch tham sân si, xứng đáng được trời người xưng tán là bậc tôn quý trong đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm