Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/01/2019, 11:00 AM

Phật dạy: Cứu 1 mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ hay câu chuyện sức mạnh của lòng tốt

Trong đạo Phật thường nói đến tình thương và sự hiểu biết, hay từ bi và trí tuệ phải đi đôi với nhau. Lòng tốt thuộc về từ bi, lòng tốt muốn có giá trị, muốn phát huy tác dụng cần phải có hiểu biết và khiêm nhường. Do vậy, làm thế nào để sử dụng lòng tốt đúng cách là việc không đơn giản.

> LỜI PHẬT DẠY

Sức mạnh của lòng tốt khiến nhiều số phận thay đổi

Bài liên quan

Năm 2018 đã trôi qua với rất nhiều biến cố đau buồn trên khắp thế giới. Nhưng vẫn còn đó tình yêu thương của con người luôn hiện hữu và tồn tại ở mọi nơi, khiến chúng ta có thêm niềm tin về lòng nhân ái và tương lai tốt đẹp của xã hội loài người. Đơn cử là một trong những câu chuyện về lòng tốt gây xúc động nhất năm qua, câu chuyện về cặp vợ chồng người Sài Gòn đã dứt khoát bỏ ý định mua ôtô, để đủ điều kiện kinh tế nuôi một em bé không manh áo ở vùng cao Thanh Hóa.

Cuối năm 2017, một tài xế Hà Nội chở hàng qua Mường Lát (Thanh Hóa) vô tình bắt gặp một bé gái trần truồng, một mình chơi đùa với đất cát giữa trời lạnh nên đã quay video đăng lên trang cá nhân, kèm lời kêu gọi ai đó cho bé một đôi chân để đi. Video sau đó được lan truyền trên mạng. Bé gái tên Pàng, 6 tuổi, sinh ra trong gia đình có 4 anh chị em, cha mất hơn một năm trước, mẹ bị bệnh tâm thần. Riêng Pàng bị tật hai chân, phải lết bằng đầu gối và tay.

Ở quận 7, TP.HCM, vợ chồng chị Ngọc Phương và anh Quốc Tín đang có một gia đình hạnh phúc với hai con, cùng một công ty thiết kế thời trang. Chị Phương đang mang thai lần ba. Hai vợ chồng tính Tết đó sẽ đổi tivi đời mới, ôtô đắt tiền. Song, khi thấy hình ảnh bé gái không manh áo, chị Phương vô cùng thương xót. Chị bụng mang dạ chửa cùng chồng vượt hàng nghìn km lên vùng cao Thanh Hóa xin đưa Pàng về chữa trị. Họ thôi ý định đổi xe, đổi tivi, để chữa bệnh cho em.

Bé Pàng lúc được phát hiện và khi được mẹ Phương nhận nuôi.

Bé Pàng lúc được phát hiện và khi được mẹ Phương nhận nuôi.

"Ngày 22/1: Pàng xuất viện, về với Ba Mẹ, Jerry và Retty. Kết thúc những chuỗi ngày đau đớn với các căn bệnh trong nội tạng của con, chúc con khoẻ mạnh nhé... Cô gái kiên cường của mẹ.

Ngày 2/2: Con đã cắt chỉ vết mổ và vết thương con cũng đã lành. Sẵn sàng cho quá trình tìm lại đôi chân rồi nhé các bác sĩ ơi!

Ngày 9/2: Hôm nay, Pàng được nẹp chân để tập đi rồi nhé cô chú ơi! Cố lên cố lên nha con.

Ngày 1/3: Sau 2 tháng, Pàng tập đi những bước đi đầu đời của con"...

Chị Phương đã lưu lại hành trình của Pàng mỗi ngày như thế trên trang cá nhân. Hơn 2 tháng sau khi bé Pàng được vợ chồng chị Phương đưa về TP.HCM, mẹ ruột bé Pàng đột ngột qua đời vào tháng 3/2018, anh chị quyết định nhận nuôi Pàng đến năm 18 tuổi. Cô bé được cha mẹ nuôi đưa đến các Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật để tập vật lý trị liệu.

Em bé Mường Lát được nhận nuôi đến năm 18 tuổi.

Em bé Mường Lát được nhận nuôi đến năm 18 tuổi.

Bài liên quan

Theo quán niệm nhà Phật, hành động cứu bé Pàng trong cơn nguy cấp của vợ chồng chị Phương, anh Tín là vô uý thí. Người tu hạnh vô úy thí sẽ sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội và xem trọng đời người, giúp thay đổi đời người. Vô úy thí có giá trị rất lớn lao hơn cả pháp thí và tài thí, đây là 3 loại bố thí lòng tốt trong nhà Phật. Trong đó, pháp thí là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Tài thí là giúp người khác bớt túng thiếu về vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. 

Câu chuyện của bé Pàng được ca ngợi như truyền kỳ về tấm lòng nhân hậu của vợ chồng chị Phương và anh Tín. Chính nhờ lòng tốt của vợ chồng anh, bé gái không manh áo lết đi giữa trời đông đã chập chững bước đầu tiên. Không còn quỳ sạp trên nền đất, vồ vập lấy đồ ăn khi được cho, bé Pàng năm nay ở trong ngôi nhà xinh đẹp có mẹ cha, anh chị yêu thương. Từ chỗ không đứng được, giờ bé đã đứng được và đang tập đi những bước đầu tiên với sự hỗ trợ của xe đẩy. Bé cũng bắt đầu được học chữ. Lòng tốt đã khiến cuộc sống của bé Pàng thay đổi. 

Lòng tốt kết hợp với hiểu biết tạo thành sức mạnh

Bài liên quan

Lòng tốt, ấy là phần thiện lương tốt đẹp trong nhân cách con người, được bộc lộ qua cách con người cư xử với nhau, sẻ chia, nâng đỡ và gắn kết nhau trong cuộc sống. Về lý thuyết, người có lòng tốt luôn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; luôn nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi về mình, không ganh ghét, đố kỵ, không nghĩ xấu hay đem những điều xấu xa để nói về người khác… Còn cụ thể, biểu hiện của lòng tốt theo như các cuốn sách đạo đức thường dạy học trò ấy là việc dắt người già qua đường, nhặt được của rơi trả người đánh mất, cứu giúp người bị nạn, đối xử công bằng với mọi người, mở lòng từ bi, bác ái đời mình làm việc thiện… Chúng ta có thể nhìn thấy lòng tốt ở khắp nơi, hiện diện trong những con người dung dị nhất, ở mọi hoàn cảnh, vùng miền. Và những điều cao đẹp của lòng tốt có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, ngay lập tức, vô điều kiện…

Nhiều người xem lòng tốt chính là thứ của cải vô giá, nó rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống con người. Lòng tốt khi được biến thành hành động có ích trong thực tế sẽ đem lại giá trị vật chất và tinh thần cho cá nhân con người và cộng đồng xã hội. Lòng tốt cũng chính là tài sản tinh thần nên với dù là người cho hay nhận đều thấy hân hoan, vui vẻ. Lòng tốt như một sợi dây kết nối vô hình mang con người đến gần nhau, và từ đó nhân rộng lên.

Lòng tốt, sự tử tế như một sợi dây kết nối vô hình, đưa con người xích lại gần nhau hơn.

Lòng tốt, sự tử tế như một sợi dây kết nối vô hình, đưa con người xích lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên việc sử dụng lòng tốt, biến lòng tốt thành những hành động cụ thể để làm lợi ích cho người khác là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết. Bởi, nếu đi cùng với hiểu biết, lòng tốt và sự nhiệt tình rất đáng yêu; nhưng nếu không đi cùng với hiểu biết, đôi khi lòng tốt và sự nhiệt tình trở nên đáng sợ. Nói như Robert A. Heinlein - nhà văn gạo cội trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng người Mỹ, “lòng tốt thiếu đi sự khôn khéo luôn luôn chẳng khác gì cái ác”.

Không khó để đưa ra những dẫn chứng trong cuộc sống hàng ngày về cái gọi là lòng tốt, sự nhiệt tình đi kèm với thiếu hiểu biết dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Ví dụ, đến mùa Vu Lan hằng năm, nhiều người thường mua chim, cá về phóng sinh nhằm tạo phước cho bản thân và giúp cho tâm bình an. Thế nhưng ít ai để ý rằng, khi mua chim về phóng sinh thì người phóng sinh lại vô tình tạo nghiệp ác cho người bắt chim đem bán. Và vì thế, liệu có quá lời nếu xem câu nói của nhà soạn kịch Hy Lạp và người đại diện nổi tiếng nhất của hài kịch Athen cổ đại Menander như một chân lý về khởi nguồn của cái ác đó là do... lòng tốt quá thừa thãi?

Phóng sinh đúng cách để có phúc nhiều, họa ít.

Phóng sinh đúng cách để có phúc nhiều, họa ít.

Mặc dù lòng tốt là cần thiết trong mọi hoàn cảnh, tuy nhiên phải được đặt đúng nơi đúng chỗ. Tâm lương thiện phải đi kèm với đầu tỉnh táo. Điều đầu tiên khi sử dụng lòng tốt, ta xác định rõ thông tin về đối tượng cần giúp đỡ để tránh bị lừa gạt hay nhầm lẫn đáng tiếc. Đặc biệt là khi giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn nào đó, ta cần nghĩ đến việc giúp họ cách thoát khỏi cái nghèo, cái khổ, thay vì chỉ giúp về vật chất đơn thuần. 

Phật dạy về sự khiêm nhường trong lòng tốt

Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy làm việc thiện nhưng không được chấp công, hóa độ mà thấy mình không hóa độ. Nghĩa là khi làm từ thiện, chúng ta phải biết tôn trọng người mình giúp, không có ý coi thường. Khi trao quà, phải hết sức vui vẻ, trân trọng và khiêm hạ. Khi tặng những món quà vật chất nên gửi kèm theo những câu đạo lý để giúp người tin sâu nhân quả, biết yêu thương lẫn nhau, biết chịu cực giúp người, giúp đời. Đó là điều thiện hoàn hảo. Khi người được giúp biết làm phước, suy tư đạo đức, thì theo nhân quả, ta không chỉ cứu họ 15 ngày, mà cứu họ đời đời, kiếp kiếp.

Khi mình làm từ thiện, giúp người thì theo Nhân quả mình sẽ được giàu sang, quả báo lành sẽ tới nhưng đừng nghĩ đến, chỉ giúp vì tình yêu thương, trân trọng con người. Khi quả báo tới hãy nguyện với Phật sẽ dùng phước này để hồi hướng cho khắp mọi người, đem phước đó giúp đời, giúp người tiếp. Và phải luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để làm phước, một việc thiện nhỏ cũng không được phép bỏ qua. Tóm lại, người con Phật trong tu tập và phụng sự biết sử dụng lòng tốt đúng cách, phối hợp nhịp nhàng giữa sự nhiệt tình, hiểu biết và lòng khiêm nhường thì chắc chắn sẽ lợi lạc cho người, cho mình một cách thiết thực trong hiện tại và cả mai sau.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tổ chức khóa tu mùa hè không quá 7 ngày, đảm bảo 3 nội dung sinh hoạt

Phật giáo và người trẻ 08:53 02/04/2024

Theo đó, đối tượng tham gia bao gồm Phật tử, sinh viên, học sinh, đoàn sinh Gia đình Phật tử có độ tuổi từ 12 đến 25 tuổi.

Nhật ký những ngày ở bệnh viện, bên bờ sanh tử chúng ta nên làm gì?

Phật giáo và người trẻ 19:50 01/04/2024

Xin lỗi các chư vị đồng tu, tôi vẫn là phàm phu, hiểu được cuộc đời vô thường - Sanh lão bệnh tử là những nỗi khổ ai cũng phải trải qua không trước thì sau, nhưng khi đối diện vẫn cảm thấy khó khăn quá. Nhìn chồng đang nằm trong phòng kính. Anh vẫn tỉnh, miệng vẫn lép nhép niệm Phật.

Người mẹ trì tụng kinh Địa Tạng siêu độ vong linh thai nhi vãng sanh

Phật giáo và người trẻ 17:50 01/04/2024

Nguyện những ai thấy nghe, những ai từng mắc nghiệp phá bỏ thai nhi, hãy tín tâm tin sâu Phật Pháp, phát tâm ăn năn sám hối lỗi lầm quá khứ.

Ca sĩ Phật tử Sa Huỳnh: "Được gặp Đức Dalai Lama là hạnh phúc lớn với tôi"

Phật giáo và người trẻ 11:12 20/03/2024

Ba ngày trước, trong chuyến hành hương đất Phật (Ấn Độ), ca sĩ - Phật tử Sa Huỳnh đã được diện kiến Đức Dalai Lama tại trú xứ của ngài ở Dharamshala.

Xem thêm